Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Bài 7: Văn bản báo kính cảnh giới
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Bài 7: Văn bản báo kính cảnh giới. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: TÂY TIẾN
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Chọn chữ cái trước câu có đáp án trả lời đúng.
Câu 1: Từ láy “chơi vơi” giúp bạn cảm nhận như thế nào về nỗi nhớ của nhà thơ?
- A. Thấp thỏm, khắc khoải.
- B. Da diết.
- C. Nhạt nhòa.
- D. Dịu êm.
Câu 2: Từ ngữ nào sau đây không gợi tả cảnh rừng núi?
A, Khúc khuỷu.
- B. Thác gầm thét.
- C. Heo hút.
- D. Dãi dầu.
Câu 3: Hình ảnh thiên nhiên rừng núi hiện lên như thế nào trong khổ 1?
- A. Yên bình.
- B. Đầy hiểm trở.
- C. Thơ mộng.
- D. B và C đúng.
Câu 4: Hình ảnh người lính được hiện lên qua những từ ngữ nào trong khổ 3?
- A. Không mọc tóc.
- B. Xanh màu lá dữ oai hùm.
- C. Mắt trừng gửi mộng.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Người lính Tây Tiến hiện lên như thế nào qua khổ 3?
- A. Phải trải qua nhiều khó khăn, gian khổ.
- B. Có ý chí kiên cường, lòng quyết tâm.
- C. Tâm hồn lãng mạn, tài hoa.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Tác giả thể hiện thái độ gì đối với người lính qua khổ thơ thứ 3?
- A. Ngưỡng mộ, biết ơn.
- B. Yêu thích, biết ơn.
- C. Thơ ơ, vô cảm.
- D. Ngưỡng mộ, yêu thích.
II. Tự luận
Câu 1. (2 điểm) Từ “Tây Tiến” được lặp lại bao nhiêu lần trong đoạn trích? Tác dụng của phép lặp ấy là gì?
Câu 2. (2 điểm) Nhan đề Tây Tiến gợi cho em suy nghĩ gì?
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Phần trắc nghiệm
Mỗi đáp án đúng tương ứng với 1 điểm
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | A | D | D | D | D | A |
2. Tự luận
Câu hỏi | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | Từ “Tây Tiến” được lặp lại ba lần trong đoạn thơ. Việc lặp lại ba lần từ “Tây Tiến” trong đoạn thơ cho ta hình dung nỗi nhớ Tây Tiến trong lòng nhà thơ là da diết, nó cứ trở đi trở lại trong lòng nhà thơ. Phép lặp này cũng cho chúng ta ấn tượng sâu sắc về hình ảnh trung tâm của nỗi nhớ trong lòng nhà thơ. | 0,5 điểm 1,5 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | + Bài thơ ban đầu có tên là Nhớ Tây Tiến, sau được đổi là Tây Tiến. Ông đã lượt bỏ chữ nhớ khiến cho nhan đề thi phẩm trở nên cô đọng, tạo ra sự chắc khỏe, rắn rỏi đem đến cho ta hình dung về miền Tây Bắc rộng lớn, thăm thẳm, hùng vĩ. + Tây Tiến có thể hiểu là tên của một binh đoàn, nơi Quang Dũng từng công tác, cũng có thể hiểu là tiến về phía tây, hướng hành quân của binh đoàn Tây Tiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên giới. | 1,0 điểm 1,0 điểm |
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói kên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?... Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rổi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.”
(Trích Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân)
Câu 1: Đoạn văn đề cập đến nội dung gì?
- A. cảnh tượng cho chữ
- B. mùi hương thơm của mực
- C. lời tâm sự của Huấn Cao với thầy Quản
- D. lời khuyên của Huấn Cao
Câu 2: Ta, tôi là những nhân vật nào trong truyện
- A. Viên quản nguc
- B. Huấn Cao
- C. Thầy Quản
- D. Cả 3 ý trên
Câu 3: Từ “Thiên lương” có nghĩa là gì
- A. Bản tính tốt đẹp vốn có của con người
- B. Bản tính tốt do mài dũa
- C. Cả 2 đều đúng
- D. Cả 2 đều sai
Câu 4: Quan điểm thẩm mĩ của tác giả ở đoạn văn trên là gì?
- A. Muốn chơi chữ phải giữ thiên lương
- B. Chơi chữ còn là chuyện cách sống, chuyện văn hóa
- C. Cả 2 đều đúng
- D. Cả 2 đều sai
Câu 5: Ý nghĩa lời khuyên của Huấn Cao là gì? "Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người".
- A. Cái đẹp có thể sản sinh ở nơi đất chết, nơi tội ác ngự trị nhưng không thể sống chung với cái xấu cái ác.
- B. Người ta chỉ xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương.
- C. Cả hai đáp án trên đều đúng.
- D. Cả hai đáp án trên đều sai.
Câu 6: Lời khuyên của Huấn Cao dành cho thầy Quản là gì?
- A. Thay chốn nơi ở
- B. Thoát khỏi nghề coi ngục
- C. Giữ thiên lương cho lành vững
- D. Tất cả đều đúng
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Văn bản được chia làm mấy phần và nội dung chính mỗi phần là gì?
Câu 2: (2 điểm) Lời khuyên của Huấn Cao với viên quản ngục có ý nghĩa gì? Vì sao Huấn Cao lại khuyên viên quản ngục bỏ nghề
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Phần trắc nghiệm
Mỗi đáp án đúng tương ứng với 1 điểm
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | D | B | A | C | C | D |
2. Tự luận
Câu hỏi | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | - Phần 1 (Từ đầu đến …để mai ta dò ý tứ hắn ra sao rồi sẽ liệu): Cuộc trò chuyện giữa viên quản ngục và thầy thơ lại - Phần 2 (Tiếp theo đến …thiếu một chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ): Tấm lòng biệt đãi của viên quản ngục. - Phần 3 (Còn lại): Cảnh cho chữ. | 0,75 điểm 0,75 điểm 0,5 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | - Lời khuyên: Khuyên quản ngục hãy thay chỗ ở để giữ thiên lương bởi vì cái đẹp cần có môi trường phù hợp để được nuôi dưỡng. - Cái đẹp có thể ra đời ở mọi nơi nhưng cái đẹp không thể chung sống với cái xấu xa, cái ác bởi bản chất của cái đẹp là cái thiện. Cái đẹp của văn chương nghệ thuật không thể tách rời cái đẹp của tình người. Vì vậy, muốn chơi chữ trước hết cần phải giữ lấy thiên lương | 0,75 điểm 1,25 điểm |
=> Giáo án ngữ văn 10 chân trời tiết: Văn bản: Bảo kính cảnh giới