Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Bài 7: Văn bản thư lại dụ vương thông

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Bài 7: Văn bản thư lại dụ vương thông. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (có đáp án)

ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: THƯ LẠI DỤ VƯƠNG THÔNG

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Chọn chữ cái trước câu có đáp án trả lời đúng.

Câu 1: Đối tượng bức thư hướng đến là ai?

  • A. Vương Thông.
  • B. Quân sĩ nhà Minh ở Đại Việt.
  • C. Toàn thể nhân dân.
  • D. A và B đều đúng.

Câu 2: Việc tác giả chọn hình thức nghị luận là một bức thư có tác dụng gì?

  • A. Tác động được cả tư tưởng và tình cảm của đối phương.
  • B. Trình bày được hết ý kiến của bản thân.
  • C. Hình thức dễ theo dõi.
  • D. Là hình thức phổ biến thời bấy giờ.

Câu 3: Tại sao việc nói đến mệnh trời lại cân thiết trong bức thư này?

  • A. “Mệnh trời” là điều không ai được đi ngược.
  • B. Vương Thông là người có thể thuyết phục, chắc chẳn sẽ hiểu rõ tư tưởng thiên mệnh của Nho giáo.
  • C. Nhắc đến “mệnh trời” cho thấy sự tất yếu, thuận tự nhiên của việc quân Minh phải thua trận, đồng thời thuyết phục được Vương Thông ra hàng.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Yếu tố nào tạo nên tính chất đanh thép trong đoạn 3?

  • A. Giọng văn mạnh mẽ, dứt khoát.
  • B. Có những lý lẽ, bằng chứng xác đáng.
  • C. Dùng các biện pháp nghệ thuật.
  • D. A và B đúng.

Câu 5: Trong phần 4, tác giả đã gợi ra cho Vương Thông lựa chọn nào?

  • A. Ra hàng.
  • B. Ra hàng, chém lấy đầu Phương Chính, Mã Kỳ đem nộp.
  • C. Gọi viện binh đến.
  • D. Đáp án khác.

Câu 6: Từ việc gợi ra cho Vương Thông sự lựa chọn đã cho thấy cách ứng xử của Nguyễn Trãi, Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn như thế nào?

  • A. Ứng xử nhân nhượng.
  • B. Ứng xử khắt khe.
  • C. Ứng xử trượng phu nhưng cũng rất quyết đoán.
  • D. Ứng xử khéo léo, linh hoạt.

II. Tự luận

Câu 1. (2 điểm) Tác giả đã phân tích tình hình “trước đây” và “hiện tại” của giặc Minh ra sao?

Câu 2. (2 điểm) Nguyên nhân thất bại của giặc gồm những nguyên nhân nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm

Mỗi đáp án đúng tương ứng với 1 điểm

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6
Đáp ánDADDBC

2. Tự luận

Câu hỏiNội dungBiểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

 - Nguyễn Trãi phân tích tình thế “trước” và “hiện nay” của giặc: “Xưa kia Tần thôn tính sáu nước, chế ngự bốn phương, mà đức chính không sửa, nên thân mất nước tan”. “Nay Ngô mạnh không bằng Tần mà hà khắc lại quá không đầy mấy năm nối nhau mà chết, ấy là mệnh trời, không phải sức người vậy”, “huống hồ con cháu vua Trần, mệnh trời đã cho, lòng người đã theo, thì Ngô làm sao có thể cướp được”.

→ Tác giả đưa ra những lí lẽ xác đáng bằng chứng từ thực tế lịch sử như một lời cảnh tỉnh cho giặc tất sẽ thất bại

1,5 điểm

0,5 điểm

Câu 2

(2 điểm)

 + Thứ nhất là lũ  lụt làm giặc hư hại về cơ sở vật chất, tổn thất quân lương.  + Thứ hai,  đường sá, cửa ải đều bị nghĩa quân Đại Việt đóng giữ, không viện binh nào của giặc tới cứu được.  + Thứ ba,  quân mạnh ngựa khỏe của nhà Minh phải dành để đối phó quân Nguyễn phía Bắc nên phía Nam không lo được.  + Thứ tư, phát động chiến tranh liên tiếp nhiều năm làm dân nhà Minh khổ sở, bất mãn.  + Thứ năm, trong triều đình nhà Minh thì bạo chúa, gian thần nắm quyền nội bộ xâu xé nhau.  + Thứ sáu, Nghĩa quân Đại Việt đồng lòng quyết chiến, hăng hái tinh nhuệ, khí giới, lương thực đầy đủ, quân giặc bị vây trong thành thì mệt mỏi nản lòng.

→ Các nguyên nhân cũng được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, đi từ thực tế khó khăn về thiên thời, địa lợi cho đến nhân hòa.  Điều này cho thấy giặc hoàn toàn không có cả “thời” lẫn “thế”.

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,5 điểm

 

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói kên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?... Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rổi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.

(Trích Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân)

Câu 1: Đoạn văn đề cập đến nội dung gì?

  • A. cảnh tượng cho chữ
  • B. mùi hương thơm của mực
  • C. lời tâm sự của Huấn Cao với thầy Quản
  • D. lời khuyên của Huấn Cao

Câu 2: Ta, tôi là những nhân vật nào trong truyện

  • A. Viên quản nguc
  • B. Huấn Cao
  • C. Thầy Quản
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 3: Từ “Thiên lương” có nghĩa là gì

  • A. Bản tính tốt đẹp vốn có của con người
  • B. Bản tính tốt do mài dũa
  • C. Cả 2 đều đúng
  • D. Cả 2 đều sai

Câu 4: Quan điểm thẩm mĩ của tác giả ở đoạn văn trên là gì?

  • A. Muốn chơi chữ phải giữ thiên lương
  • B. Chơi chữ còn là chuyện cách sống, chuyện văn hóa
  • C. Cả 2 đều đúng
  • D. Cả 2 đều sai

Câu 5: Ý nghĩa lời khuyên của Huấn Cao là gì? "Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người".

  • A. Cái đẹp có thể sản sinh ở nơi đất chết, nơi tội ác ngự trị nhưng không thể sống chung với cái xấu cái ác.
  • B. Người ta chỉ xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương. 
  • C. Cả hai đáp án trên đều đúng.
  • D. Cả hai đáp án trên đều sai.

Câu 6: Lời khuyên của Huấn Cao dành cho thầy Quản là gì?

  • A. Thay chốn nơi ở
  • B. Thoát khỏi nghề coi ngục
  • C. Giữ thiên lương cho lành vững
  • D. Tất cả đều đúng

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Văn bản được chia làm mấy phần và nội dung chính mỗi phần là gì?

Câu 2: (2 điểm) Lời khuyên của Huấn Cao với viên quản ngục có ý nghĩa gì? Vì sao Huấn Cao lại khuyên viên quản ngục bỏ nghề

GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm

Mỗi đáp án đúng tương ứng với 1 điểm

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6
Đáp ánDBACCD

2. Tự luận

Câu hỏiNội dungBiểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

 - Phần 1 (Từ đầu đến …để mai ta dò ý tứ hắn ra sao rồi sẽ liệu): Cuộc trò chuyện giữa viên quản ngục và thầy thơ lại  - Phần 2 (Tiếp theo đến …thiếu một chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ): Tấm lòng biệt đãi của viên quản ngục.  - Phần 3 (Còn lại): Cảnh cho chữ.

0,75 điểm

0,75 điểm

0,5 điểm

Câu 2

(2 điểm)

 - Lời khuyên: Khuyên quản ngục hãy thay chỗ ở để giữ thiên lương bởi vì cái đẹp cần có môi trường phù hợp để được nuôi dưỡng.  - Cái đẹp có thể ra đời ở mọi nơi nhưng cái đẹp không thể chung sống với cái xấu xa, cái ác bởi bản chất của cái đẹp là cái thiện. Cái đẹp của văn chương nghệ thuật không thể tách rời cái đẹp của tình người. Vì vậy, muốn chơi chữ trước hết cần phải giữ lấy thiên lương

0,75 điểm

1,25 điểm

=> Giáo án ngữ văn 10 chân trời tiết: Văn bản thư lại dụ vương thông

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay