Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Bài 8: Văn bản đất rừng phương nam

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Bài 8: Văn bản đất rừng phương nam. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (có đáp án)

ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Chọn chữ cái trước câu có đáp án trả lời đúng.

Câu 1: Vì sao tía nuôi khuyên An " không nên giết ong"?

  • A. Vì tía nuôi muốn các con ứng xử tốt với tự nhiên.
  • B. Vì sợ các con nguy hiểm.
  • C. Vì ong vẫn còn bé.
  • D. A và B đúng.

Câu 2: Việc liên hệ, so sánh những cách nuôi ong, lấy mật khác nhau có tác dụng gì?

  • A. Hướng dẫn người đọc cách lấy mật ong sao cho đúng.
  • B. Cho thấy sự đặc biệt của các kiểu tổ ong như vùng U Minh.
  • C. Giới thiệu cho người đọc những cách lấy mật ong.
  • D. Thể hiện sự hiểu biết của tác giả.

Câu 3: Quanh câu chuyện " đi lấy mật", cuộc sống của thiên nhiên, con người phương Nam được cảm nhận, tái hiện qua điểm nhìn của những nhân vật nào?

  • A. An, thằng Cò.
  • B.  An, thằng Cò, má nuôi.
  • C.  An, thằng Cò, tía và má nuôi.
  • D.  An, thằng Cò, tía nuôi.

Câu 4: Trong văn bản trên, lời đối thoại giữa An với các nhân vật (Cò, tía nuôi, má nuôi) có tác dụng gì?

  • A. Giúp cho câu chuyện trở nên thật hơn đối với người đọc.
  • B. Thể hiện rõ tính cách của từng nhân vật.
  • C. Người đọc có được những cái nhìn cụ thể và đầy đủ nhất về thiên nhiên, con người Nam Bộ.
  • D. Tất cả đáp án trên.

Câu 5: Chủ đề của văn bản là gì?

  • A. Công việc đi lấy mật của con người phương Nam.
  • B. Cuộc sống sinh hoạt của con người phương Nam.
  • C. Đặc sản của phương Nam.
  • D. Những nét tính cách đặc trưng của con người phương Nam.

Câu 6: Câu văn nào trong văn bản nêu đánh giá chung về truyện Đất rừng phương Narrn?

  • A. Cùng với thiên nhiên được Đoàn Giỏi vẽ với những màu sắc lộng lẫy, cuồn cuộn, tràn trề sức sống là những con người Nam Bộ với những nét sắc sảo lạ lùng.
  • B. Nhân vật trong Đất rừng phương Nam có nhiều tầng lớp, nhiều ngành nghề như một xã hội thu nhỏ, hoạt động suốt hai triền sông vào rừng U Minh, xuống tận mũi Cà Mau.
  • C. Truyện Đất rừng phương Nam có kết cấu chương hồi kiểu truyền thống: không gian,
  • D. Có thể nói, Đất rừng phương Nam đã nói được cái tinh túy của hồn đất, hồn người một vùng châu thổ Cửu Long Giang.

II. Tự luận

Câu 1. (2 điểm) Cảnh sắc thiên nhiên rừng U Minh được nhà văn tái hiện qua cái nhìn của ai? Nhận xét khả năng quan sát và cảm nhận về thiên nhiên của nhân vật ấy?

Câu 2. (2 điểm) Trong đoạn trích Đất rừng phương Nam, thiên nhiên được miêu tả trong không gian và thời gian nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm

Mỗi đáp án đúng tương ứng với 1 điểm

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6
Đáp ánDBCDAD

2. Tự luận

Câu hỏiNội dungBiểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

Cảnh sắc thiên nhiên được tái hiện qua cái nhìn của nhân vật An.

Qua đó ta thấy khả năng quan sát tinh tế, trong sáng, biết phát hiện, cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên của tác giả.

1,0 điểm

1,0 điểm

Câu 2

(2 điểm)

 - Không gian: rừng tràm U Minh  - Thời gian:  + Buổi sáng: bình yên, trong vắt, mát lành.  + Buổi trưa: tràn đầy ánh nắng, ngây ngất hương thơm hoa tràm, tiếng chim hót líu lo và hàng ngàn con chim bat lên; những loài cây và màu sắc của từng phiến lá, những loài côn trùng bé nhỏ, kỳ lạ; thế giới loài ong nhiều bí ẩn…

→ Vẻ đẹp đầy chất thơ, hoang dã của rừng U Minh, sức sống đa dạng của các loài sinh vật mang đến sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

 

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói kên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?... Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rổi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.

(Trích Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân)

Câu 1: Đoạn văn đề cập đến nội dung gì?

  • A. cảnh tượng cho chữ
  • B. mùi hương thơm của mực
  • C. lời tâm sự của Huấn Cao với thầy Quản
  • D. lời khuyên của Huấn Cao

Câu 2: Ta, tôi là những nhân vật nào trong truyện

  • A. Viên quản nguc
  • B. Huấn Cao
  • C. Thầy Quản
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 3: Từ “Thiên lương” có nghĩa là gì

  • A. Bản tính tốt đẹp vốn có của con người
  • B. Bản tính tốt do mài dũa
  • C. Cả 2 đều đúng
  • D. Cả 2 đều sai

Câu 4: Quan điểm thẩm mĩ của tác giả ở đoạn văn trên là gì?

  • A. Muốn chơi chữ phải giữ thiên lương
  • B. Chơi chữ còn là chuyện cách sống, chuyện văn hóa
  • C. Cả 2 đều đúng
  • D. Cả 2 đều sai

Câu 5: Ý nghĩa lời khuyên của Huấn Cao là gì? "Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người".

  • A. Cái đẹp có thể sản sinh ở nơi đất chết, nơi tội ác ngự trị nhưng không thể sống chung với cái xấu cái ác.
  • B. Người ta chỉ xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương. 
  • C. Cả hai đáp án trên đều đúng.
  • D. Cả hai đáp án trên đều sai.

Câu 6: Lời khuyên của Huấn Cao dành cho thầy Quản là gì?

  • A. Thay chốn nơi ở
  • B. Thoát khỏi nghề coi ngục
  • C. Giữ thiên lương cho lành vững
  • D. Tất cả đều đúng

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Văn bản được chia làm mấy phần và nội dung chính mỗi phần là gì?

Câu 2: (2 điểm) Lời khuyên của Huấn Cao với viên quản ngục có ý nghĩa gì? Vì sao Huấn Cao lại khuyên viên quản ngục bỏ nghề

GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm

Mỗi đáp án đúng tương ứng với 1 điểm

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6
Đáp ánDBACCD

2. Tự luận

Câu hỏiNội dungBiểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

 - Phần 1 (Từ đầu đến …để mai ta dò ý tứ hắn ra sao rồi sẽ liệu): Cuộc trò chuyện giữa viên quản ngục và thầy thơ lại  - Phần 2 (Tiếp theo đến …thiếu một chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ): Tấm lòng biệt đãi của viên quản ngục.  - Phần 3 (Còn lại): Cảnh cho chữ.

0,75 điểm

0,75 điểm

0,5 điểm

Câu 2

(2 điểm)

 - Lời khuyên: Khuyên quản ngục hãy thay chỗ ở để giữ thiên lương bởi vì cái đẹp cần có môi trường phù hợp để được nuôi dưỡng.  - Cái đẹp có thể ra đời ở mọi nơi nhưng cái đẹp không thể chung sống với cái xấu xa, cái ác bởi bản chất của cái đẹp là cái thiện. Cái đẹp của văn chương nghệ thuật không thể tách rời cái đẹp của tình người. Vì vậy, muốn chơi chữ trước hết cần phải giữ lấy thiên lương

0,75 điểm

1,25 điểm

=> Giáo án ngữ văn 10 chân trời tiết: Văn bản 1- Đất rừng phương nam

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay