Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 1: Văn bản "Bánh chưng, bánh giầy"
Dưới đây là giáo án ôn tập bài 1: Văn bản "Bánh chưng, bánh giầy". Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo
Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách chân trời sáng tạo
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ÔN TẬP: BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức
Củng cố khắc sâu kiến thức về văn bản Bánh chưng, bánh giầy mà các em đã được học thông qua các hệ thống câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện…
- Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về văn bản đã học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
Năng lực đặc thù
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Bánh chưng, bánh giầy.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Bánh chưng, bánh giầy.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
- Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Học liệu: Ngữ liệu/ Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
- Nội dung: HS trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ.
- Tổ chức hoạt động:
- GV cho HS quan sát hình ảnh bánh chưng và đặt câu hỏi gợi mở vấn đề: Hãy cho biết Bánh chưng được làm từ những nguyên liệu nào? Em có biết gói bánh chưng không?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới.
- HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC: Ôn tập văn bản “Bánh chưng, bánh giầy”
- Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững những nội dung chính của văn bản “Bánh chưng, bánh giầy”.
- Nội dung: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
NV1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu thảo luận: + Nhóm 1+2: Nhắc lại các sự kiện tiêu biểu của Bánh chưng, bánh giầy. + Nhóm 3+4: Cốt truyện của truyện Bánh chưng, bánh giầy. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm thực hiện nhiệm vụ. GV hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.
NV2: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu thảo luận: + Nhóm 1+2: Nhân vật Lang Liêu – Vị hoàng tử chân thành khéo léo.
+ Nhóm 3+4: Lang Liêu – người anh hùng văn hóa của người Việt Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm thảo luận. GV hỗ trợ khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
NV3: Tổng kết về nội dung và nghệ thuật Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận theo bàn, tổng kết nghệ thuật và nội dung của truyện. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ, GV hỗ trợ khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | I. CỦNG CỐ KIẾN THỨC CHUNG VỀ VĂN BẢN 1. Sự kiện tiêu biểu - Lúc về già, Hùng Vương thứ sáu muốn truyên ngôi cho các con trai của mình. - Nhà vua đưa ra thử thách cho người nối ngôi: Ai tìm được thức ăn ngon lành để bày cỗ dâng Trời, Đất, tổ tiên có ý nghĩa nhất, vua sẽ truyền ngôi cho. - Các lang bắt đầu thực hiện thử thách: các anh trai của Lang Liêu sai người đi tìm của quý trên rừng, dưới biển, làm cỗ thật hậu thật ngon. - Lang Liêu trằn trọc, suy nghĩ về món ăn để dự thi. Chàng được thần mách bảo “ không gì quý hơn hạt gạo” và chỉ hướng làm bánh. Lang Liêu làm theo, sáng tạo nên thứ bánh hình vuông, hình tròn. - Vua cha rất vừa ý với món bánh của Lang Liêu, đặt tên là bánh chưng, bánh giày và đem bánh tế Trời, Đất tổ tiên. Sau đó, vua truyền ngôi cho chàng. - Từ đó, dân ta trăm nghề trồng trọt, chăn nuôi. Mỗi khi tết đến, nha nhà đều làm bánh chưng, bánh giày để dâng cúng Trời, Đất và tổ tiên. 2. Đặc điểm cốt truyện
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Nhân vật Lang Liêu – Vị hoàng tử chân thành khéo léo
2. Lang Liêu – người anh hùng văn hóa của người Việt - Sáng tạo ra BCBG. - Thể hiện sự trân trọng với sản vật nồng nghiệp :lúa gạo, đậu xanh, thịt heo, lá dong… - Khơi nguồn truyền thống làm BCBG ngày tết để thờ cúng Trời Đất, tổ tiên. Lang Liêu là tượng đài của người anh hùng văn hóa trong tâm thức dân gian Việt Nam. III. TỔNG KẾT 1. Nghệ thuật - Các chi tiết tưởng tượng kì ảo nhiều ý nghĩa. - Nhiều chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian. - Kết cấu chặt chẽ, các chi tiết nghệ thuật thực – ảo đan xen hợp lí khiến cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, tô đậm hình ảnh người anh hùng văn hóa của người Việt. 2. Nội dung - Ngợi ca, tôn vinh người anh hùng văn hóa của người Việt. - Tôn trong văn minh nông nghiệp. - Lí giải nguồn gốc làm bánh chưng, bánh giày ngày Tết. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
- Nội dung: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
- Sản phẩm: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
- Tổ chức thực hiện:
NV1: GV phát đề luyện tập theo từng bàn, các bạn trong cùng bàn thảo luận, khoanh vào đáp án đúng:
ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1 Câu 1: Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy thuộc thể loại gì?
Câu 2: Truyện Bánh chưng, bánh giầy thuộc: A. Những câu chuyện truyền thuyết đầu thời đại Hùng VươngB. Những câu chuyện truyền thuyết thời đại nhà Nguyễn C. Những câu chuyện cổ đầu thời đại Lê Sơ D. Những câu chuyện cổ thời đại Lê Sơ Câu 3: Trong truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy, vua Hùng có nhắc đến quân giặc nhiều lần xâm lấn nước ta nhưng bị nhân dân ta đánh bại. Đó là giặc nào?
Câu 4: Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh như thế nào? A. Hùng Vương đã lớn tuổi, muốn truyền ngôi cho con trong hoàn cảnh đất nước yên bình.B. Đất nước có chiến tranh, vua cha phải cầm quân ra trận nên cần người thay mặt mình quản lí đất nước. C. Hùng Vương còn trẻ nhưng muốn chọn người nối ngôi để tránh gây ra tranh giành quyền lực giữa các con. D. Đất nước đối mặt với nguy cơ bị giặc phương Bắc xâm chiếm, vua Hùng muốn tìm người tài giỏi làm vua để chống giặc. Câu 5: Lang Liêu là người như thế nào?
Câu 6: Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy là gì? A. Bánh chưng bánh giầy là thức ăn trang trọng, cao quý nhất để cúng Tổ tiên B. thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công trời đất C. nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước. D. Tất cả đều đúngCâu 7: Vua cha chọn cách nối ngôi như thế nào? A. Chế tạo một đồ vật có ích cho nhân dân B. Làm một món ăn mà vua cha thấy vừa miệng nhất C. Bằng một câu đố để thử tàiD. Làm một bài văn mà vua cha vừa chí nhất Câu 8: Qua cách thức nối ngôi của nhà vua, ta thấy vua Hùng là người thế nào?
Câu 9: Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có nghệ thuật gì đặc sắc? A. Lối kể chuyện dân gian: theo trình tự thời gian; Sử dụng chi tiết tưởng tượng.B. Sử dụng ngôn ngữ đối thoại tài tình. C. Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh, sử dụng yếu tố tưởng tượng kì ảo. D. Xây dựng hình tượng nhân vật oai hùng. Câu 10: Ý nghĩa văn bản Bánh chưng,bánh giầy là... A. Ca ngợi truyền thống yêu nước, yêu thương con người của dân tộc ta. B. Là câu chuyện suy tôn tài năng, phẩm chất của con người trong việc xây dựng đất nước.C. Ca ngợi truyền thống đoàn kết, bền vững và thống nhất của dân tộc ta. D. Truyện ca ngợi ý chí, sức mạnh phi thường của nhân dân ta thời đại Hùng Vương. Câu 11: Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy nhân vật nào là nhân vật chính?
|
Gợi ý đáp án:
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 |
C | A | A | A | D | D | C | D | A | B | D |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 chân trời sáng tạo đủ cả năm