Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời Bài 2: Thực hành tiếng việt

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời Bài 2: Thực hành tiếng việt. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo (có đáp án)

ĐỀ THI 15 PHÚT – THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trạng ngữ là gì?

  • A. Là thành phần phụ của câu, đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu
  • B. Là thành phần phụ của câu, dùng để gọi đáp, làm dấu hiệu cho người nghe chú ý đến cuộc giao tiếp
  • C. Là thành phần phụ của câu, giúp xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,… của sự việc nêu trong câu
  • D. Là thành phần chính của câu, giúp xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,… của sự việc nêu trong câu

Câu 2: Từ nào trong các từ sau đây là từ láy?

  • A. Tôi
  • B. Nghe      
  • C. Bóng mỡ
  • D. Rung rinh

Câu 3: Xác định loại trạng ngữ được sử dụng trong câu sau:

“Đúng lúc rước dâu, không ai thấy Sọ Dừa đâu cả.”

  • A. Trạng ngữ chỉ thời gian        
  • B. Trạng ngữ chỉ địa điểm        
  • C. Trạng ngữ chỉ mục đích
  • D. Trạng ngữ chỉ cách thức       

Câu 4: Xác định loại trạng ngữ được sử dụng trong câu sau:

“Bằng giọng nói dịu dàng, thầy giáo an ủi An.”

  • A. Trạng ngữ chỉ thời gian        
  • B. Trạng ngữ chỉ địa điểm        
  • C. Trạng ngữ chỉ cách thức       
  • D. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

Câu 5: Tìm từ láy trong các từ dưới đây.

  • A. Tươi tốt  
  • B. Tươi tắn 
  • C. Tươi đẹp
  • D. Tươi thắm

Câu 6: Đâu là những từ láy mô phỏng âm thanh?

  • A. Phanh phách, phành phạch, giòn giã, ngoàm ngoạp
  • B. Hủn hoẳn, rung rinh, lấp lánh
  • C. Phanh phách, giòn giã, ngoàm ngoạp, dún dẩy
  • D. Dún dẩy, rung rinh, lấp lánh

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Nêu ra tác dụng của trạng ngữ ấy được sử dụng trong một số câu sau đây:

  • a. Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa, cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.
  • b. Đúng lúc rước dâu, không ai thấy Sọ Dừa đâu.
  • c. Lập tức, vua cho gọi cả hai cha con vào ban thưởng rất hậu.

Câu 2 (2 điểm): Tìm và giải thích các thành ngữ trong câu sau đây:

“Đến ngày lễ Tiên Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tới, chẳng thiếu thứ gì”

 

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào?

  • A. Theo vị trí của chúng trong câu
  • B. Theo các nội dung mà chúng biểu thị
  • C. Theo thành phần chính nào mà chúng đứng liền trước hoặc liền sau
  • D. Theo mục đích nói của câu

Câu 2: Trạng ngữ “Trên bốn chòi canh” trong câu “Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt” biểu thị điều gì ?

  • A. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
  • B. Mục đích của hành động được nói đến trong câu
  • C. Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu
  • D. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu

Câu 3: Từ nào sau đây không phải từ láy?

  • A. Rung rinh         
  • B. Phanh phách     
  • C. Đủng đỉnh
  • D. Điều độ  

Câu 4: Trạng ngữ trong câu sau có ý nghĩa gì?

“Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó.”

  • A. Chỉ thời gian
  • B. Chỉ nơi chốn
  • C. Chỉ nguyên nhân
  • D. Chỉ phương tiện

Câu 5: Tách trạng ngữ thành câu riêng, người nói, người viết nhằm mục đích gì ?

  • A. Làm cho câu ngắn hơn
  • B. Làm cho nòng cốt câu được chặt chẽ
  • C. Để nhấn mạnh, chuyển ý hoặc thể hiện những cảm xúc nhất định
  • D. Làm cho nội dung của câu dễ hiểu hơn

Câu 6: Trong những câu sau, câu nào có trạng ngữ đứng giữa câu?

  • A. Con đã đi học từ ba năm trước, hồi mới ba tuổi vào lớp Mẫu giáo, đã biết thế nào là trường, lớp, thầy, bạn
  • B. Đằng đông, trời hửng dần
  • C. Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ
  • D. Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Tìm và giải nghĩa các thành ngữ có trong các câu sau:

  • a. Rồi chiều đến, tự nhiên chị thấy máy mắt thì đâm lo thành ra ruột nóng như cào.
  • b. Giấy tờ ai dám đưa cho ông cụ ruột để ngoài da ấy.
  • c. Thật không muốn có chuyện lôi thôi trong nhà, đành nhiều khi phải nhắm mắt làm ngơ.

Câu 2 (2 điểm): Điền thành phần trạng ngữ thích hợp vào ô trống và chỉ ra đó là loại trạng ngữ gì?

  • a. …………., các em học sinh được nghỉ học.
  • b. …………., thành tích của em luôn đứng thứ nhất.
  • c. …………., Nam đụng xe vào hàng rào.
  • d. …………., bà ôm em mỗi ngày.

  

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay