Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời Bài 5: Văn bản Thương nhớ bầy ong

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời Bài 5 : Văn bản Thương nhớ bầy ong Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo (có đáp án)

ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: THƯƠNG NHỚ BẦY ONG

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Sự khác biệt giữa những đàn ong hiện tại và quá khứ xuất hiện từ lúc nào?

  • A. Sau khi ông của nhân vật tôi mất
  • B. Sau khi bố của nhân vật tôi mất
  • C. Sau khi chú của nhân vật tôi mất
  • D. Sau khi đàn ong bị ném đất vụn lên

Câu 2: Đâu không phải câu văn miêu tả nỗi buồn của nhân vật tôi khi ong trại?

  • A. Buồn lắm, cái buồn xa côi vắng tanh của chiều quê, của không gian
  • B. Một lần ở nhà một mình, thấy ong trại mà không thể làm gì được. Chỉ nhìn theo, buồn không nói được
  • C. Cái buồn của đứa trẻ rộng lớn đến bao nhiêu, các thi sĩ, văn nhân đã ai nói đến chưa?
  • D. Nhìn trại ong đi, tưởng như một mảnh hồn tôi đã san đi nơi khác. Nơi xa xôi nào đó đã nhận một phần cốt tủy của linh hồn nhà tôi với bầy ong trại?

Câu 3: Ong trại nghĩa là gì?

  • A. Ong nuôi ở trong trại
  • B. Là một phần đàn ong rời xa, bỏ tổ nhà, mang theo 1 ong chúa
  • C. Là một phần đàn ong rời xa, bỏ tồ nhà
  • D. Là cả đàn ong rời xa tổ, đi nơi khác

Câu 4: Từ “đõ” trong văn bản có nghĩa là gì?

  • A. Sai, trĩu, đông đúc
  • B. Xa vắng, lẻ loi
  • C. Chiều lỡ buổi
  • D. Đồ dùng để nuôi ong hoặc bắt ong, thường làm bằng một đoạn thân cây rỗng, bịt kín hai đầu, ở giữa có khoét lỗ để ong ra vào làm tổ

Câu 5: Em hãy chọn đáp án nói đúng nhất nói về tình cảm của nhân vật “tôi” dành cho bầy ong được thể hiện trong văn bản “Thương nhớ bầy ong”:

  • A. Vui vẻ, hứng khởi, mê đắm với sự sung túc của bầy ong
  • B. Yêu quý, gắn bó như người thân
  • C. Buồn bã khi thấy ong trại
  • D. Thích thú, say mê với sự sung túc của bầy ong: yêu quý, gắn bó với bầy ong bằng cả trái tim

Câu 6: Vì sao có thể khẳng định nhân vật “tôi” trong văn bản chính là tác giả Huy Cận?

  • A. Vì ở phần cuối, nhân vật “tôi” đã có những chiêm nghiệm sâu sắc về việc sáng tác thơ ca
  • B. Vì người kể câu chuyện là nhân vật “tôi”. Văn bản thuộc thể loại hồi kí, người kể chuyện chính là tác giả. Phần cuối của văn bản lại có những chiêm nghiệm sâu sắc của tác giả về việc sáng tác thơ ca.
  • C. Vì câu chuyện mang những đặc điểm của thể loại hồi kí.
  • D. Vì đây là câu chuyện có thật của tác giả.

I. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Tìm trong văn bản một số từ ngữ, câu văn diễn tả nỗi buồn của nhân vật “tôi” khi chứng kiến bầy ong bỏ tổ bay đi.

Câu 2 (2 điểm): Em có nhận xét gì về cách quan sát, cảm nhận thiên nhiên, loài vật của nhân vật “tôi”?

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Thể loại của văn bản Thương nhớ bầy ong là gì?

  • A. Hồi kí
  • B. Truyện ngắn
  • C. Tiểu thuyết
  • D. Truyện dài

Câu 2: Trong quá khứ của nhân vật “tôi”, những đõ ong do ai chăm sóc?

  • A. Mẹ
  • B. Bà
  • C. Ông
  • D. Bố

Câu 3: Từ “sây” trong câu: Sau nhà có hai đõ ong “sây” lắm nghĩa là gì?

  • A. Say
  • B. Đẹp
  • C. Thưa thớt
  • D. Đông đúc

Câu 4: Hành động nào không phải của bầy ong được miêu tả trong bài?

  • A. Họp đàn
  • B. Bay vù vù
  • C. Lấy mật
  • D. Trại

Câu 5: Nội dung chính của đoạn trích sau:

“Một lần, ở nhà một mình tôi thấy ong trại mà không thể làm gì được. Tôi cũng ném đất vụn lên nhưng không ăn thua gì. Ong vù vù lên cao, bay mà và mất hút trong chốc lát. Tôi nhìn theo, buồn không nói được. […] Và ý thơ cuộc đời, ý thơ vũ trụ, cái xa xôi vắng vẻ sau này ám ảnh tôi, ngày thơ bé tôi đã nghe rồi, mỗi lần ong trại. Linh hồn của đất đá, có phải là một điều bịa đặt của các thi nhân đâu.”

  • A. Bầy ong trong kí ức tuổi thơ của nhân vật tôi
  • B. Bầy ong và nỗi buồn của nhân vật tôi trong hiện tại
  • C. Hướng dẫn nuôi ong hiệu quả
  • D. Lợi ích mà bầy ong đem lại

Câu 6: Nghệ thuật nào không được sử dụng trong văn bản?

  • A. Hồi kí đan xen giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm
  • B. Nhân cách hóa các sự việc trong đời sống
  • C. Cảm xúc chân thật, nhiều suy tư
  • D. Kết hợp thành công các biện pháp tu từ: so sánh, câu hỏi tu từ, đối lập

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Trong hai đoạn cuối, cậu bé đã mấy lần dùng từ “linh hồn? Cách dùng từ “linh hồn” ở đây có gì khác thường?

Câu 2 (2 điểm): Theo em, nhân vật cậu bé xưng “tôi” trong văn bản có phải là tác giả Huy Cận không? Vì sao?

  

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay