Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời Bài 7: Văn bản Mây và sóng
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời Bài 7: Văn bản Mây và sóng. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: MÂY VÀ SÓNG
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Nhận định nào là chính xác về nhà thơ Ta-go?
- A. Ta-go là nhà thơ cổ điển của nước Anh
- B. Ta-go là nhà thơ hiện đại của Anh
- C. Ta-go là nhà thơ cổ điển của Ấn Độ
- D. Ta-go là nhà thơ hiện đại của Ấn Độ
Câu 2: Bài thơ thể hiện bằng ngôn ngữ nào?
- A. Ngôn ngữ hồn nhiên, trong sáng của trẻ thơ
- B. Ngôn ngữ thơ ca lãng mạn bay bổng
- C. Ngôn ngữ truyện trầm ngâm, sâu lắng
- D. Ngôn ngữ tưởng tượng, liên tưởng
Câu 3: Câu thơ “Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào” được hiểu như thế nào?
- A. Có một không gian riêng của tình mẫu tử mà không ai ngoài mẹ con ta biết được
- B. Tình mẫu tử có ở khắp nơi, chứ không riêng một nơi nào
- C. Thế giới của tình mẫu tử là thế giới huyền bí mà không ai nhận biết hết biết
- D. Tình mẫu tử là một thế giới thiêng liêng, vĩnh hằng, bất diệt, ai cũng biết nhưng chẳng thể biết hết được
Câu 4: Đâu là nhận định đúng nhất về lí do em bé trong bài thơ từ chối đi chơi?
- A. Trò chơi trên mây và dưới nưới không hấp dẫn
- B. Em bé không thể lên được mây và xuống được nước
- C. Em bé yêu mẹ, không muốn để mẹ ở nhà một mình
- D. Em bé không thích đi chơi, chỉ thích ở nhà với mẹ
Câu 5: Bài thơ Mây và sóng là lời của ai, nói với ai?
- A. Lời của người mẹ nói với đứa con
- B. Lời của đứa con nói với mẹ
- C. Lời của con nói với mẹ về những người sống trên sóng, trên mây
- D. Lời của con nói với bạn bè
Câu 6: Bài thơ gợi cho ta suy ngẫm về điều gì trong cuộc sống?
A. Thế giới thật bao la với vô vàn những điều hấp dẫn mà ta chẳng thể cảm nhận hết
B. Niềm vui, hạnh phúc chẳng phải điều gì bí ẩn, xa xôi mà ngay ở chính cõi đời này và do chính con người tạo nên
C. Để từ chối những cám dỗ trong cuộc đời cần có những điểm tựa vững chắc mà tình mẫu tử là một trong những điểm tựa ấy
D. Gồm 2 ý B và C
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Em bé đã sáng tạo ra những trò chơi gì?
Câu 2 (2 điểm): Vì sao em bé từ chối lời mời gọi của những người “trên mây” và “trong sóng”?
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Bài thơ Mây và sóng được viết theo thể thơ nào?
- A. Lục bát
- B. Tự do
- C. Ngũ ngôn
- D. Thất ngôn tứ tuyệt
Câu 2: Hình ảnh “mây và sóng” trong bài thơ tượng trưng cho điều gì?
- A. Những gì không có thực trong đời
- B. Vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên
- C. Tặng vật trời đất
- D. Những thú vui lôi cuốn, hấp dẫn của cuộc sống
Câu 3: Chủ đề của bài thơ là gì?
- A. Tình anh em sâu nặng
- B. Tình bạn bè thắm thiết
- C. Tình mẫu tử thiêng liêng
- D. Tình yêu thiên nhiên sâu sắc
Câu 4: Ý nào sau đây không đúng khi nói về nhân vật em bé trong bài thơ?
- A. Yếu đuối, không thích các trò chơi
- B. Ham chơi, tinh nghịch
- C. Hóm hỉnh, sáng tạo
- D. Hồn nhiên, yêu thương mẹ tha thiết
Câu 5: Em hãy nhận xét về hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ?
- A. Vừa lung linh, kì ảo, vừa chân thực, sinh động
- B. Được thể hiện qua các phép so sánh, ẩn dụ độc đáo
- C. Mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc
- D. Gồm 3 ý trên
Câu 6: Câu hỏi: “Nhưng tôi làm sao mà lên được với các bạn?” thể hiện tâm trạng gì của em bé?
- A. Niềm háo hức, thiết tha mong muốn được lãng du tới những xứ sở thần tiên, được rong ruổi khắp nơi
- B. Niềm khát khao được về nhà với mẹ
- C. Mong muốn được cùng mẹ vui chơi với những trò chơi thú vị, hấp dẫn
- D. Tất cả các đáp án trên
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Những trò chơi mà em bé nghĩ ra gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm giữa những người thân trong gia đình?
Câu 2 (2 điểm): Em có nhận xét gì về tình cảm của tác giả trong bài thơ? Những chi tiết nào cho thấy nhận xét đó?