Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối Bài 7 Thực hành tiếng Việt 1: Nghĩa của từ ngữ
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối tri thức Bài 7 Thực hành tiếng Việt 1: Nghĩa của từ ngữ. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT 1
ĐỀ SỐ 1
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Cách giải thích thế nào về nghĩa của từ không đúng?
- Đọc nhiều lần là từ cần được giải thích
- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
- Dùng từ đồng nghĩa để giải thích
- Dùng từ trái nghĩa để giải thích
Câu 2: “Trung niên: người đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa già”. Từ “trung niên” đã được giải nghĩa theo cách nào?
- Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích
- Dùng từ đồng nghĩa với từ được giải thích
- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
- Miêu tả hành động kết hợp với trình bày khái niệm mà từ biểu thị
Câu 3: Từ “Sính lễ” trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh có nghĩa là…
- Lễ vật dùng trong nghi lễ cúng tế trời đất
- Lễ vật để dâng cúng tiên đế
- Lễ vật quần thần dâng lên nhà vua
- Lễ vật nhà trai đem đến nhà gái để xin cưới
Câu 4: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: Tôi nghĩ bài kiểm tra sáng nay... rồi, chắc không được nổi 5 điểm
- Hỏng
- Tốt
- Hoàn hảo
- Hư
Câu 5: Học lỏm có nghĩa là?
- Nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được ai trực tiếp dạy bảo
- Học và luyện tập để có hiểu biết và có kỹ năng
- Học văn hóa có thầy, có chương trình, có hướng dẫn (nói một cách khái quát)
- Tìm tòi, hỏi han để học tập
Câu 6: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: Bác Hồ đã… để lại muôn vàn nỗi nhớ thương cho con cháu của Người
- Đi nhanh
- Đi xa
- Đi dạo
- Đi khuất
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Giải thích một số từ trong văn bản Thạch Sanh: Sinh nhai; Thủy phủ, Tứ cố vô thân, trăn tinh
Câu 2 (2 điểm): Nêu ra các câu văn chứa biện pháp tu từ so sánh trong tác phẩm Thạch Sanh?
GỢI Ý ĐÁP ÁN
- Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Đáp án |
A |
C |
D |
A |
A |
B |
- Phần tự luận
Câu hỏi |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
- Sinh nhai: kiếm sống - Thủy phủ: dinh thự ở dưới nước, nơi ở của thủy thần - Tứ cố vô thân: đơn độc, không còn người thân - Trăn tinh: con trăn đã tu luyện, trở thành yêu quái |
0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 2 (2 điểm) |
Các câu văn: - “Người ngày khỏe như voi. Nếu nó về ở cùng ta thì lợi bao nhiêu” - “...lao vào kẻ thù như một cơn bão lớn” => Tăng tính biểu cảm và khiến cho người đọc hình dung là được tính chất của sự vật sự việc được kể trong câu chuyện |
0,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm |
ĐỀ SỐ 2
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Sách giáo khoa ngữ văn đã giải thích Sơn Tinh là thần núi; Thủy Tinh là thần nước, ý này là giải thích theo cách nào?
- Sử dụng khái niệm
- Dùng từ đồng nghĩa với từ được giải thích
- Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích
- Miêu tả hành động, kết hợp với trình bày khái niệm mà từ biểu thị
Câu 2: Từ phức gồm mấy tiếng?
- 2 hoặc nhiều hơn 2
- 3
- 4
- Nhiều hơn 2
Câu 3: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: Xe tôi bị hỏng vì vậy tôi... đi bộ đi học.
- Bị
- Được
- Phải
- Cần
Câu 4: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: Bạn ý... cô giáo mắng vì tội không làm bài tập.
- Bị
- Được
- Đã
- Không đáp án nào đúng
Câu 5: Đâu không phải là phương thức chuyển nghĩa của từ "lá"?
- Được sử dụng để chỉ các bộ phận trong cơ thể người
- Chỉ các bộ phận bằng giấy, dùng để giao dịch
- Chỉ các bộ phận bằng vải, có kích thước rộng, bay trong gió
- Chỉ một bộ phận trên cây
Câu 6: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Anh ấy không.... gì đến chuyện này.
- Liên hệ
- Liên luỵ
- Liên quan
- Quan hệ
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Em hãy dựa vào ngữ cảnh xung quanh tác phẩm Thạch Sanh để giải thích các từ sau đây: Khỏe như voi, rộng lượng, bủn rủn, thân chinh
Câu 2 (2 điểm): Điền vào chỗ trống các tiếng thích hợp trong các trường hợp dưới đây. Với trường hợp:
Tiếng đầu của từ là giáo:
- ........................... : người dạy học ở bậc phổ thông
- ........................... : bài soạn của giáo viên để lên lớp giảng
- ............................ : đồ dùng dạy học để làm cho học sinh thấy một cách cụ thể
- ............................: viên chức ngành giáo dục
GỢI Ý ĐÁP ÁN
- Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Đáp án |
B |
A |
C |
A |
D |
C |
- Tự luận
Câu hỏi |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
- Khoẻ như voi: rất khoẻ, khoẻ khác thường - Rộng lượng: tấm lòng nhân hậu, dễ dãi bỏ qua cho những lỗi lầm trước đây - Bủn rủn: không cử động nổi, cảm giác như gân cốt rã rời ra - Thân chinh: đích thân đi đến chiến trường |
0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 2 (2 điểm) |
a. Giáo viên b. Giáo án c. Giáo cụ d. Giáo chức |
0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |