Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối Bài 8 Thực hành tiếng Việt 2: Lựa chọn từ ngữ; Lựa chọn cấu trúc câu

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối tri thức Bài 8 Thực hành tiếng Việt 2: Lựa chọn từ ngữ; Lựa chọn cấu trúc câu. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ THI 15 PHÚT – THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT 2

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trên đời, không ai ………………… cả.

  1. Hoàn tất
  2. Hoàn toàn
  3. Hoàn hảo
  4. Hoàn chỉnh

Câu 2: Khi viết, cần chú ý những yếu tố nào?

  1. Ngữ pháp, ngữ cảnh
  2. Mục đích viết/ nói
  3. Đặc điểm của văn bản
  4. Cả A, B, C đều đúng

Câu 3: Từ nào dưới đây không đúng chính tả?

  1. Giành giật
  2. Dư dả
  3. Dún dẩy
  4. Chỉnh chu

Câu 4: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống: “Vàng mây thì gió, … mây thì mưa”.

  1. Gió
  2. Đỏ
  3. Nhiều

Câu 5: Chọn từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây.

“Quá trình lên men đem lại rất nhiều lợi ích thiết thực phục vụ … sản xuất … đời sống.”

  1. Trong/ cùng
  2. Trong/ lẫn
  3. Cho/ và
  4. Cho/ kèm

Câu 6: Xác định một từ/ cụm từ sai về ngữ nghĩa

“Những thói quen tốt, cho dù rất nhỏ song cũng có thể thiết lập cho trẻ một nhân cách đẹp và tâm hồn nhạy cảm.”

  1. Thói quen
  2. Cho dù
  3. Nhạy cảm
  4. Thiết lập
  5. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Với câu “Nhớ các bạn trong lớp tôi ngày trước, mỗi người một vẻ, sinh động biết bao”, có thể dùng từ “kiểu” đề thay cho từ “vẻ” được không? Vì sao?

Câu 2 (2 điểm): Vì sao trong câu “Tôi luôn nhớ về mẹ với niềm xúc động khôn nguôi”, từ “xúc động” được chọn hợp lý hơn các từ khác như “cảm xúc” hay “xúc cảm”?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

C

D

C

C

B

D

  1. Phần tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

- Không thể dùng từ “kiểu” thay thế được

- Giải thích:

+ Từ “kiểu” thường dùng để nói về hành động của con người hoặc một dạng riêng của đối tượng

+ Từ “vẻ” thường dùng để chỉ đặc điểm, tính cách của con người

1 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 2

(2 điểm)

- Từ “xúc động” là sự lựa chọn phù hợp nhất bởi đó là những từ gần nghĩa chứ không hoàn toàn đồng nghĩa với nhau

- “Xúc động” biểu hiện cảm xúc mạnh hơn so với “cảm động” hay “xúc cảm”

1 điểm

1 điểm

 

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Trật tự từ trong câu thể hiện điều gì?

  1. Thứ tự của sự vật, hiện tượng
  2. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
  3. Liên kết câu này với những câu khác trong văn bản.
  4. Cả A, B, C đều đúng

Câu 2: Trật tự của câu nào thể hiện trước sau theo thời gian?

  1. Con muốn làm một cái cây.
  2. Ngọn khói mang theo một ước mơ thật bình dị.
  3. Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập.
  4. Ngọt ngào và nỗi đau luôn song hành cùng nhau.

Câu 3: Lí do của việc lựa chọn trật tự từ trong câu : “Sáu đồng bạc với ba đồng của thầy các cháu cho, ba mẹ con ăn không đủ” là gì?

  1. Nhằm thu hút sự chú ý của người nghe (người đọc) vào cụm từ “Sáu đồng bạc với ba đồng của thầy các cháu cho ”
  2. Nhắm nhấn mạnh tầm quan trọng của “Sáu đồng bạc với ba đồng của thầy các cháu cho”
  3. Nhằm thể hiện tài năng của người nói (người viết)
  4. Gồm A và B

Câu 4: Các cụm từ in đậm được đặt ở đầu câu trong đoạn văn có tác dụng gì?

“Một thời đại vừa chẵn mười năm.

Trong mười năm ấy, thơ mới đã tranh đấu gắt gao với thơ cũ, một bên giành quyền sống, một bên giữ quyền sống. Trong sự thắng lợi ấy, cũng có công những người tả xung hữu đột nơi chiến trường, nhưng trước hết là công những nhà thơ mới.”

  1. Liên kết câu với câu khác trong văn bản
  2. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng
  3. Thể hiện thứ tự trước sau của sự việc
  4. Đảm bảo sự hài hòa về mặt ngữ âm của lời nói

Câu 5: Câu văn nào sau đây sử dụng lựa chọn trật tự từ nhằm nhấn mạnh tính chất của sự việc:

  1. Trong vườn những chùm quả xoan lắc lư
  2. Tôi thấy trịnh trọng tiến vào một anh bọ ngựa
  3. Tôi thấy một anh bọ ngựa trịnh trọng tiến vào
  4. Hôm nay, trời mưa tầm tã

Câu 6: Dòng nào nêu đúng nhất trật tự của câu văn “Chống tay lên trán, chị như nghĩ ngợi phân vân”?

  1. Cụm từ chỉ cách thức của hành động đứng trước cụm chủ - vị
  2. Cụm từ chỉ hành động đặt trước cụm chủ - vị
  3. Cụm từ chứa vấn đề được bàn bạc trong câu đứng trước cụm chủ - vị
  4. Cụm từ chỉ đặc điểm của nhân vật đứng trước cụm chủ - vị
  5. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Để lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản, người viết hoặc nói cần làm gì?

Câu 2 (2 điểm): Theo em, giữa việc tác giả kể lại câu chuyện và rút ra bài học từ câu chuyện, điều nào quan trọng hơn? Căn cứ vào đâu mà em xác định như vậy?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

D

C

D

A

B

B

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

- Xác định nội dung cần diễn đạt

- Huy động các từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa

=> Lựa chọn những từ có chức năng diễn đạt chính xác nhất nội dung muốn thể hiện

- Kết hợp hài hoà giữa từ ngữ được lựa chọn với những từ ngữ được sử dụng trước và sau nó trong cùng một câu (đoạn văn)

0,5 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

1 điểm

Câu 2

(2 điểm)

- Việc rút ra bài học từ câu chuyện là điều quan trọng hơn

- Giải thích:

+ Việc kể lại câu chuyện chỉ chiếm một phần của văn bản,

+ Nó chỉ đóng vai trò là dẫn chứng để đưa ra những chiêm nghiệm, bài học đúc rút ở cuối bài

=> Phần rút ra bài học đó mới làm nên giá trị, ý nghĩa của tác phẩm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay