Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối Bài 8 Thực hành tiếng Việt 1: Trạng ngữ; Nghĩa của từ ngữ

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối tri thức Bài 8 Thực hành tiếng Việt 1: Trạng ngữ; Nghĩa của từ ngữ. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ THI 15 PHÚT – THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT 1

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào?

  1. Theo vị trí của chúng trong câu
  2. Theo các nội dung mà chúng biểu thị
  3. Theo thành phần chính nào mà chúng đứng liền trước hoặc liền sau
  4. Theo mục đích nói của câu

Câu 2: Trạng ngữ trong câu sau là trạng ngữ gì? “Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa, cỗ bàn thật linh đinh, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.”

  1. Trạng ngữ chỉ nơi chốn
  2. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
  3. Trạng ngữ chỉ thời gian
  4. Trạng ngữ chỉ mục đích

Câu 3: Dòng nào thể hiện đủ và đúng vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu?

  1. Thành ngữ chỉ có thể làm vị ngữ trong câu
  2. Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, động từ...
  3. Thành ngữ luôn luôn đảm nhận vai trò chủ ngữ trong câu
  4. Thành ngữ chỉ có thể làm phụ ngữ trong cụm danh từ, động từ, tính từ..

Câu 4: Thành ngữ có thể đóng vai trò gì trong câu?

  1. Chủ ngữ
  2. Vị ngữ
  3. Phụ ngữ
  4. Cả A và B

Câu 5: Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu “Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con”

  1. Chủ ngữ
  2. Vị ngữ
  3. Bổ ngữ
  4. Trạng ngữ

Câu 6: Dòng nào là trạng ngữ trong câu “Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào.”?

  1. Dần đi ở từ năm chửa mười hai
  2. Khi ấy
  3. Đầu nó còn để hai trái đào
  4. Cả A, B, C đều sai
  5. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Các em hãy tìm yếu tố trạng ngữ trong câu và xác định đó là loại trạng ngữ gì?

  1. Ở thế giới thần tiên, những nàng công chúa đều thật là xinh đẹp và duyên dáng.
  2. Mỗi khúc giao mùa, gia đình em đều dễ bị cúm vặt.
  3. Với sự đồng lòng và quyết tâm, đội của em đã chiến thắng giải đấu.
  4. Ở miền Nam, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.

Câu 2 (2 điểm): Thử lược bỏ trạng ngữ trong các câu sau và chỉ ra sự khác nhau về nội dung giữa câu có trạng ngữ với câu không còn trạng ngữ:

  1. Cùng với câu này, mẹ còn nói: “Người ta cười chết!”.
  2. Trên đời, mọi người giống nhau nhiều điều lắm.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

B

C

B

D

B

B

  1. Phần tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

a. “Ở thế giới thần tiên” là trạng ngữ chỉ nơi chốn

b. “Mỗi khúc giao mùa” là trạng ngữ chỉ thời gian

c. “Với sự đồng lòng và quyết tâm” là trạng ngữ chỉ cách thức

d. “Ở miền Nam” là trạng ngữ chỉ nơi chốn

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 2

(2 điểm)

a. Lược bỏ trạng ngữ: cùng với câu này

=> Câu không có trạng ngữ không nêu được rõ, nổi bật vấn đề mà tác giả đang nói đến

b. Lược bỏ trạng ngữ: trên đời

=> Câu không có trạng ngữ không nêu được rõ không gian, thời gian sự việc được nói đến, không mang tính chất cụ thể

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

 

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Trạng ngữ là gì?

  1. Là thành phần chính của câu
  2. Là một trong số các từ loại của tiếng Việt
  3. Là biện pháp tu từ trong câu
  4. Là thành phần phụ của câu

Câu 2: Dòng nào nói đúng nhất các loại từ có thể làm trạng ngữ trong câu?

  1. Danh từ, động từ, tính từ
  2. Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ
  3. Các quan hệ từ
  4. Cả A và B đều đúng

Câu 3: Trạng ngữ “Trên bốn chòi canh” trong câu “Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt” (Nguyễn Tuân) biểu thị điều gì ?

  1. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
  2. Mục đích của hành động được nói đến trong câu
  3. Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu
  4. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu

Câu 4: Trong bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân. Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ.

(1) Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh [...].

(2) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.

(3) Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.

(4) Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu.

  1. Câu (1)
  2. Câu (2)
  3. Câu (3)
  4. Câu (4)

Câu 5: Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào?

  1. Theo mục đích nói của câu
  2. Theo vị trí của chúng trong câu
  3. Theo thành phần chính nào mà chúng đứng liền trước hoặc liền sau
  4. Theo các nội dung mà chúng biểu thị

Câu 6: Dòng nào không phải là trạng ngữ trong đoạn văn sau:

“Đêm hôm lễ đại khánh, có một chàng trai thấp nhỏ mạnh khỏe, cùng ngục tốt uống rượu, nhân lúc say mà cướp anh đi. Từ đó, tôi luôn theo sát anh, chỉ mong anh lần này đi được trót lọt. Nhưng lại nghĩ trong lúc anh đang lo thoát nạn, việc không nên để người ngoài biết thì tôi lại không muốn làm cho anh sợ, nên đành xa anh đoạn đường. Khi vào làng này, tôi mất dấu anh nhưng chắc là anh vẫn ở đây.”

  1. Đêm hôm lễ đại khách
  2. Từ đó
  3. Nhân lúc say mà cướp anh đi
  4. Khi vào làng này
  5. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Các em hãy tìm yếu tố trạng ngữ trong câu và xác định trạng ngữ đó trả lời cho câu hỏi nào?

  1. Trên trời những đám mây trôi lững lờ.
  2. Cứ đến cuối tuần là cả gia đình em lại về quê thăm ông bà.
  3. Để cao lớn hơn em cần ăn đầy đủ dưỡng chất và chăm chỉ tập thể dục.
  4. Từ phía xa, tôi nhìn thấy bóng mẹ đang về.

Câu 2 (2 điểm): Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong những câu sau và giải thích lý do lựa chọn:

  1. Để điều trị căn bệnh này, đó là loại thuốc (hiệu quả/ hiệu nghiệm) nhất.
  2. Đi học muộn là (nhược điểm/khuyết điểm) của học sinh ấy.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

D

D

A

B

D

C

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

a. “Trên trời” trạng ngữ, trả lời cho câu hỏi: “Những đám mây trôi ở đâu?”

b. “Cứ đến cuối tuần” là trạng ngữ, trả lời cho câu hỏi: “Cả gia đình em về quê thăm ông bà khi nào?”

c. “Để cao lớn hơn” là trạng ngữ, trả lời cho câu hỏi: “Em ăn đầy đủ dưỡng chất và chăm chỉ tập thể dục để làm gì?”

d. “Từ phía xa” là trạng ngữ, trả lời cho câu hỏi: “Em nhìn thấy bóng mẹ ở đâu?”

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 2

(2 điểm)

a. Từ: Hiệu nghiệm:

- Giải thích: hiệu nghiệm có nghĩa là công hiệu, có kết quả thấy rõ. Còn hiệu quả chỉ kết quả thực hiện trong tương lai

=> Từ hiệu nghiệm phù hợp với từ “loại thuốc”

b. Từ: Khuyết điểm

- Giải thích: nhược điểm là chỗ yếu, kém. Còn khuyết điểm là những điều thiếu sót, sai sót

=> Đi học muộn là chỉ một hành động sai sót của học sinh

0,25 điểm

0,5 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,5 điểm

0,25 điểm

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay