Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối Bài 7 Thực hành tiếng Việt 2: Nghĩa của từ ngữ; Biện pháp tu từ
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối tri thức Bài 7 Thực hành tiếng Việt 2: Nghĩa của từ ngữ; Biện pháp tu từ. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT 2
ĐỀ SỐ 1
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Nhân hóa là gì?
- Gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật
- Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng với nhau
- Gọi tên sự vật, hiện tượng này, bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương cận
- Làm sự vật trở nên sống động hơn, khác lạ hơn
Câu 2: Thế nào là ẩn dụ?
- Là biện pháp tu từ trong đó cái so sánh ẩn đi, là so sánh ngầm, vì chúng giống nhau
- Là biện pháp tu từ trong đó cái so sánh ẩn đi, là so sánh ngầm, vì chúng có điểm tương đồng với nhau
- Là biện pháp tu từ trong đó cái so sánh ẩn đi, là so sánh ngầm, vì chúng thường đi gần với nhau
- Là biện pháp tu từ trong đó cái so sánh ẩn đi, là so sánh ngầm, vì chúng có điểm khác nhau với nhau
Câu 3: Xác định biện pháp tu từ được dùng trong văn bản sau: “Bây giờ mận mới hỏi đào – Vườn hồng đã có ai vào hay chưa”.
- Ẩn dụ
- Hoán dụ
- So sánh
- Nói giảm nói tránh
Câu 4: Trong câu “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. “Ao nước lã” chỉ cái gì?
- Là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người có chung một huyết thống
- Là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người không có quan hệ huyết thống
- Là hình ảnh hoán dụ chỉ những người có quan hệ huyết thống
- Là hình ảnh hoán dụ chỉ những người không có quan hệ huyết thống
Câu 5: Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau là: “Cái nết đánh chết cái đẹp”
- Coi trọng phẩm chất đức hạnh con người hơn hình thức bề ngoài
- Đề cao cái đẹp về hình thức, hơn cái đẹp về phẩm chất
- Ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình, hình thức bên ngoài
- Khẳng định giá trị của cái đẹp và cái nết, bao giờ cái đạp cũng hơn cái nết
Câu 6: Em hãy giải thích từ gạch chân trong câu văn sau: “Cây khế xanh mơn mởn, quả lúc lỉu sát đất, trẻ lên ba cũng với tay được.”
- Xanh non
- Tươi tốt
- Trĩu trịt
- Đầy đặn
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Nêu ra biện pháp điệp từ được sử dụng trong truyện Cây khế và tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 2 (2 điểm): Em hãy cho biết tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ sau:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
GỢI Ý ĐÁP ÁN
- Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Đáp án |
A |
B |
A |
B |
A |
C |
- Phần tự luận
Câu hỏi |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
Điệp từ + Bay mãi, bay mãi + Chim ra hiệu cho anh vào lấy gì thì lấy + Quên đói, quên khát => Tăng sức biểu đạt cho câu kể chuyện, nhấn mạnh sự việc, sự vật diễn ra => Tạo sức hấp dẫn cho người đọc, người nghe |
0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,75 điểm 0,5 điểm |
Câu 2 (2 điểm) |
So sánh: qua từ “như” => Giúp người đọc hình dung và cảm nhận được: + Công sinh thành, dưỡng dục con cái của người cha: lớn lao, vĩ đại như ngọn núi Thái Sơn cao nổi tiếng của Trung Quốc + Tình thương của mẹ dành cho con: vô hạn như dòng nước trong nguồn bất tận, chảy không bao giờ cạn |
0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
ĐỀ SỐ 2
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống sau:
“Hoán dụ là tên gọi sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có .................. với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.”
- Quan hệ tương đồng
- Nét giống nhau
- Quan hệ gần gũi
- Sự liên quan
Câu 2: Câu thơ dưới sử dụng phép ẩn dụ gì:
“Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.”
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
- Ẩn dụ cách thức
- Ẩn dụ phẩm chất
- Ẩn dụ hình thức
Câu 3: Câu văn dưới sử dụng phép hoán dụ gì?
“Một số thủy thủ chất phác còn lại – chẳng bao lâu, chúng tôi đã phát hiện rên tàu vẫn còn có những thủy thủ như thế – thì lại là những tay khờ dại ra mặt.”
- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
- Lấy một bộ phận để gọi toàn thể
- Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
Câu 4: Câu tục ngữ dưới sử dụng phép ẩn dụ gì?
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
- Ẩn dụ hình thức
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
- Ẩn dụ phẩm chất
- Ẩn dụ cách thức
Câu 5: Câu văn sau sử dụng phép hoán dụ gì: “Sói không sợ chó chăn cừu mà sợ sợi dây xích của nó.”
- Lấy một bộ phận để gọi toàn thể
- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
- Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
Câu 6: Giải thích nghĩa của từ gạch chân trong câu sau: “Từ đó ròng rã một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm làm quả vợi hẳn đi.”
- Cần mẫn
- Nhiều lên hẳn
- Đằng đẵng
- Bớt dần hẳn đi
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Tìm điệp ngữ trong đoạn trích dưới đây và cho biết tác dụng:
“Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”
Câu 2 (2 điểm): Tìm và phân tích phép hoán dụ trong câu sau:
“Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên”
GỢI Ý ĐÁP ÁN
- Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Đáp án |
C |
A |
B |
D |
C |
D |
- Tự luận
Câu hỏi |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
- Điệp ngữ “muốn làm” - Diễn tả + Nguyện vọng tha thiết, nguyện ước muốn được gắn bó với lăng Bác + Tình cảm mãnh liệt muốn được tận hiến với Bác |
0,5 điểm 1 điểm 0,5 điểm |
Câu 2 (2 điểm) |
- Phép hoán dụ: + Áo nâu: chỉ người nông dân + Áo xanh: chỉ người công nhân + Nông thôn: chỉ những người sống ở nông thôn + Thành thị: chỉ những người sống ở thành thị - Nói lên sự thống nhất, sự đoàn kết quyết tâm đứng lên đấu tranh giành lại độc lập của dân tộc ta => Sự đoàn kết từ người ở nông thôn đến người ở thành thị |
0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |