Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối Bài 5 Thực hành tiếng Việt 2: Dấu câu; Biện pháp tu từ

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối tri thức Bài 5 Thực hành tiếng Việt 2: Dấu câu; Biện pháp tu từ. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ THI 15 PHÚT – THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT 2

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Dấu ngoặc kép không có tác dụng nào?

  1. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tạp chí, tập san,… (xuất bản phẩm) được dẫn
  2. Đánh dấu lời dẫn gián tiếp
  3. Đánh dấu các từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt
  4. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp

Câu 2: Cho biết công dụng của dấu ngoặc kép trong câu văn sau:

“Giờ họ đã rời ra ngoài sống thành bản nhưng vẫn còn giữ lễ hội “ăn én””

  1. Dùng để đánh dấu lời giải thích của người viết
  2. Dùng để đánh dấu tên lễ hội, nhấn mạnh sự đặc biệt
  3. Dùng để đánh dấu từ ngữ mới, lạ
  4. Dùng để đánh dấu tên lễ hội

Câu 3: “Dòng sông mới điệu làm sao/ Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha” là câu thơ miêu tả?

  1. Hoạt động
  2. Hình dáng
  3. Tính chất
  4. Tính cách

Câu 4: Nhân hóa là gì?

  1. Gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật
  2. Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng với nhau
  3. Gọi tên sự vật, hiện tượng này, bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương cận
  4. Làm sự vật trở nên sống động hơn, khác lạ hơn

Câu 5: Lí do dùng dấu ngoặc kép trong câu văn: “Cộng đồng én thoải mái sống “cuộc đời” của chúng, không mảy may để ý đến sự hiện diện của nhóm du khách” là:

  1. Dấu ngoặc kép dùng để thể hiện cho người đọc thấy cuộc sống tự do của loài én
  2. Dùng ngoặc kép dùng để tạo sự chú ý của người đọc
  3. Từ “cuộc đời” ở đây được hiểu theo nghĩa đặc biệt. Dấu ngoặc dùng để nhấn mạnh sự đặc biệt
  4. Dấu ngoặc kép dùng để nhấn mạnh cuộc sống của loài én

Câu 6: Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?

  1. Trâu ơi, ta bảo trâu này

Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta

  1. Trên cành cao, những chú chim đua nhau hót mừng mùa xuân
  2. Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
  3. Anh mang lá thư, đặt nhẹ vào tay cô gái
  4. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Cho biết công dụng của dấu gạch ngang?

Câu 2 (2 điểm): Giải thích ý nghĩa, tác dụng của việc dùng dấu ngoặc kép trong câu sau: “Cảm giác về một cuộc "ngược dòng" tìm về với thuở sơ khai đến với tôi len lỏi qua cánh rừng nguyên sinh này.”

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Nêu khái niệm đúng về dấu phẩy?

  1. Báo hiệu lời tiếp theo là lời nói trực tiếp của người khác hoặc được dẫn lại
  2. Đặt ở cuối câu báo hiệu câu đã kết thúc
  3. Đặt cuối câu cảm hoặc câu khiến
  4. Là một dấu câu được dùng để ngắt quãng câu hoặc để thêm một ý khác vào trong câu, hoặc dùng để chia tách các yếu tố trong một danh sách

Câu 2: Câu “Bao giờ cho tới tháng ba” nên đặt dấu nào cuối câu?

  1. Dấu hỏi chấm
  2. Dấu chấm than
  3. Dấu chấm than hoặc dấu hỏi chấm đều được
  4. Dấu chấm

Câu 3: Dấu gạch ngang khác dấu gạch nối như thế nào?

  1. Dấu gạch nối không phải là một dấu câu. Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng
  2. Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang
  3. Dấu gạch ngang được sử dụng nhiều hơn dấu gạch nối
  4. Cả A và B đều đúng

Câu 4: Em hãy nêu chức năng của dấu phẩy trong câu sau:

“Sự nghiệp cách mạng là một sự nghiệp lâu dài và gian khổ, song nhất định thắng lợi.”

  1. Tách các bộ phận phụ với nòng cốt câu
  2. Tách các bộ phận cùng loại (đồng chức) với nhau
  3. Tách các vế câu ghép
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 5: Dấu gạch ngang trong câu sau dùng để làm gì?

“Có người khẽ nói:

- Bẩm, dễ có khi đê vỡ!

Ngài cau mặt, gắt rằng:

- Mặc kệ!”

  1. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép
  2. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật
  3. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu
  4. Nối các từ nằm trong một liên danh

Câu 6: Đáp án nào dưới đây không phải công dụng của dấu phẩy trong câu?

  1. Tách các bộ phận cùng loại (đồng chức) với nhau
  2. Tách các bộ phận phụ với nòng cốt câu
  3. Tách các vế câu ghép
  4. Thông báo câu đã kết thúc
  5. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Xác định công dụng của dấu ngoặc kép của các câu sau:

  1. Thầy bùi ngùi đặt vòng hoa lên mộ chú dế, rồi lại xoa tay lên mái tóc bù xù như tổ quạ của Lợi, thấy buồn buồn nói: “Đừng giận thầy nữa nghe con.”
  2. Nhìn từ xa, cầu Long Biên như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng, nhưng thực ra “dải lụa” ấy nặng tới 17 nghìn tấn.
  3. Truyện “Gió lạnh đầu mùa” kể vể cuộc sống của những đứa trẻ nơi phố chợ nghèo trong một ngày đầu đông

Câu 2 (2 điểm): Những từ ngữ và câu đặt trong dấu ngoặc kép dưới đây là lời của ai? Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép?

Bác tự cho mình là “người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận”, là “đầy tớ trung thành của nhân dân”, ở Bác, lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự say mê mãnh liệt. Bác nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.”

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay