Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối Bài 6 Thực hành tiếng Việt 1: Nghĩa của từ ngữ; Từ ghép và từ láy; Cụm từ; Biện pháp tu từ

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối tri thức Bài 6 Thực hành tiếng Việt 1: Nghĩa của từ ngữ; Từ ghép và từ láy; Cụm từ; Biện pháp tu từ. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ THI 15 PHÚT – THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT 1

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Tính từ là gì?

  1. Là những từ chỉ trạng thái, hành động của sự vật
  2. Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm…
  3. Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái
  4. Là những từ đi kèm với danh từ để chỉ về số lượng

Câu 2: Có mấy kiểu nhân hóa thường gặp?

  1. Một kiểu
  2. Hai kiểu
  3. Ba kiểu
  4. Bốn kiểu

Câu 3: Ý nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất?

  1. Sự vật được so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh
  2. Từ so sánh, sự vật so sánh, phương tiện so sánh
  3. Sự vật được so sánh, phương tiện so sánh, sự vật so sánh
  4. Sự vật được so sánh, phương tiện so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh

Câu 4: Từ “lủi thủi” được hiểu là:

  1. Chỉ có một mình
  2. Cô đơn, buồn tủi, đáng thương
  3. Mồ côi không ai nương tựa
  4. Chịu đựng vất vả một mình

Câu 5: “Cầu hôn” là xin được lấy làm vợ. Đó là sự giải thích bằng cách:

  1. Dùng từ trái nghĩa
  2. Trình bày khái niệm mà từ biểu hiện
  3. Dùng từ đồng nghĩa
  4. Dùng từ gần nghĩa

Câu 6: Vị ngữ của câu nào sau đây không có cụm động từ?

  1. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi
  2. Thằng bé còn đang đùa nghịch ở sau nhà
  3. Người cha còn đang chưa biết trả lời ra sao
  4. Ngày hôm ấy, nó buồn
  5. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Tìm có cụm động từ trong chuyện Thánh Gióng và giải thích nghĩa của từ đó?

Câu 2 (2 điểm): Em hãy phân tích một số ví dụ về từ láy

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

C

C

D

B

B

D

  1. Phần tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

- Có 3 cụm động từ:

+ Xâm phạm bờ cõi: hành động xâm lấn hoặc chiếm đóng một phần của lãnh thổ nước khác mà không được sự cho phép của chính phủ hoặc nhân dân của nước đó

+ Lớn nhanh như thổi: miêu tả một sự tăng trưởng, phát triển của trẻ em một cách nhanh chóng và đáng kinh ngạc

+ Chết như ngả rạ: chết xuống hàng loạt như cảnh cắt cây lúa (rạ) đổ xuống

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Ví dụ

- Từ “thơm tho” được tạo thành bởi:

+ Từ “thơm” là tính từ được dùng để chỉ mùi hương

+ Từ “tho” là từ không có nghĩa

- Từ “bâng khuâng”:

+ Là từ láy bộ phận chỉ cảm xúc luyến tiếc, nhớ thương xen lẫn nhau

+ Tuy nhiên, từ “bâng” và “khuâng” lại không có nghĩa khi đứng một mình

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

 

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Nhận định không đúng về cụm động từ?

  1. Hoạt động trong câu như một động từ
  2. Do một động từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành
  3. Hoạt động trong câu không như động từ
  4. Có ý nghĩa đầy đủ hơn và cấu trúc phức tạp hơn động từ

Câu 2: Cụm tính từ thường đảm nhận chức vụ gì trong câu?

  1. Chủ ngữ trong câu
  2. Vị ngữ trong câu
  3. Trạng ngữ trong câu
  4. Bổ ngữ trong câu

Câu 3: Yếu tố “vô” trong từ “vô vị” mang nghĩa gì?

  1. Không
  2. Vừa có vừa không
  3. Vào

Câu 4: Xác định cụm động từ trong câu sau “Chúng em đã làm xong bài tập”?

  1. Chúng em
  2. Đã làm
  3. Xong bài tập
  4. Đã làm xong bài tập

Câu 5: Tìm cụm tính từ được sử dụng trong câu sau: “Xong, nó vui vẻ chạy đi làm những việc bố mẹ tôi phân công, vừa làm vừa hát có vẻ vui lắm.”

  1. Vui lắm
  2. Vừa làm vừa hát
  3. Vui vẻ chạy đi
  4. Không có cụm tính từ

Câu 6: Trong câu ca dao sau, từ “mồ hôi” hoán dụ cho sự vật gì:

                                  “Mồ hôi mà đổ xuống đồng

                         Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương”

  1. Chỉ người lao động
  2. Chỉ công việc lao động
  3. Chỉ kết quả con người thu được trong lao động
  4. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc, vất vả
  5. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Tìm những câu văn nêu trong văn bản Thánh Gióng sử dụng biện pháp tu từ so sánh? Ngoài ra còn có biện pháp tu từ nào không? Hãy liệt kê ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 2 (2 điểm): Em hãy nêu nghĩa của các từ: học hỏi, học tập, học hành, học lỏm.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

C

B

A

D

A

D

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

- Biện pháp tu từ so sánh

+ “Càng lạ hơn, hôm sau gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi”

+ “Tráng sĩ xông vào trận trận đánh giết chết như ngả rạ”

- Ngoài ra còn biện pháp điệp từ: vừa ngạc nhiên, vừa mừng rỡ, giặc, “một con ngựa bằng sắt; làm cho ta một bộ áo giáo bằng sắt, và rèn cho ta một cái roi mây cũng bằng sắt”

=> Nhấn mạnh  tính chất của sự vật, làm cho câu văn thêm hấp dẫn hơn

0,25 điểm

0,25 điểm

1 điểm

0,5 điểm

Câu 2

(2 điểm)

- Học hành: học và luyện tập để có hiểu biết, có kĩ năng

- Học lỏm: nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được ai trực tiếp dạy bảo

- Học hỏi: tìm tòi, hỏi han để học tập

- Học tập: học văn hóa có thầy, có chương trình, có hướng dẫn

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay