Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối Bài 6 Thực hành tiếng Việt 2: Dấu chấm phẩy; Nghĩa của từ ngữ; Biện pháp tu từ
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối tri thức Bài 6 Thực hành tiếng Việt 2: Dấu chấm phẩy; Nghĩa của từ ngữ; Biện pháp tu từ. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT 2
ĐỀ SỐ 1
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Đâu là phát biểu đúng về dấu chấm phẩy?
- Dấu chấm phẩy dùng để kết thúc câu nghi vấn
- Dấu chấm phẩy dùng để kết thúc câu cảm thán hay cầu khiến
- Dấu chấm phẩy dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép
- Dấu chấm phẩy dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép, đứng sau các bộ phận liệt kê
Câu 2: Trong ví dụ sau, tác giả đã sử dụng kiểu nhân hóa nào?
“Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương”
- Dùng từ vốn gọi người để gọi vật
- Dùng những từ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
- Trò chuyện, xưng hô với vật như với người
- Tất cả đều đúng
Câu 3: Câu nào dưới đây không sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ?
- Áo chàm đưa buổi phân li
- Người cha mái tóc bạc
- Ngày Huế đổ máu
- Mồ hôi mà đổ xuống đồ
Câu 4: Cách giải nghĩa nào của từ “núi” dưới đây là đúng?
- Chỗ đất nhô cao
- Ngược với sông
- Phần đất, đá nổi cao trên mặt đất (thường cao từ 200m trở lên)
- Còn gọi là sơn, non
Câu 5: Từ nào kết hợp được với “như lim”?
- Đỏ
- Đen
- Nâu
- Chắc
Câu 6: Phép ẩn dụ trong câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ nào?
“Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”
- Ẩn dụ hình thức
- Ẩn dụ cách thức
- Ẩn dụ phẩm chất
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Nêu tác dụng của dấu chấm phẩy.
Câu 2 (2 điểm): Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh?
GỢI Ý ĐÁP ÁN
- Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Đáp án |
D |
C |
B |
C |
D |
D |
- Phần tự luận
Câu hỏi |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
Tác dụng của dấu chấm phẩy: - Đánh dấu, xác định ranh giới giữa các vế ở trong một câu, hay có thể thấy ở những câu ghép phức tạp - Đánh dấu cho ranh giới cho những câu có sử dụng phép liệt kê |
1 điểm 1 điểm |
Câu 2 (2 điểm) |
- Điệp từ: + “Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi” + “Gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về” => Nhấn mạnh tài năng của Sơn Tinh, Thủy Tinh đều là những người có sức mạnh phi thường, đại điện cho từng biểu hiện của tự nhiên |
0,25 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,75 điểm |
ĐỀ SỐ 2
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Dấu chấm phẩy trong câu văn sau được dùng để làm gì ?
“Cái thằng mèo mướp bệnh hen cò cử quanh năm mà không chết ấy, bữa nay tất đi chơi đâu vắng; nếu có nó ở nhà đã thấy nó rên gừ gừ ở trên đầu ông đồ rau.”
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp
- Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo phức tạp
- Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo đơn giản
- Đánh dấu ranh giới giữa hai câu đơn
Câu 2: Một câu bao gồm:
- Một dấu chấm phẩy
- Nhiều dấu chấm phẩy
- Không có dấu chấm phẩy
- Cả hai đáp án A, B đều đúng
Câu 3: Điệp ngữ có tác dụng gì trong diễn đạt?
- Làm nổi bật vấn đề
- Làm tăng tính nhạc cho lời văn, lời thơ
- Làm sự vật hiện lên rực rỡ hơn
- Đáp án A và B
Câu 4: Xác định kiểu điệp ngữ trong câu sau:
“Anh đã tìm em, rất lâu, rất lâu
Cô gái Thạch Kim Thạch Nhọn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách giấy mở tung tăng trắng cả rừng chiều.”
- Điệp cách quãng
- Điệp ngữ chuyển tiếp
- Điệp ngữ nối tiếp
- Cả A và B
Câu 5: Khi nào một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp?
- Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác
- Khi nghĩa của từ ngữ đó trái ngược với nghĩa của một số từ ngữ khác
- Khi từ ngữ đó có cách phát âm giống với một số từ ngữ khác
- Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác
Câu 6: Trong các câu dưới đây, câu nào điền đúng vị trí của dấu chấm phẩy?
- Cốm không phải thức quà của người vội ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ;
- Cốm không phải; thức quà của người vội ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.
- Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ
- Cốm không phải thức quà của người vội ăn cốm phải ăn từng chút ít; thong thả và ngẫm nghĩ.
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Trong chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh, nhân vật Sơn tinh được gọi là thần núi. Trong tiếng Việt có những từ nào đồng nghĩa? Em hãy liệt kê ra và giải thích các từ đó?
Câu 2 (2 điểm): Theo em, điệp ngữ trông trong bài ca dao sau đã có tác dụng nhấn mạnh được ý nghĩa gì sâu sắc?
“Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời êm bể lặng mới yên tấm lòng.”
GỢI Ý ĐÁP ÁN
- Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Đáp án |
B |
D |
D |
C |
D |
C |
- Tự luận
Câu hỏi |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
- Sơn động: hang động do tự nhiên tạo ra - Giang sơn: đất nước, quốc gia - Sơn tặc: cướp ở trong núi - Sơn trang: nhà nghỉ ở trên núi |
0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 2 (2 điểm) |
- Điệp ngữ: “trông” - Tác dụng: Nhấn mạnh được ý nghĩa sâu sắc: + Người đi cấy phải luôn tính toán, lo lắng, mong mỏi rất nhiều điều để công việc đạt kết quả tốt + Từ kết quả tốt đấy thì bản thân mới được yên lòng |
1 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |