Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối Bài 4 Văn bản 3: Bài thơ "Đường núi" của Nguyễn Đình Thi
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 4 Văn bản 3: Bài thơ "Đường núi" của Nguyễn Đình Thi. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: BÀI THƠ ĐƯỜNG NÚI CỦA NGUYỄN ĐÌNH THI
ĐỀ SỐ 1
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Chọn chữ cái trước câu có đáp án trả lời đúng.
Câu 1: Điền vào chỗ trống: Nguyễn Đình Thi thuộc thế hệ trong....
- kháng chiến chống Mỹ
- kháng chiến chống Pháp
- thời kì đổi mới
- thời kì đấ nước bị chia cắt
Câu 2: Phương pháp biểu đạt của "Bài thơ đường núi của Nguyễn Đình Thi"?
- Tự sự
- Miêu tả
- Thuyết minh
- Nghị luận
Câu 3: Điền vào chỗ trống: Tác phẩm Bài thơ đường núi của Nguyễn Đình Thi....
- Là lời bình của tác giả về “Bài thơ đường núi của Nguyễn Đình Thi”, phân tích bức tranh của chiều rừng, hình ảnh bếp chiều. Bên cạnh đó, thể hiện sự đồng cảm của tác giả với nhà thơ
- Là bài nhận xét đánh giá nội dung tác phẩm
- Là bài nhận xét đánh giá nghệ thuật tác giả.
- Là bài phân tích không theo bố cục
Câu 4: Ý nào dưới đây là nét ấn tượng của bài bình thơ?
- Tác giả như muốn nói hết nỗi lòng của Nguyễn Đình Thi
- Tác giả đã cố gắng dùng những ngôn từ hay nhất để phân tích bài thơ
- Cả hai ý trên đều đúng
- Cả hai ý trên đều sai
Câu 5: Các chi tiết âm thanh “tiếng ai hát trên nương”, hình ảnh “dải áo chàm nay múa” và những chuyển động hối hả nhịp nhàng “bước chân bóng động nghiêng bờ núi” đã thể hiện điều gì?
- Hình ảnh con người hiện trong bài thơ với trái tim chịu nhiều đau thương, mất mát.
- Hình ảnh con người hiện trong bài thơ với nỗi nhớ quê hương da diết.
- Hình ảnh con người hiện trong bài thơ với tình yêu cuộc sống mãnh liệt.
- Hình ảnh con người hiện trong bài thơ với khát khao được sống và được yêu.
Câu 6: Người bình thơ đã thể hiện sự đồng cảm của mình với bài thơ như thế nào?
- Phân tích những đặc sắc của bài thơ, cảm nhận được nhịp điệu, mạch cảm xúc và hình ảnh của bài thơ.
- Chỉ phân tích mạch cảm xúc
- Phân tích từng nghệ thuật
- Chỉ phân tích nội dung đặc sắc
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Tác phẩm được chia làm mấy đoạn và nội dung chính mỗi đoạn là gì?
Câu 2: (2 điểm) Sự đồng cảm của người bình thơ với bài thơ được thể hiện qua?
ĐỀ SỐ 2
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả. Đường vắng mà lòng vui. Đi một mình mà lòng như ca hát ”
(trích Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi - Vũ Quần Phương)
Câu 1: Đoạn văn đề cập đến nội dung gì?
- sự ngưỡng mộ đến tài năng của Nguyễn Đình Thi
- sự trân trọng cái tài của Nguyễn Đình Thi
- nghệ thuật xây dựng thơ của Nguyễn Đình Thi
- cái tài viết thơ của Nguyễn Đình Thi
Câu 2: Giá trị nghệ thuật tác phẩm "Bài thơ đường núi của Nguyễn Đình" Thi là gì?
- Luận điểm rõ ràng, lý lẽ chặt chẽ
- Sử dụng phương pháp biểu đạt nghị luận văn học
- Dẫn chứng thuyết phục
- Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 3: Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
- miêu tả
- biểu cảm
- tự sự
- nghị luận
Câu 4: Khổ thơ trên có sử dụng biện pháp tu từ nào?
- ẩn dụ
- so sánh
- nhân hóa
- không sử dụng biện pháp nào
Câu 5: Trong đoạn văn trên, tác giả thể hiện những tình cảm gì?
- sự trân trọng
B. sự yêu mến
C. sự đồng cảm - sự ghen tị
Câu 6: Ngôi kể của đoạn trích là:
- Ngôi thứ nhất
- Ngôi thứ hai
- Ngôi thứ ba
- Xen kẽ ngôi hai và ngôi ba.
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm. Tác phẩm thuộc thể loại gì? Phương thức biểu đạt chính của Bài thơ “Đường núi” của Nguyễn Đình Thi là gì?
Câu 2: (2 điểm) Lí do Vũ Quần Phương khẳng định: “Cái tài của Nguyễn Đình Thi … tâm hồn của tác giả.”
=> Giáo án và PPT Ngữ văn 7 kết nối Bài 4: Bài thơ “Đường núi” của Nguyễn Đình Thi (Vũ Quần Phương)