Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối Bài 5 Văn bản 2: Chuyện cơm hến
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 5 Văn bản 2: Chuyện cơm hến. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: CHUYỆN CƠM HẾN
ĐỀ SỐ 1
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Chọn chữ cái trước câu có đáp án trả lời đúng.
Câu 1: Thể loại của "Chuyện cơm hến" là gì?
- Tản văn
- Tùy bút
- Truyện ngắn
- Truyền thuyết
Câu 2: Những sáng tác của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường thiên lấy cảm hứng từ:
- Ngợi ca vẻ đẹp đất nước và con người trên khắp mọi miền Tổ quốc, đặc biệt là Đà Nẵng.
- Ngợi ca vẻ đẹp đất nước và con người trên khắp mọi miền Tổ quốc, đặc biệt là Quảng Trị.
- Ngợi ca vẻ đẹp đất nước và con người trên khắp mọi miền Tổ quốc, đặc biệt là Huế.
- Ngợi ca vẻ đẹp đất nước và con người trên khắp mọi miền Tổ quốc, đặc biệt là Quảng Ngãi.
Câu 3: Nguyên liệu cơm hến bình dân bao gồm:
- Hn, bún tàu, giá đỗ
- Cua, bún tàu, rau sống
- Hến, phở, rau sống
- Hến, bún tàu, rau sống
Câu 4: Người Huế ăn cơm hến có gì đặc biệt?
- Để nguội
- Ăn nóng
- Ăn với gia vị đặc biệt
- Không có gì đặc biệt
Câu 5: Những chi tiết nào cho thấy cơm hến là món ăn bình dân?
- Cơm hến được chế biến từ những vật phẩm dân dã như: Cá Lẹp, kẹp rau mưng, cơm nguội và hến…
- Cơm hến được đựng trong những thẫu, những vịm bày trên một cái trẹc, o bán hến lấy ra bằng những chiếc gáo mù u nhỏ xíu, bàn tay thoăn thoắt mỗi thứ một ít.
- Cơm hến được đem bán rong tại các con phố.
- Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 6: Dưới góc nhìn của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, cơm hến có đặc điểm gì?
- Món ăn bình dân với nguyên liệu là những thứ dẫn dã, giản dị sẵn có trong cuộc sống của người dân lao động.
- Món ăn chỉ có của tầng lớp lao động thu nhập thấp.
- Món ăn dân gian có từ rất xưa, mang đậm dấu ấn văn hóa con người Huế nhưng đang mất dần ở hiện tại.
- Một món ăn mà không phải ai muốn cũng có thể trải nghiệm.
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Tác phẩm chia làm mấy phần và nội dung mỗi phần là gì?
Câu 2: (2 điểm) Tác giả viết: “một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa”. Em hiểu câu đó như thế nào?
ĐỀ SỐ 2
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi:
“Chị gánh hàng đi, dáng gầy mỏng manh, chiếc áo dài đen cũ kĩ, chiếc nón cời và tiếng rao lanh lảnh. Hồi nãy tôi đã đếm và biết gánh cơm trên vai chị có tất cả mười bốn vị. Bây giờ tôi mới phát hiện thêm vị thứ mười lăm, là lửa. Vâng, một bếp lửa chắt chiu, ấp ủ đi trong mưa suốt mùa đông, bền bỉ theo bước chân người…”
(trích Quê hương - Tế Hanh)
Câu 1: Đoạn văn đề cập đến nội dung gì?
- hình ảnh chị gánh hàng
- mùi vị cuối cùng của gánh cơm hến
- hình ảnh bếp lửa
- hình ảnh bước chân trong màu đông
Câu 2: Từ "lửa" đoạn văn trên có nghĩa gì?
- sự sống
- động lực
- ý chí
- gia vị
Câu 3: Khổ thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
- miêu tả
- biểu cảm
- tự sự
- nghị luận
Câu 4: Đoạn văn trên có sử dụng biện pháp tu từ nào?
- ẩn dụ
- so sánh
- nhân hóa
- không sử dụng biện pháp nào
Câu 5: Trong đoạn văn trên, tác giả thể hiện những cảm xúc gì?
- ngỡ ngàng
B. yêu mến
C. lo lắng - bồi hồi
Câu 6: “Vị thứ mười lăm” được tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường nhắc đến trong gánh cơm hến của chị bán cơm hến rong là:
- Một hình ảnh vừa thực, vừa mang tính tượng trưng.
- Một hình ảnh đẹp trong văn hóa Việt.
- Một hình ảnh hiếm được bắt gặp trong thơ văn.
- Không có ý nghĩa gì đặc biệt.
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Nêu thể loại, hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ và phương thức biểu đạt của tác phẩm
Câu 2: (2 điểm) Em hiểu như thế nào về hai dòng thơ: Hò … ơ … Trai Biên Hòa lụy gái Gò Me / Không vì sắc lịch, mà chỉ vì mê giọng hò…?
=> Giáo án và PPT Ngữ văn 7 kết nối Bài 5: Chuyện cơm hến (Hoàng Phủ Ngọc Tường)