Giáo án sinh học 10 kết nối bài 13: Khái quát về chuyển hóa vật chất và năng lượng (2 tiết)

Giáo án bài 13: Khái quát về chuyển hóa vật chất và năng lượng (2 tiết) sinh học 10 kết nối. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của sinh học 10 kết nối. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem video về mẫu Giáo án sinh học 10 kết nối bài 13: Khái quát về chuyển hóa vật chất và năng lượng (2 tiết)

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Sinh học 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Ngày soạn:.../..../....

Ngày dạy:.../..../....

CHƯƠNG 4: CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO

BÀI 13: KHÁI QUÁT VỀ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phát biểu được khái niệm chuyển hoá năng lượng trong tế bào.
  • Phân biệt được các dạng năng lượng trong chuyển hoá năng lượng ở tế bào.
  • Giải thích được năng lượng được tích luỹ và sử dụng cho các hoạt động sống của tế bào là dạng hoá năng (năng lượng tiềm ẩn trong các liên kết hoá học).
  • Phân tích được cấu tạo và chức năng của ATP về giá trị năng lượng sinh học.
  • Nêu được khái niệm chuyển hoá vật chất trong tế bào.
  • Trình bày được vai trò của enzyme trong quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng. Nêu được khái niệm, cấu trúc và cơ chế tác động của enzyme.
  • Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xúc tác của enzyme.
  1. Về năng lực
  • Năng lực sinh học:
  • Nhận thức sinh học:

+ Hiểu được quá trình chuyển hóa năng lượng trong tế bào; phân biệt các dạng năng lượng.

+ Trình bày được cấu tạo, chức năng của ATP; quá trình tổng hợp và phân giải ATP; cấu trúc, cơ chế tác động và vai trò của Enzyme.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng những hiểu biết về enzyme để giải thích một số vấn đề thực tiễn như hiện tượng không dung nạp được lactose; khi ăn nhiều sẽ bị đầy bụng, khó tiêu; khi sốt cao có nguy cơ tử vong.
  • Năng lực chung:
  • Năng lực diễn đạt bằng văn bản và giao tiếp: thông qua các hoạt động viết tóm tắt nội dung kiến thức, đọc được và thuyết trình trước tổ, nhóm hay trước lớp.
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác, lãnh đạo: thông qua thảo luận nhóm, rèn kĩ năng lắng nghe, chia sẻ, điều hành nhóm.
  • Năng lực tư duy logic và nghiên cứu khoa học: thông qua các hoạt động nghiên cứu tình huống giả định.
  • Tích hợp kiến thức của các môn học, kết nối kiến thức mới với kiến thức đã học và vận dụng những gì đã học vào giải quyết các vấn để của đời sống.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong quá trình hoạt động nhóm để thảo luận về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong tế bào.
  • Hiểu được, cảm nhận và đánh giá được năng lượng chính là yếu tố làm cho mọi hoạt động quá trình xảy ra trong tế bào, cơ thể và cả hệ sinh thái nói chung đều ảnh hưởng lẫn nhau.
  • Dần hình thành được tình yêu với thiên nhiên; nhu cầu khám phá, tìm tòi trong nghiên cứu và học tập môn Sinh học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên

- Hình ảnh về một số dạng năng lượng, cơ chế xúc tác của enzyme.

- Các câu hỏi liên quan đến bài học.

- Máy tính, máy chiếu.

  1. Đối với học sinh

- Vở ghi, SGK, SBT.

- Các đồ dùng học tập, tư liệu, hình ảnh,... liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú và tò mò cho HS trước khi bắt đầu bài học mới.
  3. Nội dung: GV cho HS tham gia một trò chơi vận động nhỏ, đặt câu hỏi và dẫn dắt vào bài học.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS (HS không nhất thiết phải trả lời đúng).
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đề nghị HS lập thành các đội và thi vật tay với nhau.

- Sau trò chơi, GV hỏi về cảm giác nhiệt độ cơ thể, đo nhiệt độ cơ thể và đặt câu hỏi về nguồn tạo ra năng lượng nhiệt độ đó: “Các em thấy sau khi tham gia trò chơi, cơ thể các em có thay đổi gì? Các em có cảm thấy nóng hơn so với lúc đầu không?”

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào hiểu biết cá nhân và nền tảng kiến thức đã học, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời câu hỏi của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong chia sẻ ý kiến cá nhân (HS không nhất thiết phải trả lời đúng).

- GV khuyến khích HS đóng góp ý kiến xây dựng bài.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tuyên dương tinh thần đóng góp xây dựng bài của HS và dẫn dắt vào bài mới: Để hiểu được vì sao thân nhiệt chúng ta lại tăng, hơi thở gấp gáp hơn sau khi hoạt động mạnh, chúng ta hãy cùng bắt đầu bài học ngày hôm nay – Bài 13: Khái quát về chuyển hóa vật chất và năng lượng.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ CHUYỂN HÓA

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về năng lượng và sự chuyển hóa

  1. Mục tiêu:

- Phát biểu được khái niệm chuyển hoá năng lượng trong tế bào.

- Phân biệt được các dạng năng lượng trong chuyển hoá năng lượng ở tế bào.

- Giải thích được năng lượng được tích luỹ và sử dụng cho các hoạt động sống của tế bào là dạng năng lượng hoá học (năng lượng tiềm ẩn trong các liên kết hóa học)

- Phân tích được cấu tạo và chức năng của ATP về giá trị năng lượng sinh học.

- Trình bày được quá trình tổng hợp và phân giải ATP gắn liền với quá trình tích luỹ, giải phóng năng lượng.

  1. Nội dung:

- GV sử dụng kĩ thuật công đoạn, chia lớp thành 3 nhóm lớn, mỗi nhóm lớn chia thành các nhóm nhỏ 4 HS hoạt động theo kĩ thuật khăn trải bàn.

- GV yêu cầu các nhóm nghiên cứu thông tin và quan sát các hình ảnh mục I (SGK tr.78 - 80) để tìm hiểu về năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng trong tế bào.

- Mỗi nhóm lớn sẽ hoàn thành những nhiệm vụ do GV phân công, sau đó các nhóm trao đổi bài với nhau.

  1. Sản phẩm học tập: Kết quả thảo luận của HS.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng kĩ thuật công đoạn, chia lớp thành 3 nhóm lớn, mỗi nhóm lớn chia thành các nhóm nhỏ 4 HS hoạt động theo kĩ thuật khăn trải bàn.

- GV yêu cầu các nhóm nghiên cứu thông tin và quan sát các hình ảnh mục I (SGK tr.78 - 80) để tìm hiểu về năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng trong tế bào. 

- Mỗi nhóm lớn sẽ hoàn thành những nhiệm vụ tương ứng với một nội dung:

●       Nhiệm vụ 1 (nhóm 1): Tìm hiểu các dạng năng lượng trong tế bào.

Đọc mục I.1 (SGK tr. 78 – 79) và trả lời các câu hỏi:

1. Năng lượng là gì? Năng lượng trong tế bào tồn tại ở những dạng nào?

2. Kể tên một số hoạt động, cấu trúc của tế bào/cơ thể có loại năng lượng đó.

●       Nhiệm vụ 2 (Nhóm 2): Tìm hiểu về ATP – “đồng tiền” năng lượng của tế bào.

- GV lấy ví dụ về viên pin sạc, yêu cầu HS kể về ứng dụng của viên pin sạc và đặt câu hỏi: Giả sử mỗi ứng dụng tương ứng với một hoạt động/phản ứng sinh hóa nào đó bên trong tế bào thì tế bào có viên pin sạc không? Nếu có thì đặc điểm nào giúp nó có được đặc tính của viên pin?

- GV giải thích cho HS: Viên pin sạc là vật mang năng lượng dễ dàng chuyển đổi, được sử dụng ở nhiều thiết bị khác nhau, điều kiện sử dụng khác nhau, dễ dàng vận chuyển, có thể nạp lại nhiều lần,... Trong tế bào cũng có một phân tử có vai trò tương tự viên pin, đó chính là ATP.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I.2 (SGK tr.79) và trả lời các câu hỏi:

1. Quan sát hình 13.1 (SGK tr.79) và cho biết chức năng của ATP trong tế bào. Giải thích.

2. Nêu cấu tạo của ATP.

3. ATP được phân giải và tổng hợp như thế nào?

●       Nhiệm vụ  3 (nhóm 3): Tìm hiểu sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.

- GV lấy ví dụ để HS dễ hình dung: Khi các em thực hiện hoạt động vật tay, cơ thể các em nóng lên; cầu thủ đang chạy trên sân; gỗ đang cháy;... đó đều là những hoạt động tiêu tốn (làm mất đi) năng lượng.

- HS đọc mục I.3 (SGK tr. 79 – 80) và thực hiện các yêu cầu:

1. Trình bày khái niệm chuyển hóa vật chất và năng lượng.

2. Cho ví dụ về quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.

- GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, hướng dẫn HS các nhóm thảo luận.

- Hết thời gian thảo luận, GV yêu cầu các nhóm trao đổi bài với nhau và ghi lại những thông tin chính trong mục I.

- GV yêu cầu các nhóm thi đua trả lời nhanh các câu hỏi phần Dừng lại và suy ngẫm (SGK tr.80).

* Gợi ý:

1. Một số dạng năng lượng tồn tại trong tế bào sinh vật:

- Động năng: là năng lượng làm vật khác di chuyển hay thay đổi trạng thái như nhiệt năng (ví dụ: nhiệt độ cơ thể), cơ năng (ví dụ: sự co cơ, vận động của các cơ quan), điện năng (ví dụ: xung thần kinh, chuỗi chuyền electron).

- Thế năng: là năng lượng tiềm ẩn do vị trí hoặc trạng thái của vật chất tạo ra như năng lượng trong các liên kết hóa học, sự chênh lệch về điện thế và nồng độ các chất giữa bên trong và bên ngoài tế bào.

2. Cấu tạo ATP:

ATP gồm 3 thành phần cơ bản là:

- Phân tử adenine: một cấu trúc vòng bao gồm các nguyên tử C, H và N.

- Phân tử đường ribose: một phân tử đường có 5 Carbon.

- Phần đuôi với 3 gốc phosphate. Khi liên kết giữa các gốc phosphate bị phá vỡ sẽ giải phóng năng lượng.

• Chức năng: ATP dự trữ năng lượng ngắn hạn để cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào ngay khi cần.

• ATP là “đồng tiền” năng lượng của tế bào vì:

- ATP có các liên kết phosphate cao năng dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng → Điều đó giúp ATP đáp ứng được việc cung cấp năng lượng một cách nhanh chóng, kịp thời cho tế bào.

- Trong tế bào, ATP thường xuyên được sinh ra và ngay lập tức được sử dụng cho mọi hoạt động sống của tế bào như tổng hợp và vận chuyển các chất, co cơ,…

3. Chuyển hóa năng lượng là sự chuyển đổi của năng lượng từ dạng này sang dạng khác và luôn tuân theo các quy luật vật lí cơ bản về nhiệt động học.

- Quá trình chuyển hóa vật chất luôn đi kèm với sự chuyển đổi năng lượng là bởi vì:

+ Trong tế bào, năng lượng được tích lũy chủ yếu trong các liên kết hóa học của các chất (vật chất). Khi năng lượng thay đổi thì thành phần cấu trúc của vật chất cũng thay đổi và ngược lại. Ví dụ: Với phân tử ATP, khi giải phóng năng lượng thì thành phần cấu trúc của ATP cũng sẽ bị thay đổi (ATP → ADP → AMP).

+ Các phản ứng hóa học trong tế bào và cơ thể cũng luôn có sự biến đổi về vật chất kèm theo sự biến đổi về năng lượng. Các phản ứng chuyển hóa vật chất trong có thể gồm: tổng hợp và phân giải. Các phản ứng tổng hợp các chất (đồng hóa) cần tiêu tốn năng lượng; các phản ứng phân giải các chất (dị hóa) kèm theo giải phóng năng lượng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm và hoàn thành các câu hỏi về nội dung nhóm mình tìm hiểu.

- Các nhóm trao đổi bài cho nhau để tổng hợp đầy đủ kiến thức cần tìm hiểu và chuẩn bị trả lời các câu hỏi.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm xung phong trả lời các câu hỏi ở phần Dừng lại và suy ngẫm.

- Các nhóm còn lại nhận xét, đóng góp ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét câu trả lời của HS, chốt kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo.

I. KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ CHUYỂN HÓA

1. Các dạng năng lượng trong tế bào

- Năng lượng là khả năng sinh công hay khả năng tạo nên sự chuyển động của vật chất.

- Trong tế bào, năng lượng tồn tại ở hai dạng:

+ Động năng: Năng lượng làm vật khác di chuyển hay thay đổi trạng thái, bao gồm nhiệt năng, cơ năng, điện năng.

+ Thế năng: Năng lượng tiềm ẩn do vị trí hoặc trạng thái của vật chất tạo ra, bao gồm năng lượng trong các liên kết hóa học, sự chênh lệch về điện thế và nồng độ các chất giữa bên trong và bên ngoài tế bào.

2. ATP – “đồng tiền” năng lượng của tế bào

- Mỗi phân tử ATP có cấu tạo gồm ba thành phần cơ bản là: phân tử adenine, phân tử đường ribose và 3 gốc phosphate

ATP có chức năng là dự trữ năng lượng. Phân tử ATP mang năng lượng loại hóa năng (năng lượng được dự trữ ở các liên kết hóa học).

- Trong tế bào ATP thường xuyên sinh ra và ngay lập tức được sử dụng cho mọi hoạt động sống như tổng hợp và vận chuyển các chất, co cơ... nên ATP là “đồng tiền” năng lượng của tế bào.

3. Sự chuyển hóa năng lượng trong tế bào

- Chuyển hóa năng lượng trong tế bào là tập hợp tất cả các phản ứng hóa học xảy ra bên trong tế bào làm chuyển đổi chất này thành chất khác.

- Khi năng lượng thay đổi thì thành phần cấu trúc của nó cũng thay đổi, tương tự như vậy thì các phản ứng hóa học trong tế bào và cơ thể sống cũng luôn có sự biến đổi về vật chất kèm theo sự biến đổi về năng lượng cho nên chuyển hóa vật chất luôn đi kèm với chuyển hóa năng lượng.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Sinh học 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD SINH HỌC 10 KẾT NỐI TRI THỨC

PHẦN MỞ ĐẦU

Giáo án sinh học 10 kết nối bài 1: Giới thiệu khái quát môn sinh học
Giáo án sinh học 10 kết nối bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống

PHẦN MỘT: SINH HỌC TẾ BÀO

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG Il THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO

Giáo án sinh học 10 kết nối bài 9: Thực hành - Quan sát tế bào

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 3: TRAO ĐỔI CHẤT QUA MÀNG VÀ TRUYỀN TIN TẾ BÀO

Giáo án sinh học 10 kết nối bài 12: Truyền tin tế bào

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 4: CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO

Giáo án sinh học 10 kết nối bài 19: Công nghệ tế bào

PHẦN HAI: SINH HỌC VI SINH VẬT VÀ VIRUS

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 6: SINH HỌC VI SINH VẬT

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT SINH HỌC 10 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án điện tử sinh học 10 kết nối bài 3: Các cấp tổ chức của thế giới sống
PHẦN MỘT: SINH HỌC TẾ BÀO

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG Il THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC TẾ BÀO

Giáo án điện tử sinh học 10 kết nối bài 9. Thực hành - Quan sát tế bào

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 3: TRAO ĐỔI CHẤT QUA MÀNG VÀ TRUYỀN TIN TẾ BÀO

Giáo án điện tử sinh học 10 kết nối bài 12: Truyền tin tế bào

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 4: CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO

Giáo án điện tử sinh học 10 kết nối bài 19: Công nghệ tế bào

PHẦN HAI: SINH HỌC VI SINH VẬT VÀ VIRUS

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 6: SINH HỌC VI SINH VẬT

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay