Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 kết nối Bài 23: Năng lượng. Công cơ học

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 kết nối tri thức Bài 23: Năng lượng. Công cơ học. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 23: NĂNG LƯỢNG. CÔNG CƠ HỌC

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trong hệ đơn vị SI, công được đo bằng:

  1. cal.         
  2. W.          
  3. J.            
  4. W/s.

Câu 2: Khi một vật trượt xuống trên một mặt phẳng nghiêng hợp với mặt phẳng ngang một góc α. Công do lực ma sát thực hiện trên chiều dài s của mặt phẳng nghiêng là

  1. AFms=μ.m.g.sinα
  2. AFms=−μ.m.g.cosα
  3. AFms=μ.m.g.sinα.s
  4. AFms=−μ.m.g.cosα.s

 

Câu 3: Lực nào sau đây không thực hiện công khi nó tác dụng vào vật đang chuyển động?

  1. Trọng lực.
  2. Lực ma sát.
  3. Lực hướng tâm.
  4. Lực hấp dẫn.

Câu 4: Đại lượng nào sau đây không phải là một dạng năng lượng?

  1. Cơ năng.
  2. Hóa năng.
  3. Nhiệt năng.
  4. Nhiệt lượng.

 

Câu 5: Một vật đang chuyển động dọc theo chiều dương của trục Ox thì bị tác dụng bởi hai lực có độ lớn là F1, F2 và cùng phương chuyển động. Kết quả là vận tốc của vật tăng lên theo chiều Ox. Phát biểu nào sau đây đúng?

  1. F1sinh công dương, F2không sinh công.
  2. F1không sinh công, F2sinh công dương.
  3. Cả hai lực đều sinh công dương.
  4. Cả hai lực đều sinh công âm.

Câu 6: Cho một vật có khối lượng 8 kg rơi tự do. Tính công của trọng lực trong giây thứ tư. Lấy g = 10 m/s2.

  1. 3800 (J).
  2. 2800 (J).
  3. 4800 (J).
  4. 6800 (J).

Câu 7: Khi đun nước bằng ấm điện thì có những quá trình chuyển hóa năng lượng chính nào xảy ra?

  1. Điện năng chuyển hóa thành động năng.
  2. Điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng.
  3. Nhiệt năng chuyển hóa thành điện năng.
  4. Nhiệt năng chuyển hóa thành cơ năng.

Câu 8: Một người nhấc một vật có m = 2 kg lên độ cao 2 m rồi mang vật đi ngang được một độ dịch chuyển 10 m. Công tổng cộng mà người đã thực hiện là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2.

  1. 40 J.
  2. 2400 J.
  3. 120 J.
  4. 1200 J.

Câu 9: Một bạn học sinh có khối lượng 50 kg đi lên một câu thang gồm 20 bậc cao 15 cm, dài 20 cm. Tính công tối thiểu mà bạn ấy phải thực hiện. Coi lực mà học sinh tác dụng lên mỗi bậc thang là không đổi trong quá trình di chuyển. Lấy gia tốc trọng trường là g = 10 m/s2.

  1. 1500 J
  2. 2000 J
  3. 2500 J
  4. 3000 J

Câu 10: Người ta kéo một cái thùng nặng 30 kg trượt trên sàn nhà nằm ngang bằng một dây hợp với phương nằm ngang một góc 45o, lực tác dụng lên dây là 150 N. Tính công của lực đó khi thùng trượt được 10 m.

  1. 1060 J.
  2. 10,65 J.
  3. 1000 J.
  4. 1500 J.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

D

C

D

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

B

A

A

A

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Chọn câu sai.

  1. Công của trọng lượng có thể có giá trị dương hay âm.
  2. Công của trọng lực không phụ thuộc dạng đường đi của vật.
  3. Công của lực ma sát phụ thuộc vào dạng đường đi của vật chịu lực.
  4. Công của lực đàn hồi phụ thuộc dạng đường đi của vật chịu lực.

 

Câu 2: Khi kéo một vật trượt lên trên một mặt phẳng nghiêng, lực tác dụng vào vật nhưng không sinh công là

  1. trọng lực.
  2. phản lực.
  3. lực ma sát.
  4. lực kéo.

Câu 3: Đáp án nào sau đây là đúng.

  1. Lực là đại lượng vectơ nên công cũng là đại lượng vectơ.
  2. Trong chuyển động tròn, lực hướng tâm thực hiện công vì có cả hai yếu tố: lực và độ dời của vật.
  3. Công của lực là đại lượng vô hướng và có giá trị đại số.
  4. Một vật chuyển động thẳng đều, công của hợp lực là khác không vì có độ dời của vật.

 

Câu 4: Năng lượng phát ra từ Mặt Trời có nguồn gốc là:

  1. năng lượng hóa học.
  2. năng lượng nhiệt.
  3. năng lượng hạt nhân.
  4. quang năng.

 

Câu 5: Một lực   có độ lớn không đổi tác dụng vào một vật đang chuyển động với vận tốc v theo các phương khác nhau như hình vẽ

Độ lớn của công do lực F thực hiện xếp theo thứ tự tăng dần là

  1. (a, b, c).
  2. (a, c, b).
  3. (b, a, c).
  4. (c, a, b).

 

Câu 6: Khi hạt mưa rơi, thế năng của nó chuyển hóa thành

  1. Nhiệt năng.
  2. Động năng.
  3. Hóa năng.
  4. Quang năng.

Câu 7: Một người nhấc một vật có m = 2 kg lên độ cao 2 m rồi mang vật đi ngang được một độ dịch chuyển 10 m. Công tổng cộng mà người đã thực hiện là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2.

  1. 40 J.
  2. 2400 J.
  3. 120 J.
  4. 1200 J.

 

Câu 8: Một vật khối lượng 2 kg bị hất đi với vận tốc ban đầu có độ lớn bằng 4 m/s để trượt trên mặt phẳng nằm ngang. Sau khi trượt được 0,8 m thì vật dừng lại. Công của lực ma sát đã thực hiện bằng:

  1. 16 J.
  2. -16 J.
  3. -8 J.
  4. 8 J.

Câu 9: Một thang máy khối lượng m = 600 kg chuyển động thẳng đứng lên cao 10 m. Tính công của động cơ để kéo thang máy lên khi thang máy đi lên nhanh dần đều với gia tốc a = 1 m/s2. Lấy g = 10 m/s2. Chọn chiều dương hướng lên trên.

  1. 6,6.104(J)
  2. 66.104(J)
  3. 75.104(J)
  4. 7,5.104(J)

Câu 10: Một con ngựa kéo một chiếc xe đi với vận tốc 14,4 km/h trên đường nằm ngang. Biết lực kéo có độ lớn F = 500 N và hợp với phương nằm ngang góc θ=30o. Tính công của con ngựa trong 30 phút. Coi xe chuyển động thẳng và không đổi chiều chuyển động

  1. 3117691,454 (J)
  2. 3117,6.105 (J)
  3. 301.105 (J)
  4. 301,65.105 (J)

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

B

C

C

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

A

B

A

A

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (4 điểm). Xây dựng một thiết bị sử dụng năng lượng tái tạo và giải thích nguyên tắc hoạt động của nó.

Câu 2 (6 điểm). Một thang máy khối lượng m = 800kg chuyển động thẳng đứng lên cao 10m. Tính công của động cơ để kéo thang máy đi lên khi:

a/Thang máy đi lên đều.

b/Thang máy đi lên nhanh dần đều với gia tốc 1m/s2. Lấy g = 10m/s2.

 GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Ví dụ, một đèn sạc bằng năng lượng mặt trời có thể được xây dựng để minh họa nguyên tắc này.

2 điểm

Câu 2

(6 điểm)

Chọn chiều dương là chiều chuyển động đi lên của thang máy

a/ Thang máy đi lên đều

= > FK = P = m.g = 800.10 = 8000 (N)

AF = F.s = 8000.10 = 80000 (J)

b/ Thang máy đi lên nhanh dần đều:

FK – P = ma = > FK = P + ma = 8800 (N)

AF = F.s = 8.800.10 = 88000(J)

2 điểm

1,5 điểm

1,5 điểm

1,5 điểm

1,5 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Ô tô 2 tấn chuyển động thẳng nhanh dần đều từ vị trí đứng yên sau khi đi được 200m đạt vận tốc 20m/s. Biết hệ số ma sát là 0,2 tính công lực phát động và lực ma sát, cho g = 10m/s2

 Câu 2 (4 điểm). Tác dụng lực không đổi 150N theo phương hợp với phương ngang góc 30o vào vật khối lượng 80kg làm vật chuyển động được quãng 20m. Tính công của lực tác dụng. 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

m = 2000kg; s = 200m; vo = 0; v = 20m/s; µ = 0,2; g = 10m/s2

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe

v2 – vo2 = 2as = > a = 1(m/s2)

Fms = µ.N = µ.mg = 4000N

Áp dụng định luật II Newton theo phương ngang

FK – Fms = ma = > FK = Fms + ma = 6000 (N)

AF = FK.s = 6000.200 = 1,2.106 (J)

AFms = -Fms.s = 4000.200 = 0,8.106(J)

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

(4 điểm)

A = F.s.cosα = 150.20.cos30o = 2598(J)

4 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Năng lượng phát ra từ Mặt Trời có nguồn gốc là:

  1. năng lượng hóa học.
  2. năng lượng nhiệt.
  3. năng lượng hạt nhân.
  4. quang năng.

 

Câu 2: Công của trọng lực khi vật rơi tự do:

  1. Bằng tích của khối lượng với gia tốc rơi tự do và hiệu độ cao hai đầu quỹ đạo.
  2. Phụ thuộc vào hình dạng và kích thước đường đi.
  3. Chỉ phụ thuộc vào vị trí đầu và vị trí cuối đường đi.
  4. Không phụ thuộc vào khối lượng của vật di chuyển.

Câu 3: Một ô tô chạy đều trên đường với vận tốc 72 km/h. Công suất trung bình của động cơ là 60 kW. Công của lực phát động của ô tô khi chạy được quãng đường 6 km là:

  1. 1,8.106J.
  2. 15.106J.
  3. 1,5.106J.
  4. 18.106J.

 

Câu 4: Cho một vật có khối lượng 8 kg rơi tự do. Tính công của trọng lực trong giây thứ tư. Lấy g = 10 m/s2.

  1. 3800 (J).
  2. 2800 (J).
  3. 4800 (J).
  4. 6800 (J).

 

  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm). Nêu ví dụ về năng lượng cơ học.

Câu 2 (3 điểm). Làm thế nào công cơ học liên quan đến năng lượng?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

A

D

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Năng lượng cơ học có thể là năng lượng chuyển động của vật (đối với đối tượng di chuyển) hoặc năng lượng tiềm năng (đối với đối tượng nằm ở độ cao).

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Công cơ học nghiên cứu về cách năng lượng được chuyển đổi và tận dụng trong các quá trình cơ học.

3 điểm

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Công suất của một người kéo một thùng nước chuyển động đều khối lượng 15 kg từ giếng sâu 6 m lên trong 20 giây (g = 10 m/s2) là:

  1. 90 W.
  2. 45 W.
  3. 15W.
  4. 4,5W.

Câu 2: Một vật khối lượng 8 kg được kéo đều trên sàn bằng 1 lực 20 N hợp với phương ngang 1 góc α = 30°. Khi vật di chuyển 1 m trên sàn, lực đó thực hiện được công là:

  1. 10 J.
  2. 20 J.
  3. 10J.
  4. 20J.

Câu 3: Một vật có khối lượng 2 kg rơi tự do từ độ cao 10 m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 9,8 m/s2. Trong thời gian 1,2 s kể từ lúc bắt đầu thả vật, trọng lực thực hiện một công bằng?

  1. 196 J.
  2. 138,3 J.
  3. 69,15 J.
  4. 34,75J.

 

Câu 4: Mỗi tế bào cơ trong cơ thể người có thể coi như một động cơ siêu nhỏ, khi con người hoạt động, tế bào cơ sử dụng năng lượng hoá học để thực hiện công. Trong mỗi nhịp hoạt động, tế bào cơ có thể sinh một lực 1,5.10−12 N để dịch chuyển 8 nm. Tính công mà tế bào cơ sinh ra trong mỗi nhịp hoạt động.

  1. 1,2.10-20J.
  2. 1,37.10-20J.
  3. 1,26.10-20J.
  4. 1,92.10-20J.
  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm). Giải thích tại sao năng lượng mặt trời là một nguồn năng lượng tái tạo quan trọng.

Câu 2 (3 điểm). Tại sao cần phải tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng trong công nghiệp? 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

C

B

A

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Năng lượng mặt trời không làm ô nhiễm môi trường và không giới hạn.

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Tối ưu hóa giúp giảm lượng năng lượng tiêu thụ và giảm tác động tiêu cực đến môi trường.

3 điểm

=> Giáo án vật lí 10 kết nối bài 23: Năng lượng. Công cơ học (2 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay