Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 kết nối Bài 34: Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 kết nối tri thức Bài 34: Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 34: KHỐI LƯỢNG RIÊNG. ÁP SUẤT CHẤT LỎNG
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Phát biểu nào sau đây về khối lượng riêng là đúng?
- Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
- Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3có nghĩa là 1 cm3sắt có khối lượng 7800 kg.
- Công thức tính khối lượng riêng là ρ = m.V.
- Khối lượng riêng bằng trọng lượng riêng.
Câu 2: Chọn phát biểu đúng.
- Áp suất nước ở đáy bình chứa chỉ phụ thuộc vào diện tích mặt đáy.
- Áp suất chất lỏng phụ thuộc vào hình dạng và kích thước của bình chứa.
- Áp suất chất lỏng tại một điểm bất kì trong chất lỏng có tác dụng như nhau theo mọi hướng.
- Tại một điểm bất kì trong chất lỏng, áp suất chất lỏng có chiều hướng xuống.
Câu 3: Áp suất chất lỏng tại một điểm bất kì trong lòng chất lỏng phụ thuộc vào
- khối lượng chất lỏng.
- trọng lượng của chất lỏng.
- thể tích của chất lỏng.
- độ sâu của điểm đang xét (so với mặt thoáng chất lỏng).
Câu 4: Đơn vị nào không phải đơn vị đo của áp suất là:
- Pa (Pascan).
- kg/m3.
- mmHg (milimet thủy ngân).
- atm (atmôtphe).
Câu 5: Một người tập yoga. Tư thế thứ nhất là đứng hai chân trên sàn, tư thế thứ hai là đứng một chân trên sàn, tư thế thứ ba là nằm trên sàn. Sự so sánh nào sau đây về áp lực và áp suất của người đó trong ba tư thế trên là đúng?
- F1=F2=F3và p1=p2=p3
- F1=F2=F3và p2>p1>p3
- F1=F2=F3và p1>p2>p3
- F2>F1>F3và p2>p1>p3
Câu 6: Có ba bình như nhau đựng ba loại chất lỏng có cùng độ cao. Bình (1) đựng cồn, bình (2) đựng nước, bình (3) đựng nước muối. Gọi p1, p2, p3 là áp suất khối chất lỏng tác dụng lên đáy các bình (1), (2), (3). Điều nào dưới đây là đúng?
- p1> p2> p3
- p2> p1> p3
- p3> p2> p1
- p2> p3> p1
Câu 7: Biết thể tích các chất chứa trong bốn bình ở Hình 34.1 bằng nhau, S1=S2=S3=4S4; ρcát=3,6ρnướcmuối=4ρnước. Sự so sánh nào sau đây về áp lực của các chất trong bình tác dụng lên đáy bình là đúng?
- F1=F2=F3=F4
- F1>F4>F2>F3
- F1>F4>F2=F3
- F4>F3>F2=F1
Câu 8: Một bình trụ đế nằm ngang diện tích 50 cm2 chứa 1 L nước, biết ρH2O = 1 000 kg/m3. Tính áp suất ở đáy bình. Biết áp suất của khí quyển là 1,013. 105 Pa.
- 1,378.105Pa.
- 1,219.105Pa.
- 1,032.105Pa.
- 1,129.105Pa.
Câu 9: Tính khối lượng của một khối đá hoa cương dạng hình hộp chữ nhật có kích thước 2,0 m x 3,0 m x 1,5 m. Biết khối lượng riêng của đá hoa cương là ρ = 2750 kg/m3.
- 2475 kg.
- 24750 kg.
- 275 kg.
- 2750 kg.
Câu 10: Một vật có dạng hình hộp chữ nhật có kích thước 20 x 10 x 5 cm đặt trên mặt bàn nằm ngang. Biết khối lượng riêng của chất làm vật ρ = 1840 kg/m3. Tính áp suất lớn nhất và nhỏ nhất khi vật đó tác dụng lên mặt bàn.
- 1840 Pa và 368 Pa.
- 1840 Pa và 920 Pa.
- 3680 Pa và 1840 Pa.
- 3680 Pa và 920 Pa.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
A |
C |
D |
B |
B |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
C |
C |
C |
B |
D |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Áp lực là:
- Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
- Lực ép có phương song song với mặt bị ép.
- Lực ép có phương tạo với mặt bị ép một góc bất kì.
- Lực ép có phương trùng với mặt bị ép.
Câu 2: Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng?
- Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
- Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép.
- Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ nghịch với độ sâu.
- Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng khác nhau.
Câu 3: Muốn tăng áp suất thì:
- giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ.
- giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực.
- tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ.
- tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực.
Câu 4: Muốn đo khối lượng riêng của quả cầu bằng sắt người ta dùng những dụng cụ gì?
- Chỉ cần dùng một cái cân.
- Chỉ cần dùng một lực kế.
- Cần dùng một cái cân và bình chia độ.
- Chỉ cần dùng một bình chia độ.
Câu 5: Sự so sánh nào sau đây về áp suất của các chất trong bình tác dụng lên đáy bình ở câu trên là đúng?
- p1=p2=p3=p4
- p4>p1>p3>p2
- p1>p4>p2=p3
- p1>p2>p3=p4
Câu 6: Trong thí nghiệm vẽ ở Hình 34.2, ban đầu cân thăng bằng. Sau đó nhúng đồng thời cả hai vật chìm trong nước ở hai bình khác nhau. Phương án nào sau đây là đúng?
- Cân nghiêng về bên trái.
- Cân nghiêng về bên phải.
- Cân vẫn thăng bằng.
- Chưa xác định được vì chưa biết độ sâu của nước trong các bình.
Câu 7: Một thùng đựng đầy nước cao 80 cm. Áp suất tại điểm A cách đáy 20 cm là bao nhiêu? Biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3.
- 8000 N/m2.
- 2000 N/m2.
- 6000 N/m2.
- 60000 N/m2.
Câu 8: Thả một vật không thấm nước vào nước thì 35 thể tích của nó bị chìm. Hỏi khi thả vào trong dầu thì bao nhiêu phần thể tích của vật sẽ bị chìm? Cho khối lượng riêng của dầu và nước lần lượt là 800 kg/m3 và 1000 kg/m3.
Câu 9: Có một vật làm bằng kim loại, khi treo vật đó vào một lực kế và nhúng chìm trong một bình tràn đựng nước thì lực kế chỉ 8,5 N đồng thời lượng nước tràn ra có thể tích 0,5 lít. Hỏi vật đó có khối lượng là bao nhiêu và làm bằng chất gì? Cho khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3.
- 13,5 kg – Nhôm.
- 13,5 kg – Đá hoa cương.
- 1,35 kg – Nhôm.
- 1,35 kg – Đá hoa cương.
Câu 10: Bức tượng phật Di Lặc tại chùa Vĩnh Tràng (Mỹ Tho, Tiền Giang) là một trong những bức tượng phật khổng lồ nổi tiếng trên thế giới. Tượng cao 20 m, nặng 250 tấn. Thể tích đồng được dùng để đúc bước tượng trên có giá trị là bao nhiêu? Biết khối lượng riêng của đồng là 8900 kg/m3.
- 280,8 m3.
- 2,808 m3.
- 2808 m3.
- 28,08 m3.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
A |
A |
B |
C |
C |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
B |
C |
A |
C |
D |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (4 điểm). Một con tàu bị thủng lỗ nhỏ ở đáy. Lỗ thủng cách mặt nước 2,2 m. Người ta đã đặt một miếng vá áp vào lỗ thủng từ phía trong. Cần một lực tối thiểu bao nhiêu để có thể giữ miếng vá nếu lỗ thủng rộng 150 cm2 và trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3
Câu 2 (6 điểm). Một thùng đựng đầy nước cao 80cm. Áp suất tại điểm A cách đáy 20cm là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) |
Áp suất do nước gây ra tại vị trí chỗ thủng là: p = d.h = 10000.2,2 = 22000 (N/m2) Lực tối thiểu để giữ miếng vá: F = p.S = 22000.0,015 = 330 (N) |
2 điểm 2 điểm |
Câu 2 (6 điểm) |
Ta có: Khoảng cách từ điểm A đến mặt thoáng là: h = 0,8 – 0,2 = 0,6m Trọng lượng riêng của nước: d =10000N/m3 => Áp suất của nước tác dụng lên điểm A là: |
2 điểm 2 điểm 2 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 (6 điểm). Đáy của một con tàu bị thủng ở độ sâu 1,2 m. Người ta sửa tạm thời bằng cách đặt một miếng vá áp vào lỗ thủng từ phía trong. Biết lỗ thủng rộng 200cm2. Hỏi lực tối thiểu bằng bao nhiêu để được giữ miếng vá? Lấy g = 10 m/s2.
Câu 2 (4 điểm). Một thùng hình trụ cao 1,7 m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước tác dụng lên điểm A cách đáy bình 80 cm? Biết khối lượng riêng của nước biển là 1030 kg/m3. Lấy g = 10 m/s2.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
Áp suất lên miếng vá khi ở độ sâu 1,2m là: Vì trong con tàu cũng có áp suất khí quyển . Vậy nên để có thể giữ được miếng vá từ phía trong, thì lực tối thiểu phải bằng áp lực của nước lên miếng với |
3 điểm 3 điểm |
Câu 2 (4 điểm) |
Khoảng cách từ điểm A đến mặt thoáng chất lỏng là: h1 = h - h2 = 1,7 - 0,8 = 0,9 (m). Áp suất do nước biển gây ra tại điểm A là: p=ρ.g.h1=1030.10.0,9=9270 (Pa). |
2 điểm 2 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Một khối sắt đặc hình hộp chữ nhật, có kích thước các cạnh tương ứng là 50 cm x 30 cm x 15 cm. Hỏi người ta phải đặt khối sắt đó như thế nào để áp suất của nó gây lên mặt sàn là 39 000 N/m2. Biết khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3.
- Đặt thẳng đứng với mặt đáy có các cạnh là 30 cm x 15 cm.
- Đặt nằm ngang với mặt đáy có các cạnh là 50 cm x 30 cm.
- Đặt nằm ngang với mặt đáy có các cạnh là 50 cm x 15 cm.
- Không có cách nào thỏa mãn.
Câu 2: Cho ba bình giống hệt nhau đựng 3 chất lỏng: rượu, nước và thủy ngân với cùng một thể tích như nhau. Biết khối lượng riêng của thủy ngân là ρHg = 13600 kg/m3, của nước là ρnước = 1000 kg/m3, của rượu là ρrượu = 800 kg/m3. Hãy so sánh áp suất của chất lỏng lên đáy của các bình:
- pHg< pnước< prượu.
- pHg> prượu> pnước.
- pHg> pnước> prượu.
- pnước> pHg> prượu.
Câu 3: Tính độ chênh lệch áp suất giữa 2 điểm nằm trong nước, trong thủy ngân trên hai mặt phẳng nằm ngang cách nhau 20 cm. Biết ρH2O = 1 000 kg/m3; ρHg = 13 600 kg/m3 và g = 9,8 m/s2.
- 1 137 Pa, 15 371 Pa.
- 1 327 Pa, 25 619 Pa.
- 1 960 Pa, 26 656 Pa.
- 1 921 Pa, 31 198Pa.
Câu 4: Một ngôi nhà gỗ có 8 cột đặt trên những viên đá hình vuông cạnh 40 cm. Nền đất ở đây chỉ chịu được tối đa áp suất 2.105 Pa. Để an toàn, người ta thiết kế sao cho áp suất ngôi nhà tác dụng lên nền đất chỉ bằng 50% áp suất trên. Hỏi ngôi nhà chỉ có thể có khối lượng tối đa là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2.
- 12,8 tấn.
- 18,2 tấn.
- 6,37 tấn.
- 9,14 tấn.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm). Công thức tính áp suất của khối chất lỏng tác dụng lên đáy bình?
Câu 2 (3 điểm). Một cuốn sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang, chỉ ra cặp lực cân bằng trong trường hợp trên.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
A |
C |
C |
A |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
Công thức tính áp suất của khối chất lỏng tác dụng lên đáy bình là: p=ρ.g.h trong đó h là độ sâu của chất lỏng so với mặt thoáng. |
3 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
Trọng lực và lực đẩy của mặt bàn lên cuốn sách, vì hai lực này cùng phương, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau, cùng tác dụng lên một vật. |
3 điểm |
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Một bình trụ đế nằm ngang diện tích 50 cm2 chứa 1 L nước, biết ρH2O = 1 000 kg/m3. Tính độ chênh lệch áp suất giữa đáy bình và mặt thoáng của nước.
- 2 107 Pa.
- 1 960 Pa.
- 1 294 Pa.
- 1 290 Pa
Câu 2: Một miếng hợp kim hình trụ bằng vàng và đồng được treo vào một lực kế điện tử, lực kế chỉ F1 = 5,67 N. Khi nhúng miếng hợp kim ngập hoàn toàn trong nước thì lực kế chỉ F2 = 5,14 N. Biết khối lượng riêng của nước ρ1=1g/cm3, của vàng ρ2=19,3g/cm3, của đồng ρ3=8,6g/cm3. Lấy g = 10 m/s2.
Tính thể tích của miếng hợp kim bằng cách dùng phương trình cơ bản của thủy tĩnh học.
- 27 cm3.
- 53 cm3.
- 49 cm3.
- 11 cm3.
Câu 3: Một thùng cao 2 m đựng một lượng nước cao 1,2 m. Áp suất của nước tác dụng lên đáy thùng là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.
- 12000 Pa.
- 1200 Pa.
- 120 Pa.
- 20000 Pa.
Câu 4: Khi nhúng một khối lập phương vào nước, mặt nào của khối lập phương chịu áp lực lớn nhất của nước?
- Áp lực như nhau ở cả 6 mặt.
- Mặt trên.
- Mặt dưới.
- Các mặt bên.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm). Tác dụng của áp lực lên mặt bị ép càng lớn khi nào?
Câu 2 (3 điểm). Áp suất chất lỏng tại một điểm trong lòng chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố nào?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
B |
B |
A |
C |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
Tác dụng của áp lực lên mặt bị ép càng lớn khi cường độ áp lực càng lớn và diện tích mặt bị ép càng nhỏ. |
3 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
Công thức áp suất chất lỏng: p = ρgh. Vì vậy, áp suất chất lỏng tại một điểm trong lòng chất lỏng phụ thuộc vào độ sâu của điểm đó (so với mặt thoáng của chất lỏng). |
3 điểm |
=> Giáo án vật lí 10 kết nối tri thức bài 34: Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng (3 tiết)