Đề thi cuối kì 1 công dân 7 kết nối tri thức (Đề số 6)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 7 kết nối tri thức Cuối kì 1 Đề số 6. Cấu trúc đề thi số 6 học kì 1 môn Công dân 7 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án giáo dục công dân 7 kết nối tri thức (bản word)

        PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

        TRƯỜNG THCS…………...

Chữ kí GT2: ...........................

         

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7

  KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

ĐỀ BÀI

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

Câu 1 (0,25 điểm). Ý nghĩa của việc giữ chữ tín là gì?

A. Người giữ chữ tín sẽ khó hợp tác và thành công trong công việc.

B. Khi giữ chữ tín luôn chịu thiệt thòi hơn khi hợp tác kinh doanh với người khác. 

C. Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người tin tưởng, tôn trọng.

D. Giữ chữ tín sẽ làm cuộc sống bị bó buộc theo khuôn mẫu. 

Câu 2 (0,25 điểm). Biểu hiện không có chữ tín là gì?

A. Nói một đằng làm một nẻo. 

B. Biết trọng lời hứa, đúng hẹn.

C. Trung thực.

D. Thống nhất giữa lời nói và việc làm.

Câu 3 (0,25 điểm). Người biết giữ chữ tín sẽ như thế nào?

A. Không được tin tưởng.

B. Bị xem thường.  

C. Bị lợi dụng.

D. Được mọi người tin tưởng. 

Câu 4 (0,25 điểm). Biểu hiện nào dưới đây không phải của hành vi không giữ chữ tín?

A. Biết trọng lời hứa, đúng hẹn.

B. Trung thực, thống nhất giữa lời nói và việc làm.

C. Thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của bản thân. 

D. Đi làm muộn, tham gia họp muộn thường xuyên.

Câu 5 (0,25 điểm).  Hành động nào sau đây là đúng đối với người biết giữ chữ tín?

A. Kí cam kết với nhà trường và thực hiện đúng cam kết.

B. Có thói quen vay tiền, mượn đồ của bạn rồi “quên " không trả.

C. Thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

D. Hay đi làm trễ. 

Câu 6 (0,25 điểm). Tại sao người thất tín sẽ khó có được các mối quan hệ thân thiết, tích cực? 

A. Thất hứa dẫn đến dần dần làm mất lòng tin của mọi người đối với mình, không biết tin tưởng người khác. 

B. Người thất tín không có ý chí, động lực để tốt hơn trong tương lai.

C. Người thất tín thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

D. Người thất tín hay đi làm trễ. 

Câu 7 (0,25 điểm). Nhận định nào sau đây không đúng khi bàn về giữ chữ tín?

A. Thất tín dù chỉ một lần cũng sẽ ảnh hưởng đến người khác. 

B. Làm tốt công việc như đã cam kết chính là giữ chữ tín. 

C. Chỉ người lớn mới cần giữ chữ tín, trẻ con chưa cần giữ chữ tín. 

D. Người thất tín có thể được lợi trước mắt nhưng chịu thiệt hại lâu dài. 

Câu 8 (0,25 điểm). Bố mẹ hứa sẽ mua đàn cho Mận nếu bạn đạt danh hiệu Học sinh Giỏi. Mận đã cố gắng học và đã đạt được danh hiệu đó nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh, công việc khó khăn, thu nhập giảm nên bố mẹ vẫn chưa mua đàn cho Mận. 

Nếu là Mận em sẽ làm gì? 

A. Không bao giờ tin tưởng bố mẹ nữa vì họ đã thất hứa.

B. Yêu cầu bố mẹ mua đàn theo như lời hứa.

C. Yêu cầu bố mẹ phải đền tiền do không thực hiện đúng theo lời hứa.

D. Thông cảm với bố mẹ và xin bố mẹ mua một món quà có giá trị vật chất nhỏ hơn để phù hợp với thu nhập, điều kiện kinh tế của gia đình.

Câu 9 (0,25 điểm). Việt Nam là đất nước không có 

A. kho tàng di sản văn hoá mang màu sắc tương đồng với các nước khác

B. chỉ có một số ít các di sản văn hóa còn tồn tại cho đến nay.  

C. kho tàng di sản văn hoá đa dạng.

D. kho tài nguyên khoáng sản vô hạn. 

Câu 10 (0,25 điểm). Quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hoá được thể hiện trong văn bản nào hiện nay? 

A. Luật Nhà ở 2014.

B. Luật Đất Đai 2014.

C. Bộ luật Dân sự 2015.

D. Luật Di sản văn hoá năm 2001. 

Câu 11 (0,25 điểm). Ý nghĩa nào dưới đây không của việc bảo tồn di sản văn hóa?

A. Góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

B. Làm phong phú kho tàng di sản văn hoá thế giới 

C. Phân biệt được giữa di sản văn hóa quốc gia và thế giới

D. Giữ các di sản văn hóa làm của miền.

Câu 12 (0,25 điểm). Ý nào dưới đây không phải nghĩa của việc bảo tồn di sản văn hóa?

A. Góp phần quan trọng vào việc giáo dục lịch sử, vun đắp truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

B. Góp phần xây dựng và quảng bá hình ảnh quốc gia, truyền bá các giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học và thẩm mĩ quan trọng của di sản văn hoá Việt Nam ra thế giới. 

C. Giao lưu văn hoá và hợp tác phát triển kinh tế, xã hội bền vững. 

D. Góp phần phá hủy các giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học và thẩm mĩ quan trọng của di sản văn hoá Việt Nam ra thế giới. 

Câu 13 (0,25 điểm).  Di sản văn hóa vật thể bao gồm?

A. Di tích lịch sử - văn hóa và tài nguyên thiên nhiên. 

B. Danh lam thắng cảnh và tài nguyên thiên nhiên. 

C. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường. 

D. Di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Câu 14 (0,25 điểm). Học sinh có trách nhiệm gì trong việc bảo tồn di sản văn hóa? 

A. Chỉ bảo vệ di tích lịch sử – văn hóa đã được Nhà nước xếp hạng.

B. Học sinh không có trách nhiệm trong việc bảo tồn di sản văn hóa.

C. Đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá. 

D. Chỉ có nhà nước mới có thẩm quyền trong việc bảo tồn di sản văn hóa.

Câu 15 (0,25 điểm). Khi tranh luận về di sản văn hoá của dân tộc, các bạn lớp Tuấn có các ý kiến khác nhau. 

Theo em, ý kiến nào sau đây là đúng?

A. Danh lam thắng cảnh là những cảnh đẹp do thiên nhiên tạo ra như vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng,...

oá của dân tộc nói chung là những phong tục, tập quán, các món ăn hằng ngày. 

C. Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm do các thế hệ trước tạo ra, được lưu truyền đến các thế hệ sau, có giá trị đối với đất nước. 

D. Danh lam thắng cảnh là những cảnh đẹp do con người làm ra. 

Câu 16 (0,25 điểm). Tính đến năm 2022, Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận?

A. 14.                          B. 15.                              C. 16.                              D. 17. 

Câu 17 (0,25 điểm). Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào là vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa? 

A. Học tập, tìm hiểu về di tích lịch sử - văn hoá.

B. Đập phá các di sản văn hoá.

C. Đem nộp cổ vật mình tìm được cho cơ quan có thẩm quyền.

D. Tố cáo hành vi xâm phạm các di tích lịch sử - văn hoá.

Câu 18 (0,25 điểm). Đâu không phải là cách giải quyết hợp lí cho X trong trường hợp: “X cảm thấy mệt mỏi, uể oải suốt ngày”?

A. X nên uống thuốc hạ sốt để khỏi ốm.

B. X nên đi gặp bác sĩ để điều trị bệnh mất trí nhớ của mình.

C. X nên đi tập thể dục, chơi thể thao hay học một thứ gì đó để cảm thấy tươi mới.

D. X nên giấu kín không để cho người khác biết.

Câu 19 (0,25 điểm). Một nguyên nhân chủ quan gây ra căng thẳng có thể là

A. gặp khó khăn, thất bại, biến cố trong đời sống.

B. luôn có tinh thần tự tôn dân tộc.

C. luôn mặc cảm hoặc dồn ép bản thân về một vấn đề.

D. sống vô tư, không nghĩ đến chuyện ngày mai, sau này.

Câu 20 (0,25 điểm). Đâu là một trong những cách để ứng phó với căng thẳng?

A. Làm nhiều bài tập đến đêm khuya.

B. Không tâm sự với ai.

C. Suy nghĩ tiêu cực.

D. Viết nhật kí.

Câu 21 (0,25 điểm). “Bài kiểm tra môn Vật lí của Nam được 5 điểm nên cậu buồn và lo lắng vì sợ về nhà bị mẹ mắng bởi bạn thường được điểm cao. Nam đã giấu bài kiểm tra đi nhưng bị mẹ phát hiện. Nam hứa với mẹ sẽ làm bài kiểm tra thật tốt trong dịp thi cuối học kì để gỡ lại điểm. Tuy nhiên, trong giờ thi việc nhất định phải được điểm cao khiến Nam căng thẳng, không nhớ được công thức. Để giải quyết việc này, Nam đã mở tài liệu và bị huỷ bài thi. Vì quá sợ mẹ nên Nam đã đi lang thang, Nam không dám về nhà.”

Em nhận xét thế nào về cách ứng phó của Nam trước tình huống gây tâm lí căng thẳng Nam gặp phải?

A. Cách ứng phó của Nam là không phù hợp. Việc Nam giấu bài kiểm tra bị điểm thấp đi cho thấy Nam là một người hèn nhát, không dám đương đầu với những khó khăn.

B. Cách ứng phó của Nam là không phù hợp. Việc gian lận trong thi cử là một việc làm sai; việc không về nhà sẽ khiến gia đình lo lắng, và có thể gây ra hậu quả khó lường.

C. Cách ứng phó của Nam là hợp lí. Với những bà mẹ độc ác và ngu ngốc như vậy thì bỏ nhà ra đi là một giải pháp hay để thoát khỏi cái gông cùm cứng nhắc.

D. Cách đối phó của Nam là hợp lí vì làm thế sẽ khiến mẹ Nam sợ hãi và không dám ép buộc Nam phải được điểm cao nữa. Còn việc gian lận trong lúc thi thì cũng chỉ là do ép buộc.

Câu 22 (0,25 điểm). Đâu không phải là một cách để ứng phó với căng thẳng?

A. Lập kế hoạch một cách khoa học và vừa sức

B. Học tập và làm việc không ngừng nghỉ như các tỉ phú

C. Tìm kiếm sự trợ giúp từ các bác sĩ nội khoa

D. Giải thoát bằng cách tiêu cực.

Câu 23 (0,25 điểm). Suy nghĩ của ai trong những tình huống dưới đây là đúng?

A. Gần đây Tuyết và bố mẹ có chuyện hiểu nhầm. Tuyết cho rằng bố mẹ không thương yêu mình nên không muốn nói chuyện và xa cách với bố mẹ

B. Hùng đang rất chán nản và thất vọng vì kết quả thi học kì của mình. Thấy Hùng như vậy nên Dương nghĩ sẽ rủ Hùng đi đá bóng và tâm sự với Hùng cho Hùng bớt buồn.

C. Vy đang rất đau lòng vì một người thân trong gia đình mới qua đời. Vy tìm đến bia vì cho rằng rượu bia khiến Vy quên đi được nỗi đau này.

D. Một số bạn trong lớp có phần xa lánh Hà vì Hà là con nhà nghèo, quần áo không đẹp. Điều này khiến Hà xấu hổ, buồn bực và cho rằng đó là do lỗi của bố mẹ.

Câu 24 (0,25 điểm). “Gia đình Tô không được hạnh phúc. Bố mẹ cậu thường xuyên xảy ra cãi vã. Mỗi lần như vậy Tô cảm thấy rất chán nản, cậu thường bỏ nhà ra cửa hàng chơi game online. Có lần cậu ở lì tại cửa hàng 3 ngày chỉ ăn bánh mì và mì tôm cho qua bữa.”

Em nhận xét gì về việc Tô bỏ nhà và chơi game online mỗi khi bố mẹ cãi nhau? Em có lời khuyên gì cho bạn trong tình huống trên?

A. Tình huống không hợp lí: làm gì có chuyện một học sinh lớp 7 có thể ra ngoài quán net chơi mấy ngày mấy đêm mà bố mẹ không đi tìm. Nếu ở một gia đình như vậy thì Tô cũng chẳng làm gì hơn được.

B. Việc làm của Tô là hợp lí. Cuộc sống của con người không thể nào ở trong trạng thái căng thẳng được. Chơi game như vậy là một hình thức ứng phó với căng thẳng rất tốt. Tô nên phát huy.

C. Việc làm của Tô là không phù hợp. Việc làm đó thể hiện sự bất hiếu, không giúp đỡ bố mẹ, những người đã sinh ra mình, khi gặp khó khăn. Tô nên dùng số tiền đi chơi game để mua cái gì đó cho bố mẹ.

D. Việc làm của Tô là không nên. Việc làm đó thể hiện sự né tránh và vấn đề sẽ mãi không thể được giải quyết. Tô nên khuyên can hay tìm sự trợ giúp ở người khác khi thấy bố mẹ cãi nhau, đồng thời thường xuyên nói chuyện với họ để tìm cách giải quyết vấn đề.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

     Câu 1 (2,0 điểm). 

a. Vì sao chúng ta cần giữ chữ tín?

b. Nhiều lần B vi phạm lỗi nói chuyện trong giờ học, B đã nhiều lần hứa trước cô giáo và cả lớp sẽ không tái phạm nữa nhưng trên thực tế giờ học nào bạn B cũng nói chuyện trong giờ và bị ghi vào sổ đầu bài. 

Hành động của B cho thấy B là người như thế nào?

     Câu 2 (2,0 điểm). 

a. Giả sử trong quá trình đào móng xây nhà, bố em phát hiện có cổ vật không rõ nguồn gốc từ đâu. 

Em sẽ khuyên bố làm gì? Vì sao?

b. Em có lời khuyên gì cho các bạn để thoát khỏi căng thẳng trong học tập?

BÀI LÀM

        …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

TRƯỜNG THCS ............................

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

 

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

 

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

Bài 4: Giữ chữ tín

4

1

3

0

1

0

0

1

8

1

4,0

  

Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa

4

0

3

0

1

1

0

0

8

1

3,0

  

Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

4

0

2

1

2

0

0

0

8

1

3,0

  

Tổng số câu TN/TL

12

1

8

1

4

1

0

1

24

4

10,0

  

Điểm số

3,0

1,0

2,0

1,0

1,0

1,0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

  

Tổng số điểm

4,0 điểm

40%

3,0 điểm

30%

 2,0 điểm

20%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

 

TRƯỜNG THCS ............................

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

TL

BÀI 4

8

1

8

1

Giữ chữ tín

Nhận biết

Hiểu được chữ tín là gì, biểu hiện của giữ chữ tín và vì sao phải giữ chữ tín.

4

C1, C2, C3, C4

C1 ý a (TL)

Thông hiểu

Phân biệt được hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín.

2

0

C5, C6, C7,

Vận dụng

Luôn giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm.

2

0

C8

Vận dụng cao

Phê phán những người không biết giữ chữ tín.

1

C1 ý b (TL)

BÀI 5

8

1

8

1

Bảo tồn di sản văn hóa

Nhận biết

Nêu được khái niệm di sản văn hoá và một số loại di sản văn hoá của Việt Nam.

4

1

C9, C10, C11, C12

Thông hiểu

Trình bày được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hoá.

3

C13, C14, C15

Vận dụng

Giải thích được ý nghĩa của di sản văn hoá đối với con người và xã hội.

1

C16

C2 ý a

(TL)

BÀI 6 

8

2

Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Nhận biết

Nêu được các tỉnh huống thường gây căng thẳng.

4

C17, C18, C19, C20

Thông hiểu

Nhận biết được biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng.

3

1

C21, C22, 

C2 ý b

(TL)

Vận dụng

Nêu được nguyên nhân và ảnh hưởng của căng thẳng.

1

1

C23, C24

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi công dân 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay