Đề thi cuối kì 2 công dân 7 kết nối tri thức (Đề số 6)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra công dân 7 kết nối tri thức giữa kì 2 đề số 6. Cấu trúc đề thi số 6 cuối kì 2 môn công dân 7 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2

GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2022 - 2023

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

"

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1.Một trong những biểu hiện của bạo lực học đường là:

A. Đánh đập.

B. Quan tâm.

C. Sẻ chia.

D. Cảm thông.

Câu 2.Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình được thể hiện rõ nhất trong văn bản pháp luật nào dưới đây?

A. Luật trẻ em.

B. Luật lao động.

C. Luật tố tụng hình sự.

D. Luật Hôn nhân và gia đình.

Câu 3. Quản lí tiền là biết sử dụng tiền:

A. Mọi lúc, mọi nơi.

B. Hợp lí, có hiệu quả.

C. Vào những việc mình thích.

D. Cho vay nặng lãi.

Câu 4.Em tán thành với ý kiến nào sau đây?

A. Dùng thử ma túy một lần thì cũng không sao.

B. Hút thuốc lá không có hại vì đó không phải là ma túy.

C. Thấy người buôn bán ma túy nên lờ đi, coi như không biết.

D. Tệ nạn xã hội là con đường dẫn đến tội ác.

Câu 5. Nhận định nào dưới đây không đúng về bạo lực học đường?

A. Bạo lực học đường là vấn đề nan giải, gây những tác hại về nhiều mặt.

B. Đánh đập, ngược đãi, chê bai,… là những biểu hiện của bạo lực học đường.

C. Nguyên nhân chủ quan gây bạo lực học đường là do thiếu sự quan tâm từ gia đình.

D. Khi gặp bạo lực học đường chúng ta cần bình tĩnh, kiểm soát cảm xúc tiêu cực.

Câu 6. Ý kiến nào dưới đây là đúng với quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống tệ nạn xã hội?

A. Nghiêm cấm đánh bạc và tổ chức đánh bạc.

B. Cho phép mọi cá nhân sản xuất chất ma tuý.

D. Trẻ em dưới 18 tuổi được phép hút thuốc lá.

C. Cho phép mọi cá nhân được sử dụng ma tuý

Câu 7. Những tệ nạn xã hội nào sau đây được coi là con đường ngắn nhất làm lây lan HIV/AIDS?

A. Cờ bạc.

B. Ma túy và mại dâm.

C. Rượu chè.

D. Thuốc lá.

Câu 8. Quản lí tiền hiệu quả sẽ giúp chúng ta rèn luyện thói quen:

A. Ứng phó với bạo lực học đường.

B. Học tập tự giác, tích cực.

C. Chi tiêu hợp lí, tiết kiệm.

D. Ứng phó với tâm lí căng thẳng.

Câu 9.Chi tiêu có kế hoạch là

A. Mua những gì là “mode” thịnh hành nhất, mặc dù không cần thiết.

B. Tăng xin - giảm mua, tích cực “cầm nhầm”.

C. Chỉ mua những thứ thật sự cần thiết và phù hợp với khả năng chi trả.

D. Mua những gì “hot” nhất mặc dù phải đi vay tiền.

Câu 10. Những hành vi có tính chất bạo lực học đường có thể xâm hại tới quyền nào sau đây của nạn nhân?

A. Quyền bất khả xâm phạm về tài sản.

B. Quyền bất khả xâm phạm về nhân phẩm, danh dự.

C. Quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe.

D. Tất cả các quyền trên.

Câu 11. Câu tục ngữ nào sau đây nói lên mối quan hệ giữa anh em trong gia đình?

A. Sảy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì.

B. Anh em như thể chân tay.

C. Con hơn cha là nhà có phúc.

D. Máu chảy ruột mềm.

Câu 12. Việc phòng, chống bao lực học đường được quy định trong văn bản pháp luật nào dưới đây?

A. Bộ luật hình sự năm 2015.

B. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

C. Bộ luật lao động năm 2020.

D. Bộ luật tố tụng hình dân năm 2015.

Câu 13. Ý kiến nào dưới đây là đúng khi bàn về vấn đề tiết kiệm?

A. Chỉ những người chi tiêu quá nhiều tiền mới cần tiết kiệm.

B. Quản lí tiền hiệu quả sẽ tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ.

C. Cứ mua những gì mình thích vì “đời có mấy tý, sao phải nghĩ”.

D. Đã mua đồ thì phải mua đồ hiệu để thể hiện đẳng cấp.

Câu 14. Học sinh tranh thủ thời gian rảnh tự làm các sản phẩm thủ công để bán lấy tiền phụ giúp thêm bố mẹ và là từ thiện. Việc làm đó thể hiện nội dung nào dưới đây?

A. Biết sống có kế hoạch.

B. Biết tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

C. Biết học tập tự giác, tích cực.

D. Biết giữ gìn truyền thống quê hương.

Câu 15. Hành động thể hiện quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái là:

A. Ép buộc con làm theo ý mình.

B. Ép con nghỉ học để đi làm kiếm tiền.

C. Không coi trọng ý kiến của con.

D. Nuôi dạy, bảo vệ và tôn trọng con.

Câu 16.Q và V đang đứng nói chuyện thì N trông thấy và buông lời trêu chọc. Nghĩ N cố tình làm mình xấu mặt, Q đã đánh N để lấy lại thể diện. V ra sức can ngăn Q nhưng Q không nghe theo, ngược lại còn mắng nhiếc V. Theo em, trong trường hợp trên, bạn học sinh nào có hành vi bạo lực học đường?

A. Bạn Q và N.

B. Bạn V và Q.

C. Bạn V và N.

D. Không bạn nào

Câu 17. Mẹ cho em 150.000 đồng để tổ chức sinh nhật cùng ba người bạn thân. Em nên lựa chọn phương án nào dưới đây chứng tỏ biết sử dụng số tiền đó hiệu quả để có buổi sinh nhật thật vui vẻ và tiết kiệm?

A. Nói các bạn góp tiền thêm để tổ chức sinh nhật cho mình.

B. Không tổ chức sinh nhật nữa, lấy tiền đó chơi điện tử.

C. Không lấy tiền nữa vì mẹ cho ít quá.

D. Rủ các bạn mua đồ về làm bánh, nước ép trái cây.

Câu 18. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình không đề cập đến các mối quan hệ nào dưới đây?

A. Giáo viên với học sinh.

B. Cha mẹ với con cái

C. Ông bà và con cháu

D. Anh chị em với nhau.

Câu 19. Chúng ta cần làm gì để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường?

A. Tuyên truyền về tác hại, hậu quả của bạo lực học đường

B. Xây dựng mối quan hệ gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau giữa bạn học.

C. Đấu tranh chống bạo lực học đường bằng các biện pháp phù hợp.

D. Tất cả các việc làm nêu trên.

Câu 20. Câu ca dao, tục ngữ ngữ nào dưới đây phê phán việc tiêu xài hoang phí?

A. Tiết kiệm sẵn có đồng tiền/ Phòng khi túng lỡ không phiền lụy ai.

B. Đi đâu mà chẳng ăn dè/Đến khi hết của, ăn dè chẳng ra.

C. Tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn.

D. Năng nhặt, chặt bị.

Câu 21. Lựa chọn nào sau đây không phải là tác hại của tệ nạn ma túy?

A. Giữ gìn an ninh trật tự xã hội.

B. Làm rối loạn trật tự xã hội.

C. Là một nguyên nhân lây truyền HIV-AIDS.

D. Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.

Câu 22. M muốn mua một quả bóng đá giá 100.000 đồng nhưng bạn chỉ có 40.000 đồng. M hỏi vay bạn Q thêm 60.000 đồng và hứa sẽ trả khi được mẹ cho tiền và sẽ cho Q cùng chơi. Nếu là Q, em nên lựa chọn các ứng xử nào sau đây để thể hiện mình là người biết quản lí tiền.

A. Không cho M vay, vì sợ bạn không trả cho mình.

B. Cho M vay, vì bạn sẽ cho mình chơi cùng.

C. Khuyên M nên tiết kiệm tiền khi nào đủ tiền sẽ mua bóng.

D. Nói dối M là: mình không có tiền nên không thể cho M vay.

Câu 23. Những hành vi nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của con cháu đối với ông bà, cha mẹ?

A. Lễ phép, kính trọng.

B. Chăm sóc, giúp đỡ.

C. Ngược đãi, xúc phạm.

D. Vâng lời, ngoan ngoãn.

Câu 24. Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm tiền?

A. Của thiên trả địa.

B. Thắt lưng buộc bụng.

C. Của chợ trả chợ.

D. Còn người thì còn của.

PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1. (2 điểm):

a. Thế nào là tệ nạn xã hội? Cho ví dụ.

b. Nguyên nhân chủ quan và khách quan nào dẫn đến những tệ nạn kể trên?

Câu 2. (2 điểm): Xử lí tình huống:

a. Bạn Nam sinh ra trong một gia đình có điều kiện và là con một nên được bố mẹ chiều chuộng và thỏa mãn mọi đòi hỏi của Nam. Nam đua đòi ăn chơi, tập tành hút thuốc và sa ngã vào con đường nghiện ngập.

Theo em, ai là người có lỗi trong việc này? Vì sao?

b. T là nữ sinh lớp 7A, bạn nổi tiếng ngoan ngoẵn, xinh xắn và học giỏi. Khi tham gia hoạt động ngoại khóa, T bị K (một bạn nam lớp 9C) trêu ghẹo và có những hành vi đụng chạm vào cơ thể. Sự việc khiến T vô cùng xấu hổ và sợ hãi.

Nếu là bạn của T, em sẽ làm gì?

 

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2022 - 2023)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 – KẾT NỐI TRI THỨC

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Phòng chống bạo lực học đường

3

 

2

 

 

0,5

1

 

6

0,5

2,5

Quản lí tiền

2

 

3

 

2

 

2

 

9

 

2,25

Phòng, chống tệ nạn xã hội

2

0,5

2

0,5

 

 

 

 

4

1

3

Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

3

 

1

 

 

0,5

1

 

5

0,5

2,25

Tổng số câu TN/TL

10

0,5

8

0,5

2

1

4

0

24

2

26

Điểm số

2,5

1

2

1

0,5

2

1

0

6

4

10

Tổng số điểm

3,5 điểm

35%

3 điểm

30%

2,5 điểm

25%

1 điểm

10%

10 điểm

100%

10 điểm

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi công dân 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay