Đề thi kì 1 công dân 7 kết nối tri thức (Đề số 1)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra công dân 7 kết nối tri thức kì 1 đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 cuối kì 1 môn công dân 7 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án giáo dục công dân 7 kết nối tri thức (bản word)
MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRACUỐI KÌ I – KẾT NỐI TRI THỨC
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7
Thời gian: 45 phút
TT | Mạch nội dung | Nội dung/chủ đề/bài | Mức độ đánh giá | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | |||
1 | Giáo dục đạo đức | Nội dung 1: Giữ chữ tín | 4 câu | 2 câu | 1 câu (2 đ) | 1 câu | 1 câu (2 đ) | 1 câu |
| |
Nội dung 2: Bảo tồn di sản văn hóa | 4 câu | 1 câu | 2 câu | 1 câu |
| |||||
2 | Giáo dục kĩ năng sống | Nội dung 1: Ứng phó với tâm lí căng thẳng | 4 câu | 1 câu | 1 câu | 2 câu | 4 câu |
| ||
Tổng câu | 12 | 0 | 4 | 1 | 4 | 1 | 4 | 0 | ||
Tỉ lệ % | 30% | 30% | 30% | 10% | ||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
Đề kiểm tra đánh giá
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Một trong những biểu hiện của giữ chữ tín là
- tin tưởng lời người khác nói tuyệt đối.
- thực hiện đúng lời hứa của mình.
- đến trễ so với thời gian đã hẹn.
- không tin tưởng nhau.
Câu 2. Người biết giữ chữ tín sẽ
- được mọi người tin tưởng.
- bị người khác coi thường.
- bị người khác lợi dụng.
- phải chịu nhiều thiệt thòi.
Câu 3. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…..) trong khái niệm sau đây: “………. là coi trọng, giữ gìn niềm tin của mọi người đối với mình”.
- Chữ tín.
- Giữ chữ tín.
- Tự trọng.
- Tự giác, tích cực.
Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của giữ chữ tín?
- Biết trọng lời hứa.
- Thực hiện tốt chức trách.
- Thống nhất giữa lời nói và việc làm.
- Trễ giờ, trễ hẹn.
Câu 5. Câu ca dao: “Nói lời phải giữ lấy lời/ đừng như con bướm đậu rồi lại bay” khuyên con người nên rèn luyện đức tính nào?
- Giản dị.
- Giữ chữ tín.
- Nhân hậu.
- Chăm chỉ.
Câu 6. Câu tục ngữ nào dưới đây phản ánh về việc giữ chữ tín?
- Thương người như thể thương thân.
- Lời nói, gió bay.
- Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
- Chữ tín quý hơn vàng mười.
Câu 7. Bà X mở cửa hàng bán thực phẩm sạch. Mặc dù lợi nhuận thấp nhưng bà vẫn vui vì đã góp phần bảo vệ sức khỏe cho mọi người. Có người khuyên bà nên nhập thực phẩm không rõ nguồn gốc về bán với danh nghĩa thực phẩm sạch, lợi nhuận sẽ cao hơn nhiều, nhưng bà nhất quyết không làm theo. Hành động đó cho thấy bà X là người như thế nào?
- Có tinh thần dũng cảm.
- Giữ chữ tín trong kinh doanh.
- Có lòng nhân hậu, yêu thương mọi người.
- Gian dối, không giữ chữ tín trong kinh doanh.
Câu 8. Em không đồng tình với ý kiến nào dưới đây?
- Thống nhất giữa lời nói và việc làm là biểu hiện của giữ chữ tín.
- Giữ chữ tín là coi trọng niềm tin của mọi người đối với mình.
- Giữ chữ tín góp phần làm các mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp.
- Chỉ người lớn mới cần giữ chữ tín, trẻ con chưa cần phải giữ chữ tín.
Câu 9. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong khái niệm sau đây: “ ……….. là những sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác”
- Truyền thống gia đình.
- Phong tục tập quán.
- Di sản văn hóa.
- Truyền thống quê hương.
Câu 10. Di sản văn hóa thường được chia làm 2 loại là: di sản văn hóa vật thể và
- di sản văn hóa vật chất.
- di sản văn hóa phi vật thể.
- di sản hỗn hợp.
- di sản thiên nhiên.
Câu 11. Luật nào của Việt Nam có những quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa?
- Luật An ninh quốc gia năm 2004.
- Luật bảo vệ môi trường năm 2014.
- Luật Di sản văn hóa năm 2001.
- Luật Dân sự năm 2015.
Câu 12. Di sản nào dưới đây gắn liền với khu vực Kinh Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang) của Việt Nam?
- Đờn ca tài tử.
- Dân ca Ví, Dặm.
- Hát Xoan.
- Dân ca Quan họ.
Câu 13. Di sản nào dưới đâyđược xếp vào nhóm di sản văn hóa phi vật thể?
- Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).
- Di tích thành nhà Mạc (Cao Bằng).
- Lễ hội Lồng Tồng của người Tày.
- Phố cổ Hội An (Quảng Nam).
Câu 14. Thấy K hay chọn Dân ca quan họ để biểu diễn ở các ngày lễ của trường, M không thích, chê hát Dân ca quan họ không hợp thời và muốn K chọn những bài hát hiện đại, sôi động. K từ chối và giải thích: “Dân ca quan họ là sản phẩm đại diện, tiêu biểu cho gia tài văn hóa của vùng đất Kinh Bắc. Mình muốn giới thiệu loại hình dân ca độc đáo này tới mọi người”.
Trong trường hợp trên, bạn học sinh nào chưa biết trân trọng, gìn giữ di sản văn hóa hát Xoan?
- Bạn M.
- Bạn N.
- Cả 2 bạn M và N.
- Không có bạn nào.
Câu 15. Nhân vật nào dưới đây đã có hành động thể hiện việc bảo vệ di sản văn hóa?
- Bạn P chăn thả gia súc trong khu di tích lịch sử.
- Bạn T tham gia câu lạc bộ hát Xoan của địa phương.
- Bạn X khắc tên lên tượng đài tại khu di tích lịch sử.
- Ông B cất dấu cổ vật mà mình tìm thấy khi làm nhà.
Câu 16. Ý kiến nào dưới đây là không đúng khi bàn về vấn đề di sản văn hóa?
- Cần bảo tồn cả di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
- Chúng ta chỉ cần bảo vệ những di tích - lịch sử được nhà nước xếp hạng.
- Bảo tồn di sản văn hóa góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến.
- Mọi tổ chức, cá nhân đều có trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ các di sản văn hóa.
Câu 17. Tình trạng mà con người cảm thấy phải chịu áp lực về tinh thần, thể chất được gọi là
- suy nhược thể chất.
- bạo lực gia đình.
- căng thẳng tâm lí.
- bạo lực học đường.
Câu 18. Con người có thể gặp các vấn đề về sức khỏe tinh thần và thể chất khi phải trải qua căng thẳng tâm lí ở mức độ
- cao hoặc trong một thời gian ngắn.
- thấp hoặc trong một thời gian dài.
- cao hoặc trong một thời gian dài.
- thấp hoặc trong một thời gian ngắn.
Câu 19. Một số biểu hiện khi bị căng thẳng tâm lí là
- tinh thần phấn chấn, tươi vui…
- nét mặt tươi vui, hay nói, cười…
- ngủ sâu giấc, ăn ngon miệng,…
- mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ,...
Câu 20. Nguyên nhân khách quan nào gây ra căng thẳng tâm lí cho học sinh?
- Áp lực học tập.
- Tâm lí tự ti.
- Suy nghĩ tiêu cực.
- Sự lo lắng thái quá.
Câu 21. Bạn A là học sinh giỏi Toán của lớp. Trong giờ kiểm tra có bạn muốn chép bài của A, nhưng A không đồng ý vì như vậy là vi phạm quy chế. Trên đường về nhà, A đã bị bạn đó cùng một nhóm đi cùng dọa nạt và đánh. A rất sợ hãi, không dám đến trường. A đã rơi vào trạng thái nào sau đây?
- Tệ nạn xã hội.
- Bạo lực gia đình.
- Tâm lí căng thẳng.
- Suy nhược thể chất.
Câu 22. Ngoài việc học ở trường, K phải thường xuyên đi học ở trung tâm. Chỉ riêng việc di chuyển đã khiến K thấy mệt mỏi. Kì kiểm tra tới, lượng kiến thức cần ôn tập nhiều hơn khiến K càng căng thẳng đau đầu, chán ăn, mất ngủ và kết quả học tập giảm sút.
Theo em, nguyên nhân nào khiến K rơi vào trạng thái căng thẳng tâm lí?
- Áp lực học tập, thi cử.
- Mâu thuẫn trong gia đình.
- Sức khỏe yếu, suy nhược.
- Mâu thuẫn với bạn cùng lớp.
Câu 23. Khi rơi vào trạng thái căng thẳng tâm lí, em nên lựa chọn cách ứng phó nào dưới đây?
- Trốn học đi chơi game để quên nỗi buồn.
- Vận động thể chất, yêu thương bản thân.
- Trốn trong phòng, không tâm sự với ai.
- Khóc và âm thầm chịu đựng nỗi buồn.
Câu 24. Mấy tuần nay, M cảm thấy sợ hãi vì những tin nhắn đe dọa, nói xấu mình trên mạng xã hội. M đã tâm sự với chị gái và nhờ chị giúp đỡ. Nhận được sự hướng dẫn của chị, dần dần, M đã ổn định tâm lí trở lại.
Theo em, trong tình huống trên, bạn M đã
- không biết cách ứng phó tới tâm lí căng thẳng.
- biết cách ứng phó với tâm lí căng thẳng.
- thể hiện mình là một người yếu đuối.
- tỏ ra mình là một người hèn nhát.
PHẦN II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm): Di sản văn hóa có ý nghĩa như thế nào đối với con người và xã hội?
Câu 2 (2,0 điểm): Em hãy đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:
Tình huống:A là học sinh giỏi của lớp, P là một học sinh trung bình, lại thường quậy phá, trốn học. Kì thi gần tới, P cùng nhóm bạn xấu đã lập hội đe doạ, muốn A phải cho mình chép bài và chuyển đáp án cho cả nhóm. A cảm thấy rất căng thẳng. Bạn không thể tập trung học được, thường giật mình lúc ngủ, mỗi khi đến trường lại bị đổ mồ hôi tay và trán. Cuối cùng, A đã tìm đến phòng tư vấn tâm lí học đường của trường để được hỗ trợ giải toả tâm lí và tìm ra giải pháp phù hợp, an toàn nhất.
Câu hỏi:
a)Hãy cho biết nguyên nhân dẫn đến căng thẳng và những biểu hiện của A khi bị căng thẳng tâm lí.
b) Trong tình huống trên, bạn A đã ứng phó với tâm lí căng thẳng ra sao? Nhận xét của em về cách ứng phó của bạn A