Đề thi cuối kì 2 công dân 7 kết nối tri thức (Đề số 7)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra công dân 7 kết nối tri thức giữa kì 2 đề số 7. Cấu trúc đề thi số 7 cuối kì 2 môn công dân 7 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án giáo dục công dân 7 kết nối tri thức (bản word)
Chữ kí GT1: ........................... | |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2022 - 2023
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1.Nhận định nào dưới đây không đúng về bạo lực học đường?
A. Bạo lực học đường là vấn đề nan giải, gây những tác hại về nhiều mặt.
B. Đánh đập, ngược đãi, chê bai,… là những biểu hiện của bạo lực học đường.
C. Nguyên nhân chủ quan gây bạo lực học đường là do thiếu sự quan tâm từ gia đình.
D. Khi gặp bạo lực học đường chúng ta cần bình tĩnh, kiểm soát cảm xúc tiêu cực.
Câu 2. Biết sử dụng tiền hợp lí, có hiệu quả gọi là:
A. Tiết kiệm tiền.
B. Quản lí tiền.
C. Chi tiêu có kế hoạch.
D. Cho vay lấy lời.
Câu 3.Em đồng ý với ý kiến nào sau đây ?
A. Sử dụng chất ma túy là hành vi vi phạm pháp luật.
B. Người vận chuyển ma tuý không vi phạm pháp luật.
C. Hành vi mại dâm chỉ vi phạm đạo đức, không vi phạm pháp luật.
D. Phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của riêng cơ quan công an.
Câu 4.Những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình nhằm xây dựng gia đình
A. Hiện đại, văn hóa.
B. Dân chủ, văn minh.
C. Hòa thuận, hạnh phúc.
D. Truyền thống, tốt đẹp.
Câu 5. Những hành vi nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của con cháu đối với ông bà, cha mẹ?
A. Lễ phép, kính trọng.
B. Ngược đãi, xúc phạm.
C. Chăm sóc, giúp đỡ.
D. Vâng lời, ngoan ngoãn.
Câu 6. Hành vi nào sau đây xuất hiện tình trạng bạo lực học đường?
A. Đánh đập, xâm hại thân thể.
B. Quan tâm, giúp đỡ.
C. Hỗ trợ, động viên.
D. Quan tâm, động viên.
Câu 7. Khi làm ra tiền, con người sẽ biết:
A. Quý trọng tiền do lao động làm ra.
B. Chi tiêu tiền phung phí.
C. Mua sắm mọi thứ mình thích.
D. Chi tiêu và sử dụng tiền theo ý muốn.
Câu 8. Nhóm bạn gồm: P, L, K rủ T cùng tham gia đánh bài ăn tiền. Tuy nhiên, T đã từ chối và khuyên các bạn không nên chơi đánh bài ăn tiền vì đó là hành vi vi phạm pháp luật. Theo em, trong trường hợp trên, nhân vật nào đã thể hiện rõ trách nhiệm của mình trong phòng chống tệ nạn xã hội?
A. Bạn P.
B. Bạn K.
C. Bạn L.
D. Bạn T.
Câu 9.Đối với các hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà chúng ta cần phải làm gì?
A. Lên án, phê phán, tố cáo.
B. Nêu gương
C. Học làm theo.
D. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
Câu 10. Em không tán thành với ý kiến nào dưới đây?
A. Tệ nạn xã hội gây ra những hậu quả tiêu cực trên nhiều mặt đời sống xã hội.
B. Tích cực học tập, lao động tập thể sẽ giúp chúng ta tránh xa được tệ nạn xã hội.
C. Trẻ em mắc tệ nạn xã hội sẽ ảnh hưởng không tốt đến tương lai của bản thân.
D. Ma túy và mại dâm không phải là con đường lây nhiễm căn bệnh HIV/AIDS.
Câu 11. Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề quản lí tiền hiệu quả?
A. Quản lý tiền hiệu quả giúp mỗi người có thể cân bằng tài chính hiện tại.
B. Những nhà giàu thì không cần lao động, chỉ cần hưởng thụ.
C. Quản lý tiền hiệu quả giúp chúng ta có thêm một khoản tiền tiết kiệm.
D. Muốn có thêm thu nhập thì chúng ta cần phải lao động.
Câu 12. Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây nói về người con hiếu thảo?
A. Sống thì chẳng cho ăn nào/ Chết thì cúng giỗ mâm cao cỗ đầy.
B. Công cha, nghĩa mẹ nặng triều/ Ra công báo đáp ít nhiều phận con.
C. Ông sống ăn những cá thèn/ Bây giờ ông chết, trống kèn đưa ông.
D. Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể/ Con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày.
Câu 13. Pháp luật nghiêm cấm hành vi
A. Phát triển kinh tế.
B. Nghiên cứu khoa học.
C. Mê tín dị đoan.
D. Làm giàu bằng nghề chân chính.
Câu 14. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nghiêm cấm hành vi nào dưới đây giữa con cái với cha mẹ?
A. Yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ.
B. Chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ.
C. Ngược đãi và xúc phạm cha mẹ.
D. Giúp đỡ cha mẹ những công việc gia đình.
Câu 15. Em tán thành với ý kiến nào dưới đây?
A. Bạo lực học đường chỉ có một biểu hiện là đánh nhau.
B. Bạo lực học đường chỉ gây ra những tác hại về sức khỏe, thể chất.
C. Việc phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm riêng của ngành giáo dục.
D. Bạo lực học đường do nhiều nguyên nhân gây ra.
Câu 16.Mọi hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội thì sẽ bị xử lý theo
A. Quy định của pháp luật.
B. Cảm tính của chính quyền.
C. Quy ước của làng xã.
D. Hương ước của làng xã.
Câu 17. Chủ thể nào dưới đây chi tiêu không hợp lí?
A. Anh T kêu gọi vốn để kinh doanh.
B. X dùng số tiền tiết kiệm để mua xe đạp.
C. S dùng tiền ăn sáng để đi chơi game.
D. Anh Q đầu tư vốn vào bất động sản.
Câu 18. Ông nội của P đã già, ông bị đau lưng đi lại khó khăn, trong lúc lên bậc thềm ông bị ngã không dậy được. P nhìn thấy nhưng do giận ông thường dạy bảo nghiêm khắc nên không đỡ ông dậy mà bỏ đi chơi. P đã vi phạm điều gì sau đây?
A. Quyền và nghĩa vụ của con, cháu.
B. Quyền và nghĩa vụ của ông, bà.
C. Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ
D. Quyền và nghĩa vụ của anh, chị em.
Câu 19. Biết cách quản lí tiền giúp ta chủ động:
A. Trong lao động.
B. Trong cuộc sống và có nhiều cơ hội phát triển.
C. Làm những gì mình thích.
D. Tìm kiếm việc làm.
Câu 20. Sự thiếu hụt kiến thức, kĩ năng sống, thuộc nhóm nguyên nhân nào dẫn đến bạo lực học đường?
A. Chủ quan.
B. Khách quan.
C. Trực tiếp.
D. Gián tiếp.
Câu 21. Mẹ của V mất khi bạn học lớp 8, đúng lúc bố của V là anh T phải đi công tác xa nhà nên V cùng em trai là K phải về sống chung với ông bà nội là ông D và bà C. Tại đây, K thường trốn học đi chơi điện tử nên bố của V đã nhờ ông bà tăng cường giám sát K. Bị K chống đối quyết liệt, ông D đuổi K ra khỏi nhà mặc dù bà C đã tìm cách ngăn cản. Những ai sau đây chưa thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?
A. Bạn V và K.
B. Bạn V, bà C, anh T.
C. Ông D và K.
D. Anh T, ông D và bà C.
Câu 22. Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm tiền?
A. Của thiên trả địa.
B. Thắt lưng buộc bụng.
C. Của chợ trả chợ.
D. Còn người thì còn của.
Câu 23. Tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật gọi là:
A. Gia đình.
B. Tập thể.
C. Tổ chức.
D. Môi trường.
Câu 24. Câu tục ngữ: Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần khuyên chúng ta điều gì dưới đây?
A. Anh, em phải trung thực với nhau.
B. Anh, em phải lo cho nhau.
C. Anh, em phải đoàn kết, yêu thương lẫn nhau.
D. Anh, em phải có trách nhiệm với nhau.
PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)
a. Nêu khái niệm và một số biểu hiện của bạo lực học đường?
b. Nguyên nhân chủ quan và khách quan nào dẫn đến những hành vi bạo lực học đường?
Câu 2. (2 điểm): Xử lí tình huống:
a. N vui mừng khoe với các bạn rằng mình vừa được thưởng 200.000 đồng vì thành tích học tập và tích cực phụ giúp mẹ ở xưởng may tuần vừa rồi. Thấy vậy, các bạn muốn N mua kem khao cả nhóm. N lúng túng vì muốn dùng tiền để mua quà tặng bà ngoại và truyện tranh cho em gái.
Theo em, N sẽ xử lý thế nào?
b. Ông D là hàng xóm của gia đình T thường xuyên tổ chức sử dụng ma tuý cho thanh niên trong thôn. Thấy T hay sang chơi, ông D đã dụ dỗ T cùng thử ma tuý. Trước hành vi của ông D, T kiên quyết từ chối không dùng thử nên bị ông D cho mấy người nghiện ngập đe doạ. Thấy T có biểu hiện lo lắng, qua trò chuyện, bố mẹ biết được hành vi của ông D đối với con mình nên đã tố giác với cơ quan công an?
Em hãy nhận xét hành vi của ông D, T và bố mẹ T.
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2022 - 2023)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 – KẾT NỐI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Phòng chống bạo lực học đường | 2 | 0,5 | 2 | 0,5 |
|
|
|
| 4 | 1 | 3 |
Quản lí tiền | 3 |
| 2 |
|
| 0,5 | 1 |
| 6 | 0,5 | 2 |
Phòng, chống tệ nạn xã hội | 3 |
| 1 |
|
| 0,5 | 1 |
| 5 | 0,5 | 2,75 |
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình | 2 |
| 3 |
| 2 |
| 2 |
| 9 |
| 2,25 |
Tổng số câu TN/TL | 10 | 0,5 | 8 | 0,5 | 2 | 1 | 4 | 0 | 24 | 2 | 26 |
Điểm số | 2,5 | 1 | 2 | 1 | 0,5 | 2 | 1 | 0 | 6 | 4 | 10 |
Tổng số điểm | 3,5 điểm 35% | 3 điểm 30% | 2,5 điểm 25% | 1 điểm 10% | 10 điểm 100% | 10 điểm |