Đề thi cuối kì 2 công dân 7 kết nối tri thức (Đề số 8)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra công dân 7 kết nối tri thức giữa kì 2 đề số 8. Cấu trúc đề thi số 8 cuối kì 2 môn công dân 7 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án giáo dục công dân 7 kết nối tri thức (bản word)
Chữ kí GT1: ........................... | |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2022 - 2023
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1.Biết cách quản lí tiền giúp ta chủ động:
A. Trong cuộc sống và có nhiều cơ hội phát triển.
B. Trong lao động.
C. Làm những gì mình thích.
D. Tìm kiếm việc làm.
Câu 2. Quản lí tiền là biết sử dụng tiền:
A. Mọi lúc, mọi nơi.
B. Vào những việc mình thích.
C. Hợp lí, có hiệu quả.
D. Cho vay nặng lãi.
Câu 3.Điền từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong đoạn văn bản dưới đây:
Theo khoản 5 Điều 2 Nghị định số 80/2017/NĐ-CP “...…….. là hành vi ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập”
A. Bạo lực gia đình. B. Bạo lực học đường.
C. Bạo hành trẻ em. D. Ngược đãi trẻ em.
Câu 4.Em tán thành với ý kiến nào sau đây?
A. Dùng thử ma túy một lần thì cũng không sao.
B. Hút thuốc lá không có hại vì đó không phải là ma túy.
C. Thấy người buôn bán ma túy nên lờ đi, coi như không biết.
D. Tệ nạn xã hội là con đường dẫn đến tội ác.
Câu 5. T được bố mẹ cho năm trăm ngàn đồng để tiêu tết, T có rất nhiều thứ muốn mua. Theo em T cần làm gì để chi tiêu hợp lí với số tiền bố mẹ cho?
A. Lên danh sách những thứ cần thiết trong khuôn khổ số tiền có.
B. Mua hết những thứ muốn mua nếu không đủ sẽ đi vay thêm.
C. Nói dối bố mẹ xin thêm tiền đóng học để có đủ tiền mua đồ.
D. Cố gắng lấy lí do để xin thêm bố mẹ một khoản tiền nữa.
Câu 6. Những tệ nạn xã hội nào sau đây được coi là con đường ngắn nhất làm lây lan HIV/AIDS?
A. Cờ bạc.
B. Ma túy và mại dâm.
C. Rượu chè.
D. Thuốc lá.
Câu 7. Bức tranh dưới đây phản ánh về nguyên nhân nào dẫn đến bạo lực học đường?
A. Tác động từ các game có tính bạo lực.
B. Tác động tiêu cực từ môi trường sống.
C. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình.
D. Bản thân thiếu sự trải nghiệm, kĩ năng sống.
Câu 8. Quản lí tiền hiệu quả sẽ giúp chúng ta rèn luyện thói quen:
A. Ứng phó với bạo lực học đường.
B. Học tập tự giác, tích cực.
C. Chi tiêu hợp lí, tiết kiệm.
D. Ứng phó với tâm lí căng thẳng.
Câu 9.Ý kiến nào dưới đây là đúng khi bàn về vấn đề tiết kiệm?
A. Chỉ những người chi tiêu quá nhiều tiền mới cần tiết kiệm.
B. Quản lí tiền hiệu quả sẽ tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ.
C. Cứ mua những gì mình thích vì “đời có mấy tý, sao phải nghĩ”.
D. Đã mua đồ thì phải mua đồ hiệu để thể hiện đẳng cấp.
Câu 10. Những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống xã hội được gọi là
A. Tệ nạn xã hội.
B. Vi phạm đạo đức.
C. Vi phạm quy chế.
D. Vi phạm pháp luật.
Câu 11. Câu tục ngữ: Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần khuyên chúng ta điều gì dưới đây?
A. Anh em phải trung thực với nhau.
B. Anh em phải lo cho nhau.
C. Anh em phải đoàn kết, yêu thương lẫn nhau.
D. Anh em phải có trách nhiệm với nhau.
Câu 12. Việc phòng, chống bao lực học đường được quy định trong văn bản pháp luật nào dưới đây?
A. Bộ luật hình sự năm 2015.
B. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
C. Bộ luật lao động năm 2020.
D. Bộ luật tố tụng hình dân năm 2015.
Câu 13. Mẹ cho em 150.000 đồng để tổ chức sinh nhật cùng ba người bạn thân. Em nên lựa chọn phương án nào dưới đây chứng tỏ biết sử dụng số tiền đó hiệu quả để có buổi sinh nhật thật vui vẻ và tiết kiệm?
A. Nói các bạn góp tiền thêm để tổ chức sinh nhật cho mình.
B. Không tổ chức sinh nhật nữa, lấy tiền đó chơi điện tử.
C. Không lấy tiền nữa vì mẹ cho ít quá.
D. Rủ các bạn mua đồ về làm bánh, nước ép trái cây.
Câu 14. Câu tục ngữ nào sau đây khuyên con người phải quản lí tiền hiệu quả?
A. Hay đi chợ để nợ cho con.
B. Tốt vay dày nợ.
C. Ăn phải dành, có phải kiệm.
D. Của đi thay người.
Câu 15. Hành động thể hiện quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái là:
A. Ép buộc con làm theo ý mình.
B. Ép con nghỉ học để đi làm kiếm tiền.
C. Không coi trọng ý kiến của con.
D. Nuôi dạy, bảo vệ và tôn trọng con.
Câu 16.Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về tác hại của bạo lực học đường?
A. Gây ra những tổn thương về thân thể và tâm lý cho nạn nhân
B. Người bị bạo lực học đường có thể bị giảm sút kết quả học tập.
C. Gây không khí căng thẳng trong gia đình và xã hội thiến an toàn.
D. Người gây bạo lực học đường không phải chịu các hình thức kĩ luật.
Câu 17. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình được thể hiện rõ nhất trong văn bản pháp luật nào dưới đây?
A. Luật trẻ em.
B. Luật lao động.
C. Luật tố tụng hình sự.
D. Luật Hôn nhân và gia đình.
Câu 18. Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
A. Biết quản lí tiền sẽ có một cuộc sống đầy đủ.
B. Làm ra tiền đã khó nhưng quản lí chi tiêu, thực hành tiết kiệm còn khó hơn.
C. Tiết kiệm tiền chỉ dành cho người thường chi tiêu quá nhiều.
D. Học sinh có thể tăng thêm thu nhập bằng cách làm đồ thủ công để bán.
Câu 19. Em tán thành với ý kiến nào dưới đây?
A. Bạo lực học đường chỉ có một biểu hiện là đánh nhau.
B. Bạo lực học đường chỉ gây ra những tác hại về sức khỏe, thể chất.
C. Việc phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm riêng của ngành giáo dục.
D. Bạo lực học đường do nhiều nguyên nhân gây ra.
Câu 20. Bà bị ốm, bố mẹ bận việc nên dặn C ở nhà chăm sóc bà. Nhưng C đã hẹn với K cùng đi xem phim. Nếu là C, em nên chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Từ chối lời đề nghị của bố mẹ để đi xem phim cùng bạn.
B. Vẫn ở nhà như lời bố mẹ yêu cầu nhưng không chăm sóc bà.
C. Ở nhà chăm sóc bà và hẹn bạn K sẽ đi chơi vào dịp khác.
D. Nói dối bố mẹ là có buổi học không thể nghỉ để đi chơi với K.
Câu 21. Lựa chọn nào sau đây không phải là tác hại của tệ nạn ma túy?
A. Giữ gìn an ninh trật tự xã hội.
B. Làm rối loạn trật tự xã hội.
C. Là một nguyên nhân lây truyền HIV-AIDS.
D. Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.
Câu 22. T là nữ sinh lớp 7A, bạn nổi tiếng ngoan ngoẵn, xinh xắn và học giỏi. Khi tham gia hoạt động ngoại khóa, T bị K (một bạn nam lớp 9C) trêu ghẹo và có những hành vi đụng chạm vào cơ thể. Sự việc khiến T vô cùng xấu hổ và sợ hãi. Theo em, trong trường hợp trên, bạn học sinh nào có hành vi bạo lực học đường?
A. Bạn T.
B. Bạn K.
C. Cả hai bạn T và K.
D. Không có bạn học sinh nào.
Câu 23. Những hành vi nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của con cháu đối với ông bà, cha mẹ?
A. Ngược đãi, xúc phạm.
B. Lễ phép, kính trọng.
C. Chăm sóc, giúp đỡ.
D. Vâng lời, ngoan ngoãn.
Câu 24. Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm tiền?
A. Của thiên trả địa.
B. Thắt lưng buộc bụng.
C. Của chợ trả chợ.
D. Còn người thì còn của.
PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)
a. Thế nào là tệ nạn xã hội? Cho ví dụ.
b. Nguyên nhân chủ quan và khách quan nào dẫn đến những tệ nạn kể trên?
Câu 2. (2 điểm): Xử lí tình huống:
a. Cách đây mấy hôm, T bị N và các bạn của N chặn đánh trên đường đi học về, vì cho rằng T đã “coi thường” và không chào N. Tuy bị đánh và rất sợ hãi nhưng T chỉ kể lại với em. Bạn đã giấu bố mẹ và không báo cáo lại sự việc cho thầy cô vì không muốn mọi người lo lắng. Nếu là bạn của T, em sẽ làm gì?
b. Vào kì nghỉ hè, M dự định sẽ về ở chơi với ông bà nhưng bố mẹ lại muốn M học thêm một số môn.Nhận xét việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của bố mẹ M. Nếu là M, em sẽ ứng xử như thế nào?
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2022 - 2023)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 – KẾT NỐI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Phòng chống bạo lực học đường | 3 |
| 2 |
|
| 0,5 | 1 |
| 6 | 0,5 | 2,5 |
Quản lí tiền | 2 |
| 3 |
| 2 |
| 2 |
| 9 |
| 2,25 |
Phòng, chống tệ nạn xã hội | 2 | 0,5 | 2 | 0,5 |
|
|
|
| 4 | 1 | 3 |
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình | 3 |
| 1 |
|
| 0,5 | 1 |
| 5 | 0,5 | 2,25 |
Tổng số câu TN/TL | 10 | 0,5 | 8 | 0,5 | 2 | 1 | 4 | 0 | 24 | 2 | 26 |
Điểm số | 2,5 | 1 | 2 | 1 | 0,5 | 2 | 1 | 0 | 6 | 4 | 10 |
Tổng số điểm | 3,5 điểm 35% | 3 điểm 30% | 2,5 điểm 25% | 1 điểm 10% | 10 điểm 100% | 10 điểm |