Đề thi cuối kì 2 công dân 7 kết nối tri thức (Đề số 2)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra công dân 7 kết nối tri thức kì 2 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 cuối kì 2 môn công dân 7 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRACUỐI KÌ II – KẾT NỐI TRI THỨC

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7

Thời gian: 45 phút

TT

Mạch nội dung

Nội dung/chủ đề/bài

Mức độ đánh giá

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Giáo dục kĩ năng sống

Thực hiện phòng, chống tệ nạn xã hội

4 câu

 

3 câu

1 câu

3 câu

 

2 câu

 

2

Giáo dục đạo đức

Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

4 câu

 

3 câu

 

3 câu

1 câu

2 câu

 

Tổng câu

8

0

6

1

6

1

4

0

Tỉ lệ %

35%

25%

25%

15%

Tỉ lệ chung

60%

40%

II. Đề kiểm tra đánh giá

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật mang tính phổ biến, gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt của đời sống xã hội là nội dung của khái niệm nào?

A. Vi phạm đạo đức.

B. Vi phạm quy chế.

C. Tệ nạn xã hội.

D. Vi phạm pháp luật.

Câu 2. Nội dung nào dưới đây là tác hại của tệ nạn xã hội?

A. Ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, đạo đức con người.

B. Ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, suy thoái giống nòi.

C. Gây rối loạn trật tự xã hội.

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 3. Đâu là các loại tệ nạn xã hội?

A. Tham nhũng, nghiện game không lành mạnh.

B. Trộm cắp, lừa đảo.

C. Ma túy, mại dâm.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 4. Nguyên nhân nào dưới đây không phải nguyên nhân dẫn con người sa vào tệ nạn xã hội?

A. Không làm chủ được bản thân để bạn bè rủ rê.

B. Do có quá nhiều chuẩn mực đạo đức, pháp luật.

C. Ảnh hưởng xấu của lối sống hưởng thụ thiếu lành mạnh.

D. Tò mò, thích thử nghiệm cảm giác mới lạ.

Câu 5. Pháp luật nghiêm cấm những hành vi nào sau đây?

A. Lôi kéo trẻ em đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng chất kích thích.

B. Khuyến khích trẻ em tham gia vào các hoạt động vui chơi lành mạnh.

C. Tích cực tuyên truyền những tác hại của ma túy.

D. Triệt phá cây thuốc phiện.

Câu 6. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Lười lao động, ham chơi, đua đòi là ……?

A. Đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng các chất kích thích có hại cho sức khỏe.

B. Có quan hệ chặt chẽ với nhau.

C. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến con đường sa vào các tệ nạn xã hội.

D. Là một trong những tệ nạn xã hội nguy hiểm nhất.

Câu 7. Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về tệ nạn xã hội?

A. Có tệ nạn chỉ ảnh hưởng xấu cho cá nhân nhưng không gây hậu quả xấu cho xã hội.

B. Có tệ nạn chỉ gây hậu quả xấu cho xã hội nhưng không gây ảnh hưởng xấu cho cá nhân.

C. Tệ nạn nào cũng gây hậu quả xấu cho xã hội.

D. Có tệ nạn gây ảnh hưởng xấu cho gia đình nhưng không ảnh hưởng gì đến cá nhân.

Câu 8. Hành vi nào sau đây vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội?

A. Ông P tổ chức sản xuất, tàng trữ ma túy.

B. Cán bộ xã B xử phạt hành vi tổ chức đánh bạc.

C. Anh P từ chối chơi cờ bạc khi được bạn bè rủ rê.

D. Chị M tố giác hành vi tổ chức đánh bạc của anh A.

Câu 9. Trong phòng, chống tệ nạn xã hội, mỗi học sinh có trách nhiệm gì?

A. Xử lí tội phạm theo quy định của pháp luật.

B. Tham gia vào hoạt động truy bắt tội phạm.

C. Giám sát, giáo dục những người phạm tội.

D. Chăm chỉ học tập, rèn luyện đạo đức.

Câu 10. Anh T có hành vi tổ chức tàng trữ, buôn bán và sử dụng trái phép chất ma túy. Ông Q (bố anh T) biết được sự việc, đã khuyên con trai bỏ trốn. Bà K (mẹ anh T) không đồng ý và khuyên con trai nên ra đầu thú để nhận được sự khoan hồng của pháp luật. Trong trường hợp trên, nhân vật nào đã vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội?

A. Bà K, ông Q.

B. Anh T, ông Q.

C. Anh T, bà K, ông Q.

D. Anh T, bà K.

Câu 11. Khi phát hiện hành vi ngược đãi, bạo lực trẻ em, chúng ta cần gọi đến đường dây nóng tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em, đó là số nào?

A. 112.

B. 113.

C. 111.

D. 114.

Câu 12. Hành vi nào sau đây không vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội?

A. Tập thể lớp 7A tích cực tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.

B. Chị P dụ dỗ, lôi kéo chị H tham gia đường dây buôn bán mại dâm.

C. Ông B bao che cho hành vi sử dụng ma túy của con trai.

D. Anh N tổ chức đánh bạc tại nhà, lôi kéo hàng xóm tham gia.

Câu 13. Tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình là chỉ khái niệm nào?

A. Vợ chồng.

B. Cha mẹ, ông bà.

C. Gia đình.

D. Anh chị em.

Câu 14. Trong mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ gì?

A. Phân biệt đối xử giữa các con.

B. Nuôi dạy con thành công dân tốt.

C. Ép buộc con làm điều trái pháp luật.

D. Ép buộc con làm điều trái đạo đức.

Câu 15. Hành vi nào dưới đây thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ?

A. Kính trọng, yêu thương cha mẹ.

B. Không giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà.

C. Chỉ chăm sóc cha mẹ khi cha mẹ già yếu.

D. Làm theo lời cha mẹ bất kể đúng hay sai.

Câu 16. Trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên mất năng lực hành vi dân sự nếu cháu không có người nuôi dưỡng là quyền và nghĩa vụ của chủ thể nào sau đây?

A. Bố mẹ đối với ông bà.

B. Anh chị em đối với nhau.

C. Con cái đối với bố mẹ.

D. Ông bà đối với cháu.

Câu 17. Đối với các hành vi ngược đãi, xúc phạm ông bà, cha mẹ, chúng ta cần có thái độ nào sau đây?

A. Học làm theo.

B. Lên án, phê phán, tố cáo.

C. Nêu gương.

D. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

Câu 18. Biểu hiện nào sau đây thể hiện con, cháu thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình trong gia đình?

A. Anh chị em cãi vã, không thèm nhìn mặt nhau.

B. Vô lễ với những người lớn tuổi hơn trong gia đình.

C. Tận tình chăm sóc, nuôi dưỡng khi cha mẹ, ông bà ốm đau, già yếu.

D. Luôn cho rằng ông bà, cha mẹ là gánh nặng của gia đình.

Câu 19. Thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của bản thân trong gia đình sẽ mang lại lợi ích nào sau đây?

A. Xin được nhiều tiền tiêu xài.

B. Nhận được nhiều tài sản thừa kế từ người thân.

C. Không được bố mẹ tôn trọng quyết định, lựa chọn của mình.

D. Gia đình sống hòa thuận.

Câu 20. Gia đình M lợi dụng mẹ già chiếm đoạt tài sản, chuyển nhượng sổ đỏ để lấy đất, sau đó bán đi và đưa mẹ vào viện dưỡng lão để không phải trông nom, chăm sóc. Việc làm đó nói lên điều gì?

A. Con cái yêu thương cha mẹ.

B. Con cái bất hiếu với cha mẹ.

C. Con cái không tôn trọng cha mẹ.

D. Con cái tôn trọng cha mẹ.

Câu 21. Bố và mẹ bất đồng trong quan điểm nuôi dạy con theo cách dạy của Nhật Bản và Việt Nam, ép con phải học theo những thứ mà bố mẹ thích. Theo em, việc làm đó nói lên điều gì?

A. Bố mẹ không tôn trọng ý kiến của con.

B. Bố mẹ vi phạm pháp luật.

C. Bố mẹ không có nhận thức đúng đắn. 

D. Bố mẹ không chăm lo cho con.

Câu 22. Câu tục ngữ Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần khuyên chúng ta điều gì dưới đây?

A. Anh, em phải trung thực với nhau.

B. Anh, em phải lo cho nhau.

C. Anh, em phải đoàn kết, yêu thương lẫn nhau.

D. Anh, em phải có trách nhiệm với nhau.

Câu 23. Chế độ hôn nhân của nước ta là?

A. Bình đẳng, tự nguyện, tiến bộ.

B. Bình đẳng, một vợ, một chồng.

C. Bình đẳng, tiến bộ, một vợ, một chồng.

D. Bình đẳng, tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng.

Câu 24. Mẹ của V mất khi bạn học lớp 8, đúng lúc bố của V là anh T phải đi công tác xa nhà nên V cùng em trai là K phải về sống chung với ông bà nội là ông D và bà C. Tại đây, K thường trốn học đi chơi điện tử nên bố của V đã nhờ ông bà tăng cường giám sát K. Bị K chống đối quyết liệt, ông D đuổi K ra khỏi nhà mặc dù bà C đã tìm cách ngăn cản. Những ai sau đây chưa thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?

A. Ông D và K.

B. Bạn V và K.

C. Bạn V, bà C, anh T.

D. Anh T, ông D, bà C.

PHẦN II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Học sinh có trách nhiệm gì trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội?

Câu 2 (2,0 điểm): Em hãy đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:

Tình huống: Chi là một nữ sinh lớp 8. Một lần, Chi nhận lời đi chơi xa với một nhóm bạn cùng lớp. Bố mẹ Chi biết chuyện đó can ngăn và không cho Chi đi với lí do nhà trường không tổ chức và cô giáo chủ nhiệm không đi cùng. Chi vùng vằng giận dỗi và cho rằng cha mẹ xâm phạm quyền tự do của Chi.

a. Theo em, ai đúng, ai sai trong trường hợp này? Vì sao?

b. Nếu em là Chi em sẽ ứng xử như thế nào? 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi công dân 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay