Đề cuối thi kì 2 công dân 7 kết nối tri thức (Đề số 1)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra công dân 7 kết nối tri thức giữa kì 2 đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 cuối kì 2 môn công dân 7 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án giáo dục công dân 7 kết nối tri thức (bản word)
MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRACUỐI KÌ II – KẾT NỐI TRI THỨC
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7
Thời gian: 45 phút
TT | Mạch nội dung | Nội dung/chủ đề/bài | Mức độ đánh giá | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | |||
1 | Giáo dục kĩ năng sống | Thực hiện phòng, chống tệ nạn xã hội | 4 câu | 3 câu | 3 câu | 1 câu | 2 câu | |||
2 | Giáo dục đạo đức | Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình | 4 câu | 3 câu | 1 câu | 3 câu | 2 câu | |||
Tổng câu | 8 | 0 | 6 | 1 | 6 | 1 | 4 | 0 | ||
Tỉ lệ % | 35% | 25% | 25% | 15% | ||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
II. Đề kiểm tra đánh giá
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống xã hội được gọi là
A. Tệ nạn xã hội.
B. Vi phạm đạo đức.
C. Vi phạm quy chế.
D. Vi phạm pháp luật.
Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội?
A. Không làm chủ được bản thân để bạn bè rủ rê.
B. Do có quá nhiều chuẩn mực đạo đức, pháp luật.
C. Ảnh hưởng xấu của lối sống hưởng thụ thiếu lành mạnh.
D. Tò mò, thích thử nghiệm đi tìm cảm giác lạ.
Câu 3. Ý kiến nào dưới đây là đúng với quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống tệ nạn xã hội?
A. Nghiêm cấm đánh bạc và tổ chức đánh bạc.
B. Cho phép mọi cá nhân sản xuất chất ma tuý.
D. Trẻ em dưới 18 tuổi được phép hút thuốc lá.
C. Cho phép mọi cá nhân được sử dụng ma tuý
Câu 4. Nguyên nhân chủ quan nào dưới đây dẫn con người sa vào tệ nạn xã hội?
A. Bố mẹ nuông chiều con cái.
B. Ảnh hưởng từ môi trường xã hội.
C. Kinh tế kém phát triển.
D. Lười làm, ham chơi, đua đòi.
Câu 5. Lựa chọn nào sau đây không phải là tác hại của tệ nạn ma túy?
A. Làm rối loạn trật tự xã hội.
B. Là một nguyên nhân lây truyền HIV-AIDS.
C. Giữ gìn an ninh trật tự xã hội.
D. Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.
Câu 6. Những tệ nạn xã hội nào sau đây được coi là con đường ngắn nhất làm lây lan HIV/AIDS?
A. Cờ bạc.
B. Ma túy và mại dâm.
C. Rượu chè.
D. Thuốc lá.
Câu 7. Theo luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Người đánh bạc trái phép dưới bất kì hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5 triệu đồng hoặc dưới 5 triệu đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt từ từ 6 tháng đến 3 năm.
B. Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt từ từ 3 tháng đến 4 năm.
C. Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 150 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt từ từ 6 tháng đến 5 năm.
D. Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 5 năm hoặc phạt từ từ 6 tháng đến 3 năm.
Câu 8. Nhân vật nào dưới đây đã thể hiện đúng trách nhiệm của mình trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội?
A. H kiên quyết từ chối khi được các bạn cùng lớp rủ đi xem bói.
B. Bà N dùng bánh kẹo để dụ dỗ trẻ em vận chuyển ma túy hộ mình.
C. Bạn L rủ các bạn trong lớp cùng chơi cá cược bóng đá.
D. Bạn S rủ các bạn cùng lớp chơi đánh bài ăn tiền.
Câu 9. Nhóm bạn gồm: P, L, K rủ T cùng tham gia đánh bài ăn tiền. Tuy nhiên, T đã từ chối và khuyên các bạn không nên chơi đánh bài ăn tiền vì đó là hành vi vi phạm pháp luật. Theo em, trong trường hợp trên, nhân vật nào đã thể hiện rõ trách nhiệm của mình trong phòng chống tệ nạn xã hội?
A. Bạn P.
B. Bạn K.
C. Bạn L.
D. Bạn T.
Câu 10. Theo luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), người nào mua bán chất ma túy, thì bị phạt tù bào lâu?
A. 2 - 3 năm.
B. 5 - 10 năm.
C. 2 - 7 năm.
D. 1- 5 năm.
Câu 11. V và Y đang là học sinh cấp 2, Y có một người anh trai thường xuyên giao du với một nhóm người xấu. Một hôm sang nhà bạn, V vô tình phát hiện anh Y đang sử dụng chất ma túy. V bảo Y, Y biết nhưng không muốn báo công an, đồng thời cũng dặn V không được báo. Nghe bạn, V cũng không báo công an. Theo em, trong trường hợp này những ai đã vi phạm pháp luật?
A. Y và V.
B. Y, V và anh của Y.
C. Y và anh của Y.
D. Y.
Câu 12. Nếu tình cờ phát hiện có kẻ buôn bán ma tuý, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Lờ đi coi như không biết vì sợ bị kẻ buôn bán ma túy trả thù.
B. Ngay lập tức hô hoán rồi cùng người dân xung quanh vây bắt.
C. Không quan tâm vì chống tội phạm ma túy không phải là việc của mình.
D. Bí mật báo cho cơ quan công an biết để họ kịp thời theo dõi, vây bắt.
Câu 13. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình không đề cập đến các mối quan hệ nào dưới đây?
A. Cha mẹ với con cái
B. Ông bà và con cháu
C. Anh chị em với nhau.
D. Giáo viên với học sinh.
Câu 14. Trong mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ gì?
A. Phân biệt đối xử giữa các con.
B. Nuôi dạy con thành công dân tốt.
C. Ép buộc con làm điều trái pháp luật.
D. Ép buộc con làm điều trái đạo đức.
Câu 15. Đối với các hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà chúng ta cần phải làm gì?
A. Lên án, phê phán, tố cáo.
B. Bắt chước.
C. Học làm theo.
D. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
Câu 16. Pháp luật không thừa nhận hành vi nào sau đây?
A. Ông bà nội, ông bà ngoại trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu.
B. Anh em yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau.
C. Bố mẹ tôn trọng ý kiến của các con.
D. Phân biệt đối xử con trong giá thú và con ngoài giá thú.
Câu 17. Câu tục ngữ nào dưới đây nói lên mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình?
A. Đi thưa về gửi.
B. Lá lành đùm lá rách.
C. Một giọt máu đào, hơn ao nước lã.
D. Lời chào cao hơn mâm cỗ.
Câu 18. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình được thể hiện rõ nhất trong văn bản pháp luật nào dưới đây?
A. Luật trẻ em.
B. Luật lao động.
C. Luật tố tụng hình sự.
D. Luật Hôn nhân và gia đình.
Câu 19. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên bố V phải vay tiền đi xuất khẩu lao động, V ở nhà với mẹ. Mấy tháng đầu bố V có gửi tiền về cho mẹ V trả nợ dần và trang trải gia đình nhưng sau không thấy gửi nữa. Thương chồng, mẹ V cố gắng làm việc để trả nợ và nuôi con ăn học. Sau đó, mẹ V phát hiện, bố V gửi hết tiền cho bà nội V giữ chứ không đưa vợ trả nợ và nuôi con. Mẹ V hỏi thì bố bảo, tiền đó bà nội giữ tránh mẹ V tiêu lung tung. Bà nội thì bảo mẹ V là con dâu không có quyền quản lí tài sản con trai bà. Theo em, trong tình huống này, ai là người sai.
A. Bố V, mẹ V.
B. Mẹ V, bà nội V.
C. Bố V, bà nội V.
D. Chỉ bà nội V.
Câu 20. Trong những trường hợp dưới đây thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình?
A. N thích học đàn, bạn được bố mua đàn và tìm thầy dạy. Bố khuyến khích N học đàn nhưng luôn nhắc nhở N không được lơ là việc học các môn văn hoá.
B. Được ông bà chiều chuộng, đáp ứng mọi yêu cầu nên M không nghe lời bố mẹ, lười học, ham chơi. Khi bố mẹ mắng, M tỏ ra không nghe lời vì được ông bà bênh
C. Bố mẹ H luôn cấm H tham gia các hoạt động tập thế của trường, lớp.
D. Ở nhà, mỗi khi say rượu bố thường quát mắng, đánh đập A.
Câu 21. Đâu là nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái được quy định trong luật hôn nhân và gia đình năm 2014?
A. Kính trên, nhường dưới. Chăm lo cho gia đình, cho con. Bên cạnh đó, tuân thủ các luật lệ, quy định của pháp luật.
B. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh cả về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
C. Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; đươc học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
D. Người chồng là con trai, có quyền và nghĩa vụ nhiều hơn vợ, phải chăm lo, chăm sóc cho gia đình mình.
Câu 22. Câu tục ngữ: Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần khuyên chúng ta điều gì dưới đây?
A. Anh, em phải đoàn kết, yêu thương lẫn nhau.
B. Anh, em phải trung thực với nhau.
C. Anh, em phải lo cho nhau.
D. Anh, em phải có trách nhiệm với nhau.
Câu 23. Mẹ của V mất khi bạn học lớp 8, đúng lúc bố của V là anh T phải đi công tác xa nhà nên V cùng em trai là K phải về sống chung với ông bà nội là ông D và bà C. Tại đây, K thường trốn học đi chơi điện tử nên bố của V đã nhờ ông bà tăng cường giám sát K. Bị K chống đối quyết liệt, ông D đuổi K ra khỏi nhà mặc dù bà C đã tìm cách ngăn cản. Những ai sau đây chưa thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?
A. Bạn V và K.
B. Bạn V, bà C, anh T.
C. Ông D và K.
D. Anh T, ông D và bà C.
Câu 24. Bà bị ốm, bố mẹ bận việc nên dặn C ở nhà chăm sóc bà. Nhưng C đã hẹn với K cùng đi xem phim. Nếu là C, em nên chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Từ chối lời đề nghị của bố mẹ để đi xem phim cùng bạn.
B. Vẫn ở nhà như lời bố mẹ yêu cầu nhưng không chăm sóc bà.
C. Nói dối bố mẹ là có buổi học không thể nghỉ để đi chơi với K.
D. Ở nhà chăm sóc bà và hẹn bạn K sẽ đi chơi vào dịp khác.
PHẦN II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm): Nêu khái niệm và vai trò của gia đình.
Câu 2 (2,0 điểm): Em hãy đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:
Tình huống:Hùng thường nói dối mẹ để lấy tiền chơi điện tử, bi-a. Từ chỗ chơi vui, Hùng chuyển sang cá cược thắng thua. Không còn nói dối mẹ và cô giáo được nữa, Hùng lấy cắp xe đạp rồi bán lấy tiền. Cuối cùng thì Hùng cũng bị công an bắt vì tội cướp giật.
Câu hỏi:
a)Hùng đã vi phạm những tệ nạn gì?
b) Nguyên nhân nào dẫn đến sai lầm của Hùng?