Đề thi kì 1 công dân 7 kết nối tri thức (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra công dân 7 kết nối tri thức kì 1 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 cuối kì 1 môn công dân 7 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án giáo dục công dân 7 kết nối tri thức (bản word)
MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRACUỐI KÌ I – KẾT NỐI TRI THỨC
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7
Thời gian: 45 phút
TT | Mạch nội dung | Nội dung/chủ đề/bài | Mức độ đánh giá | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | |||
1 | Giáo dục đạo đức | Nội dung 1: Giữ chữ tín | 4 câu | 2 câu | 1 câu (2 đ) | 1 câu | 1 câu (2 đ) | 1 câu |
| |
Nội dung 2: Bảo tồn di sản văn hóa | 4 câu | 1 câu | 2 câu | 1 câu |
| |||||
2 | Giáo dục kĩ năng sống | Nội dung 1: Ứng phó với tâm lí căng thẳng | 4 câu | 1 câu | 1 câu | 2 câu | 4 câu |
| ||
Tổng câu | 12 | 0 | 4 | 1 | 4 | 1 | 4 | 0 | ||
Tỉ lệ % | 30% | 30% | 30% | 10% | ||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
Đề kiểm tra đánh giá
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!
Câu 1: Chữ tín là
- niềm tin của con người đối với nhau.
- coi trọng niềm tin của mọi người đối với mình.
- đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu họ.
- sẻ chia, giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn.
Câu 2: Trong cuộc sống, để có được sự tin tưởng, tín nhiệm của mọi người xung quanh, chúng ta cần phải thực hiện được điều gì trong những điều dưới đây?
- Biết giữ chữ tín.
- Tin tưởng người khác.
- Siêng năng, kiên trì.
- Quan tâm người khác.
Câu 3. Biểu hiện nào dưới đây thể hiện việc giữ chữ tín?
- Lời nói đi đôi với việc làm.
- Nói một đằng làm một nẻo.
- Luôn nghi ngờ mọi người.
- Hứa nhưng không thực hiện.
Câu 4. Người biết giữ chữ tín sẽ
- bị người khác lợi dụng.
- phải chịu nhiều thiệt thòi.
- không được tin tưởng.
- được mọi người tin tưởng.
Câu 5. Câu ca dao: “Nói chín thì nên làm mười/ Nói mười làm chín kẻ cười người chê” khuyên con người nên rèn luyện đức tính nào?
- Trung thực.
- Giữ chữ tín.
- Khiêm tốn
- Dũng cảm.
Câu 6. Câu tục ngữ nào dưới đây phản ánh về việc giữ chữ tín?
- Một lần thất tín, vạn lần bất tin.
- Thương người như thể thương thân.
- Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
Câu 7. Vào đợt lợn bị dịch tả châu Phi, người dân mua thịt lợn ít dần. Biết được điều đó, bà K mở cửa hàng thịt lợn sạch nhưng thực tế vẫn lấy thịt lợn bị ốm, bị bệnh để bán nhằm thu lợi nhuận cao. Hành vi đó cho thấy bà K là người như thế nào?
- Biết quan tâm người khác.
- Giữ chữ tín với khách hàng.
- Biết tôn trọng người khác
- Không giữ chữ tín trong kinh doanh.
Câu 8. Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây về việc giữ chữ tín?
- Chỉ thực hiện lời hứa khi có điều kiện thuận lợi.
- Chỉ cần giữ chữ tín với những đối tác quan trọng.
- Cần coi trọng lời hứa trong mọi trường hợp.
- Không cần giữ lời hứa với khách hàng cũ.
Câu 9. Những sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
- Truyền thống gia đình.
- Thành tựu văn minh.
- Di sản văn hóa.
- Truyền thống quê hương.
Câu 10. Di sản văn hóa bao gồm
- di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa vật chất.
- di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
- di sản văn hóa tinh thần và di sản văn hóa phi vật thể.
- di sản văn hóa hỗn hợp và di sản thiên nhiên.
Câu 11. Ở Việt Nam, những quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa, thể hiện trong văn bản quy phạm pháp luật nào dưới đây?
- Luật Di sản văn hóa năm 2001.
- Luật An ninh mạng năm 2018.
- Luật Doanh nghiệp năm 2020.
- Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Câu 12. Di sản văn hóa phi vật thể được thể hiện thông qua
- danh lam thắng cảnh.
- cổ vật, bảo vật quốc gia.
- các di tích lịch sử - văn hóa.
- các làn điệu dân ca truyền thống.
Câu 13. Di sản nào dưới đây được xếp vào nhóm di sản văn hóa vật thể?
- Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội).
- Nghi lễ cấp sắc của người Dao đỏ.
- Nghệ thuật Nhã nhạc cung đình (Huế).
- Làn điệu Dân ca quan họ vùng Kinh Bắc.
Câu 14. Di sản nào dưới đây của nhân dân Việt Nam được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999?
- Phố cổ Hội An (Quảng Nam).
- Thành nhà Hồ (Thanh Hóa).
- Nghi lễ thờ cúng Hùng Vương (Phú Thọ).
- Nghi lễ Then của người Tày, Nùng, Thái.
Câu 15. Ý kiến nào dưới đây là đúng khi bàn về vấn đề di sản văn hóa?
- Chúng ta chỉ cần bảo vệ những di tích – lịch sử được nhà nước xếp hạng.
- Bảo tồn di sản văn hóa góp phần xây dựn nền văn hóa Việt Nam tiên tiến.
- Chỉ những thắng cảnh được UNESCO công nhận mới gọi là di sản văn hóa.
- Chỉ các cơ quan nhà nước mới có trách nhiệm bảo vệ các di sản văn hóa.
Câu 16. Trên đường đi học về, M và Q phát hiện hai thanh niên lấy trộm cổ vật trong ngôi chùa cổ của làng. M rủ Q đi báo công an nhưng Q từ chối và nói: “Việc đó nguy hiểm lắm, nếu hai người kia biết mình tố cáo thì họ sẽ trả thù chúng mình đấy. Tớ không làm đâu, cậu thích thì tự đi báo công an đi”.
Trong trường hợp trên, bạn học sinh nào đã có hành động thể hiện việc bảo vệ di sản văn hóa?
- Bạn M.
- Bạn Q.
- Hai bạn M và Q.
- Không có bạn nào.
Câu 17. Căng thẳng tâm lí là tình trạng mà con người cảm thấy phải chịu áp lực về
- tiền bạc, học tập.
- gia đình, bạn bè.
- bạn bè, người thân.
- tinh thần, thể chất.
Câu 18. Những người trải qua mức độ căng thẳng tâm lí cao hoặc căng thẳng trong một thời gian dài có thể gặp các vấn đề về
- tiền bạc.
- thành tích thi đua.
- hoạt động giao tiếp xã hội.
- sức khỏe tinh thần và thể chất.
Câu 19. Khó ngủ, đau đầu, tim đập nhanh, chóng mặt,…là một số biểu hiện của
- cơ thể bị căng thẳng.
- học sinh chăm học.
- người trưởng thành.
- học sinh lười tập thể dục.
Câu 20. Nội dung nào dưới đây là cách ứng phó tích cực khi bị căng thẳng?
- Yêu thương bản thân.
- Đối mặt và suy nghĩ tích cực.
- Vận động thể chất, tập trung vào hơi thở.
- Tất cả các phương án đều đúng
Câu 21. Một trong những nguyên nhân chủ quan gây ra tâm lí căng thẳng là
- suy nghĩ tiêu cực.
- áp lực học tập.
- sự kì vọng quá lớn của gia đình.
- các mối quan hệ bạn bè.
Câu 22. Nội dung nào dưới đây không phải là tác động tiêu cực của việc căng thẳng tâm lí?
- Kết quả học tập giảm sút.
- Suy nhược về thể chất và tinh thần.
- Đạt được kết quả cao trong học tập.
- Ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ.
Câu 23. M chuẩn bị thi hùng biện trước toàn trường nên cảm thấy rất lo lắng, hồi hộp. Trước khi thi, M đã dành thời gian hít thở sâu và tự nhủ: “Mình sẽ làm tốt thôi, mình đã luyện tập rất nhiều rồi”. Cuối cùng, H đã có phần thi rất ấn tượng và nhận được kết quả tốt. Việc làm của M thể hiện bạn là người
- biết cách ứng phó với tâm lí căng thẳng.
- may mắn và tự tin.
- biết quan tâm, chia sẻ tới mọi người.
- rất coi trọng thành tích.
Câu 24. Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, sợ hãi. Em nên chọn cách ứng xử nào dưới đây?
- Trốn trong phòng để khóc.
- Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân.
- Âm thầm chịu đựng, không chia sẻ với ai.
- Vùi mình vào chơi game để quên nối buồn.
PHẦN II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm): Trong các trường hợp dưới đây, bạn nào biết giữ chữ tín? Bạn nào chưa biết giữ chữ tín? Vì sao?
- Trường hợp 1) Q hứa vào ngày Chủ nhật sẽ sang nhà V để giúp bạn học Toán. Sáng Chủ nhật, mặc dù trời nắng to nhưng Q vẫn sang nhà bạn như đã hứa.
- Trường hợp 2) P hứa với cô giáo sẽ khắc phục việc thường xuyên đi học muộn nhưng bạn vẫn tiếp tục tình trạng đó. Bạn đưa ra lí do là thức quá khuya để học bài.
Câu 2 (2,0 điểm): Em hãy đưa ra lời khuyên cho mỗi nhân vật trong những tình huống dưới đây:
Tình huống 1) M là học sinh tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Tuy nhiên, mỗi khi đi tham quan các di tích lịch sử - văn hoá thì M lại thường hay chê bai những địa điểm đó.
Tình huống 2) Chú H đào móng để xây nhà thì phát hiện một cổ vật rất quý. Chú H có ý định cất giấu làm của riêng vì cho rằng nó được tìm thấy trong nhà mình tức là tài sản thuộc sở hữu của gia đình mình.