Phiếu trắc nghiệm Công dân 8 kết nối Ôn tập giữa kì 2 (Đề 1)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án công dân 8 kết nối tri thức

TRẮC NGHIỆM GDCD 8 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 2

ĐỀ SỐ 01

  1. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: Vì sao việc giáo dục về phòng, chống bạo lực gia đình lại quan trọng?

A. Giúp mọi người hiểu rõ hơn về các hành vi bạo lực và hậu quả của chúng.

B. Nâng cao nhận thức về quyền con người và bình đẳng giới.

C. Tạo môi trường sống an toàn và hạnh phúc cho mọi gia đình.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Theo em, đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch chi tiêu của mỗi người?

A. Thu nhập, mục tiêu tài chính, thói quen tiêu dùng.

B. Giá cả hàng hóa, dịch vụ.

C. Các yếu tố tâm lý, xã hội.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Bạo lực gia đình là hành vi nào sau đây?

A. Xúc phạm, lăng mạ người thân trong gia đình.

B. Lắng nghe và chia sẻ với các thành viên trong gia đình.

C. Thường xuyên động viên, quan tâm đến người thân.

D. Khuyến khích các thành viên cùng tham gia công việc nhà.

Câu 4: Khi lập kế hoạch chi tiêu, điều quan trọng nhất cần xác định là gì?

A. Số tiền dự kiến để dành cho các khoản tiết kiệm.

B. Tổng thu nhập và các khoản chi cần thiết.

C. Các món đồ yêu thích để mua sắm.

D. Cách vay mượn để có nhiều tiền chi tiêu hơn.

Câu 5:Tiết kiệm có vai trò gì trong lập kế hoạch chi tiêu?

A. Giúp đảm bảo tài chính cho những nhu cầu tương lai.

B. Làm giảm chất lượng cuộc sống hiện tại.

C. Không quan trọng, vì chỉ cần đủ tiền chi tiêu hằng ngày.

D. Chỉ cần tiết kiệm khi có thu nhập dư thừa.

Câu 6: Em hãy cho biết khái niệm của bạo lực?

A. Là dùng sức lực của bản thân để bảo vệ cho người khác 

B. Là dùng sức mạnh của bản thân để chứng tỏ bản thân mạnh mẽ 

C. Là sử dụng sức mạnh thể chất để gây tổn thương, thương vong cho ai đó

D. Là hành động dùng sức mạnh thể chất để hết lòng bảo vệ cho ai đó 

Câu 7: Đâu là những người chịu ảnh hưởng nhiều từ bạo lực gia đình?

A. Nam giới

B. Phụ nữ và trẻ em 

C. Trẻ em nam và trẻ em nữ 

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng 

Câu 8: Có bao nhiêu bước để lập kế hoạch chi tiêu? 

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 9: Nếu chi tiêu không có kế hoạch thì sẽ dẫn đến hậu quả gì?

A. Mua thừa đồ này, thiếu đồ kia; chi phí bị tổn hao bởi các khoản chi không chính đáng

B. Tích ra được các khoản tiền tiết kiệm 

C. Có thể mua được nhiều đồ dùng mà mình yêu thích 

D. Không bị phụ thuộc ràng buộc bởi các nguyên tắc

Câu 10: Vì sao bạo lực gia đình cần bị lên án?

A. Vì mỗi chúng ta đều có thể là nạn nhân của bạo lực gia đình 

B. Bạo lực gia đình làm xói mòn đi các giá trị truyền thống, chuẩn mực tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

C. Bạo lực gia đình để lại nhiều hậu quả cho những người xung quanh và toàn xã hội 

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng 

Câu 11: Một đứa trẻ lớn lên trong một gia đình truyền thống bạo lực gia đình thì sẽ có tâm lí như thế nào?

A. Cảm nhận được đầy đủ tình thương từ gia đình 

B. Cảm thấy lo lắng bất an, sợ hãi, mất niềm tin vào chính gia đình nơi mình được sinh ra

C. Chuyện của bố mẹ không ảnh hưởng gì tới con cái 

D. Những đứa trẻ đó sẽ không bị ảnh hưởng từ những việc mà bố mẹ chúng đã làm

Câu 12: Ý kiến nào sau đây đúng?

A. Lập kế hoạch chi tiêu chủ yếu để thực hiện mục tiêu tiết kiệm

B. Đảm bảo các khoản chi tiêu thiết yếu là các nội dung thiết yếu cho việc lập kế hoạch chi tiêu 

C. Chỉ có những người có thói quen tiêu tùy tiện mới cần lập kế hoạch chi tiêu 

D. Chỉ có những người ít tiền mới cần thực hiện kế hoạch chi tiêu 

Câu 13: Vì sao cần phải kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu?

A. Vì trong quá trình thực hiện kế hoạch chi tiêu chúng ta có thể gặp phải các khoản chi ngoài kế hoạch đã thành lập 

B. Kiểm tra luôn là công đoạn cần thiết cho tất cả các việc làm 

C. Điều chỉnh giúp chúng ta thiết lập được các quy tắc cần thiết cho việc lập kế hoạch 

D. Kiểm tra và điều chỉnh giúp chúng ta thực hiện các kế hoạch được tốt hơn 

Câu 14: Em tán thành với những ý kiến nào dưới đây?

A. Sau khi đã lập được kế hoạch cần chi tiêu một cách hợp lí để thực hiện được những mục tiêu đã đề ra 

B. Chỉ cần có kế hoạch là chúng ta đã có thể có chi tiêu hợp lí 

C. Không cần kiểm tra hay thực hiện thêm bất cứ điều gì sau khi đã lập được kế hoạch chi tiêu

D. Kế hoạch chi tiêu là một trong những điều giúp chúng ta có thể xóa đói giảm nghèo

Câu 15: Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm bởi pháp luật?

A. Kích động, xúi giục người khác thực hiện các hành vi bạo lực gia đình

B. Can ngăn khi thấy các tình huống bạo lực gia đình xảy ra

C. Giúp đỡ người bị bạo lực tìm được tiếng hòa nhập với xã hội

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng 

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

B . TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Câu 1: Cho một nhận định sau

“Bạo lực gia đình là hành vi bạo lực xảy ra trong gia đình, có thể là bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần hoặc bạo lực tình dục, gây tổn hại đến sức khỏe, tâm lý và danh dự của các thành viên trong gia đình.”

Xác định tính đúng-sai của các nhận định sau: 

a) Bạo lực gia đình chỉ xảy ra dưới hình thức bạo lực thể xác.
b) Bạo lực gia đình có thể gây tổn hại đến sức khỏe và tâm lý của các thành viên.
c) Bạo lực gia đình là vấn đề không đáng lo ngại trong xã hội hiện nay.
d) Bạo lực gia đình có thể bao gồm bạo lực tinh thần và tình dục.

Câu 2: Cho một nhận định sau

“Phòng, chống bạo lực gia đình là trách nhiệm của toàn xã hội, bao gồm cả gia đình, nhà trường và cộng đồng, nhằm bảo vệ quyền lợi và sự an toàn của các thành viên trong gia đình.”
(Trích từ Nghị định số 56/2006/NĐ-CP về công tác phòng, chống bạo lực gia đình, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006)

Xác định tính đúng-sai của các nhận định sau: 

a) Chỉ có gia đình mới có trách nhiệm trong việc phòng, chống bạo lực gia đình.
b) Cộng đồng và nhà trường cũng có vai trò quan trọng trong việc phòng, chống bạo lực gia đình.
c) Phòng, chống bạo lực gia đình không cần sự can thiệp của xã hội.
d) Mọi thành viên trong gia đình đều có quyền được bảo vệ khỏi bạo lực.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay