Phiếu trắc nghiệm Công dân 8 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công dân 8 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2
Đề số 03
Câu 1: Khi phát hiện vật liệu nổ hoặc vũ khí chưa nổ, em cần làm gì?
A. Nhặt lên và mang đến cơ quan chức năng
B. Báo ngay cho người lớn hoặc cơ quan chức năng
C. Để yên tại chỗ và không thông báo cho ai
D. Tự tìm cách vô hiệu hóa vật nổ
Câu 2: Biện pháp nào sau đây không giúp phòng ngừa tai nạn vũ khí?
A. Tuyên truyền về tác hại của vũ khí
B. Quản lý chặt chẽ vũ khí
C. Tàng trữ vũ khí trái phép
D. Giao nộp vũ khí cho cơ quan chức năng
Câu 3: Khi có cháy xảy ra trong nhà, việc làm nào sau đây là đúng?
A. Chạy ngay vào nhà lấy đồ đạc quý giá
B. Chạy ngay ra ngoài bằng lối thoát hiểm gần nhất
C. Dùng chăn ướt trùm lên người rồi chạy ra ngoài
D. B và C đúng
Câu 4: Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công dân có quyền lao động từ bao nhiêu tuổi?
A. 13 tuổi
B. 15 tuổi
C. 18 tuổi
D. 21 tuổi
Câu 5:Người lao động có quyền nào sau đây?
A. Được bảo đảm an toàn lao động
B. Được nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật
C. Được trả lương đúng thời hạn
D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 6: Các chất độc hại có thể xâm nhập vào cơ thể con người theo các tác nhân nào?
A. Từ thức ăn
B. Từ môi trường sống
C. Các chất độc hại tồn dư sau chiến tranh
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 7: Quy định của pháp luật đối với vũ khí và các chất độc hại như thế nào?
A. Được phép buôn bán các vũ khí, các chất gây cháy nổ
B. Cấm tàng trữ vũ khí gây thương tích, chất phóng xạ và các chất độc hại khác
C. Người dân có quyền sử dụng các vũ khí cháy nổ, chất phóng xạ vào mục tiêu cá nhân
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 8: Tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại đã để lại những hậu quả như thế nào?
A. Thiệt hại tài sản gia đình, cá nhân, xã hội
B. Gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người
C. Ô nhiễm môi trường
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 9: Để phòng tránh các tác hại của các tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại nhà nước đã làm gì?
A. Ban hành luật và một số văn bản quy phạm pháp luật khác
B. Lập kế hoạch bắt hết những người vi phạm
C. Phát triển thêm nhiều phương án chữa cháy hiệu quả
C. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 10: Em sẽ ứng xử thế nào khi có người rủ em góp tiền cùng mua pháo chơi trong dịp nghỉ lễ Tết cổ truyền?
A. Vì là ngày nghỉ lễ nên có thể ưu tiên cho các trò chơi, nên có thể góp tiền mua pháo cùng mọi người
B. Không góp tiền mua pháo cùng mọi người và khuyên các bạn không nên mua pháo, đốt pháo vì có thể gây ra các vụ cháy nổ
C. Không góp tiền mua cùng mọi người vì pháo rất đắt
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 11: Nhà nước quy định nhà sử dụng lao động không được phép khai thác sức lao động từ đối tượng nào?
A. Người trong độ tuổi lao động
B. Người chưa đủ 13 tuổi
C. Người không có tay nghề
D. Người cần phải học tập mới quen được với môi trường lao động
Câu 12: Trách nhiệm của nhà nước là gì trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động đối với công dân?
A. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư giải quyết vấn đề việc làm công dân
B. Đào tạo lớp dạy và học nghề cho các thợ trẻ
C. Tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ các hoạt động tạo ra việc làm cho công dân
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 13: Người sử dụng lao động không được quyền làm gì?
A. Không thực thi hợp đồng lao động đã cam kết
B. Tôn trọng nhân phẩm của người lao động
C. Thực hiện các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng lao động
D. Thực hiện khen thưởng đối với các nhân viên hoàn thành tốt công việc được giao
Câu 14: Vì sao công dân nên chọn các hoạt động lao động phù hợp với bản thân mình để làm?
A. Để có thể đáp ứng được với các yêu cầu mà công việc đề ra và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao
B. Để có thể nhanh chóng tạo ra vật chất cần thiết phù hợp với nhu cầu của bản thân
C. Công việc phù hợp với năng lực sẽ không giúp người lao động tạo ra thêm được các giá trị cho bản thân
D. Làm việc trong môi trường lao động phù hợp sẽ không áp lực
Câu 15: Trong quá trình làm việc chị T liên tục bị chủ công ty đe dọa sẽ sa thải nếu chị không đồng ý làm thêm giờ buổi tối. Trong khi hợp đồng quy định chị không cần làm buổi tối. Chị T còn con nhỏ việc làm thêm buổi tối là rất khó khăn với chị, chị T có thể làm gì để kiến nghị việc làm này?
A. Chị T có thể dựa vào các điều khoản đã quy định trong hợp đồng để thôi không cần phải tăng ca vào buổi tối, nếu công ty vẫn cố gắng cưỡng ép chị là đang vi phạm về hợp đồng lao động, sẽ phải chịu hoàn toàn các trách nhiệm pháp lí
B. Chị T có đe dọa kiện công ty nếu cố tình bắt ép chị
C. Chị T có thể dùng các kiến thức cơ bản về quyền lao động của nhà nước ban hành để bảo vệ quyền lợi thuộc về mình
D. Chị T có thể gặp riêng lãnh đạo và trao đổi về tình hình gia đình của mình
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
TRẮC NGHIỆM Đ - S
Câu 1: Theo em, đâu là hành vi đúng, đâu là hành vi sai khi thiết lập các quy tắc chi tiêu cá nhân?
a) A xác định các khoản chi cần thiết, đồng thời thiết lập các quy tắc tiết kiệm nghiêm ngặt là cách làm đúng đắn.
b) B chỉ tập trung vào các khoản chi tiêu nhỏ mà bỏ qua các khoản chi lớn như tiền nhà, học phí là một cách làm hợp lý.
c) C thiết lập quy tắc chi tiêu mà không dự phòng cho các tình huống khẩn cấp là một cách làm không hợp lý.
d) D tạo ra quy tắc chi tiêu linh hoạt và có thể điều chỉnh khi cần thiết là một phương pháp thông minh.
Câu 2: Theo em, đâu là hành vi đúng, đâu là hành vi sai về việc kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu?
a) A chỉ kiểm tra kế hoạch chi tiêu một lần vào đầu năm và không điều chỉnh trong suốt cả năm là một cách làm hợp lý.
b) M chỉ tập trung vào các khoản chi tiêu cần thiết mà bỏ qua việc tiết kiệm và đầu tư là hành vi hợp lý.
c) C không điều chỉnh kế hoạch chi tiêu khi gặp khó khăn tài chính, vẫn tiếp tục chi tiêu như kế hoạch ban đầu là hành động thiếu trách nhiệm.
d) D thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu để phù hợp với các thay đổi trong tình hình tài chính là một phương pháp đúng đắn.
............................................
............................................
............................................