Phiếu trắc nghiệm Công dân 8 kết nối Ôn tập giữa kì 2 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công dân 8 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM GDCD 8 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 03
TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Hành vi nào sau đây được coi là bạo lực gia đình?
A. Cha mẹ la mắng con cái khi chúng mắc lỗi.
B. Vợ chồng tranh cãi về vấn đề tài chính.
C. Chồng đánh đập vợ vì không nấu cơm đúng giờ.
D. Anh chị em trêu chọc nhau.
Câu 2: Bạo lực gia đình gây ra những hậu quả gì?
A. Chỉ ảnh hưởng đến người bị bạo lực.
B. Gây tổn thương về thể chất và tinh thần cho các thành viên trong gia đình.
C. Không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em.
D. Chỉ là vấn đề cá nhân của mỗi gia đình.
Câu 3: Vì sao chúng ta cần lập kế hoạch chi tiêu?
A. Để tiêu nhiều tiền hơn.
B. Để quản lý tài chính hiệu quả và đạt được mục tiêu tài chính.
C. Để khoe khoang với người khác về khả năng tài chính.
D. Để đối phó với những tình huống khẩn cấp.
Câu 4: Khoản chi nào sau đây là khoản chi cần thiết?
A. Mua sắm quần áo hàng hiệu.
B. Chi trả tiền thuê nhà, điện, nước.
C. Ăn uống tại nhà hàng sang trọng.
D. Mua vé xem phim.
Câu 5:Trong tình huống sau, hành vi nào thể hiện sự tôn trọng và bình đẳng trong gia đình?
A. Anh trai luôn quyết định mọi việc trong gia đình mà không hỏi ý kiến ai.
B. Chị dâu chỉ ở nhà nội trợ và chăm sóc con cái, không được tham gia vào các hoạt động xã hội.
C. Các thành viên trong gia đình cùng nhau thảo luận và thống nhất về kế hoạch du lịch hè.
D. Bố mẹ luôn áp đặt ý kiến của mình lên con cái.
Câu 6: Những cá nhân nào sau đây có thể được coi là tác nhân của bạo lực gia đình?
A. Bố mẹ
B. Con cái
C. Anh, chị, em trong gia đình
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 7: Bạo lực về tinh thần là những hành vi nào sau đây?
A. Những lời nói, thái độ gây tổn thương
B. Hành vi ngược đãi đánh đập các thành viên trong gia đình
C. Hành vi xâm phạm đến các quyền lợi về kinh tế
D. Hành vi cưỡng ép trong các mối quan hệ
Câu 8: Bạo lực về thể chất là những hành vi nào sau đây?
A. Những hành vi gây tổn thương tới nhân phẩm, danh dự của các thành viên trong gia đình
B. Những hành vi gây tổn thương tới thể xác, tính mạng của các thành viên trong gia đình
C. Là những hành vi cố tình gây tổn hại về kinh tế của một số thành viên trong gia đình
D. Là các hành vi cố tình lăng mạ một thành viên trong gia đình
Câu 9: Nguyên nhân chính dẫn đến việc cha mẹ bạo hành con cái là gì?
A. Vì cha mẹ không yêu thương con cái
B. Vì tâm lý có rèn giũa nghiêm ngặt thì con cái mới không hư hỏng
C. Vì con cái trong gia đình thua kém con nhà hàng xóm
D. Vì cha mẹ luôn muốn bản thân có được tiếng nói lớn ttrong gia đình
Câu 10: Hành vi cha mẹ ép con cái phải gả theo ý muốn có được coi là một hình thức bạo lực gia đình hay không?
A. Chuyện cưới hỏi của con cái bố mẹ hoàn toàn có quyền ép đặt
B. Có, theo Điều 3 Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 (sửa đổi) đã quy định các hành vi bạo lực gia đình gồm các hành vi cưỡng ép tảo hôn, li hôn, hoặc cản trở kết hôn, li hôn hợp pháp
C. Việc con cái kết hôn là do bố mẹ sắp đặt
D. Nếu không nghe theo sắp xếp của bố mẹ, mọi chuyện sau này của con cái bố mẹ sẽ không can thiệp được
Câu 11: Chồng bà A rất nóng tính, mỗi khi trong gia đình xảy ra chuyện thì ông lại thường mắng chửi mọi người trong gia đình. Trong tình huống này, mọi người trong gia đình bà A nên làm gì để tránh xảy ra các hình thức về bạo lực gia đình?
A. Cố tìm ra lí lẽ để cãi thắng trong mọi tình huống
B. Nếu do ông chồng bà A sai thì mọi người trong gia đình cần phải lên tiếng để công lí không bị vùi lấp
C. Cần phải bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc, bàn bạc lại mọi chuyện vào lúc mọi thành viên đều bình tĩnh
D. Dùng mọi lí lẽ để khuất phục
Câu 12: Bố mẹ kì vọng rất nhiều vào N, thường xuyên bắt em phải đi học thêm nhiều nơi, làm thật nhiều dạng bài tập để có thể nâng cao kết quả học tập. Nếu không may bị điểm kém, N bị bố mẹ mắng nhiếc, đem ra so sánh với con người khác giỏi hơn. Điều này làm N bị áp lực và tổn thương rất nhiều. Theo em, N có thể tìm được sự giúp đỡ từ đâu?
A. N có thể nhờ bạn bè đến nói giúp mình
B. Bố mẹ đã không đứng về phía N thì không có ai có thể giúp đỡ được N
C. Nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh N, nhờ họ nói giúp với bố mẹ về các áp lực mà bố mẹ tạo ra cho N
D. Nhờ thầy cô chủ nhiệm khuyên cho bố mẹ N, N cũng có thể nhờ đến sự giúp đỡ của ông bà
Câu 13: Kế hoạch chi tiêu là gì?
A. Là tổng số tiền mà một cá nhân có dùng để chi tiêu
B. Là danh sách khoản tiền sẽ được sử dụng trong thời gian nhất định với hạn mức đã được chia sẵn
C. Là số tiền mà mình tích góp được trong thời gian nhất định
D. Là bản kế hoạch cho các dự định sẽ thực hiện trong tương lai
Câu 14: “Xác định các khoản” cần chi là bước thứ mấy trong các bước lập kế hoạch chi tiêu?
A. Bước thứ nhất
B. Bước thứ hai
C. Bước thứ ba
D. Bước thứ tư
Câu 15: Khi thực hiện kế hoạch chi tiêu, cần tập trung vào các khoản chi nào?
A. Chi phát sinh
B. Chi thiết yếu, chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt
C. Chi thiết yếu, chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt, chi phát sinh
D. Chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt
Câu 16:............................................
............................................
............................................
B . TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Câu 1: Cho một nhận định sau
“Lập kế hoạch chi tiêu là một trong những kỹ năng quan trọng giúp mỗi người quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Qua việc lập kế hoạch, chúng ta có thể xác định được những khoản chi cần thiết và tránh lãng phí tiền bạc.”
Xác định tính đúng-sai của các nhận định sau:
a) Lập kế hoạch chi tiêu không quan trọng trong quản lý tài chính cá nhân.
b) Kế hoạch chi tiêu giúp xác định các khoản chi cần thiết.
c) Lập kế hoạch chi tiêu dẫn đến việc lãng phí tiền bạc.
d) Kỹ năng lập kế hoạch chi tiêu là cần thiết cho mọi người.
Câu 2: Cho một nhận định sau
“Việc lập kế hoạch chi tiêu không chỉ giúp cá nhân tiết kiệm tiền mà còn tạo ra thói quen tiêu dùng hợp lý, từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.”
Xác định tính đúng-sai của các nhận định sau:
a) Lập kế hoạch chi tiêu chỉ có lợi cho những người giàu có.
b) Tiết kiệm tiền là một trong những lợi ích của việc lập kế hoạch chi tiêu.
c) Lập kế hoạch chi tiêu không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
d) Thói quen tiêu dùng hợp lý có thể được hình thành thông qua lập kế hoạch chi tiêu.