Đề thi cuối kì 1 công dân 8 kết nối tri thức (Đề số 7)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 8 kết nối tri thức Cuối kì 1 Đề số 7. Cấu trúc đề thi số 7 học kì 1 môn Công dân 8 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án công dân 8 kết nối tri thức

        PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

        TRƯỜNG THCS…………...

Chữ kí GT2: ...........................

         

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8  KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

ĐỀ BÀI

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

Câu 1 (0,25 điểm). Người biết bảo vệ lẽ phải sẽ:

A. Được mọi người yêu mến, quý trọng.

B. Chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.

C. Nhận được nhiều lợi ích vật chất.

D. Bị mọi người xung quanh lợi dụng.

Câu 2 (0,25 điểm). Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên tạo cuộc sống tinh thần, phương tiện sống, tạo ra cơ sở vật chất để con người có thể phát triển kinh tế.

B. Tài nguyên thiên nhiên là nguồn tài sản không bao giờ cạn kiệt.

C. Môi trường không có tác động đến cuộc sống hiện tại của con người.

D. Tác động của con người không làm thay đổi hiện trạng vốn có của môi trường sống.

Câu 3 (0,25 điểm). Em có thể xác định các mục tiêu dài hạn như thế nào?

A. Nghĩ về các việc làm sẽ thực hiện được trong khoảng thời gian ngắn.

B. Suy nghĩ về những điều em muốn làm ở thời điểm em lập kế hoạch mục tiêu cho bản thân. 

C. Suy nghĩ về em muốn bản thân trở thành như thế nào trong tương lai.

D. Em có thể dựa vào sở thích của em ở thời điểm hiện tại.

Câu 4 (0,25 điểm). Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải trong học tập là gì?

A. Nghiêm túc trong kì thi, không gian lận, đạo văn, mở tài liệu trong phòng thi.

B. Giúp đỡ bạn khác sao chép tài liệu của bài tiểu luận cuối kì.

C. Mặc kệ các việc làm sai trái của các bạn bè trong lớp khi mình được chứng kiến.

D. Tỏ thái độ gay gắt với bạn bè, thầy cô.

Câu 5 (0,25 điểm). Hành động nào là không phù hợp khi đạt được một mục tiêu đã đề ra?

A. Cảm thấy rất vui mừng và tự hào về bản thân vì đã vượt qua thử thách và hoàn thành mục tiêu của mình.

B. Cảm thấy tự tin hơn vào khả năng của mình. 

C. Cảm thấy có thêm động lực và sự quyết tâm để tiếp tục chinh phục những thử thách mới.. 

D. Cảm thấy thỏa mãn và ngủ quên trên chiến thắng.

Câu 6 (0,25 điểm). Vì sao chúng ta cần phải khai thác một cách hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên?

A. Vì chúng ta sẽ không dùng được hết chúng.

B. Có thể gây ra lãng phí tài nguyên.

C. Vì tài nguyên thiên nhiên không phải vô hạn, nếu không có biện pháp khai thác hợp lí sẽ gây cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.

D. Vì tài nguyên thiên nhiên mang lại nguồn lợi cực lớn cho sản xuất.

Câu 7 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng các tiêu chí khi xác định mục tiêu cá nhân?

A. Cụ thể.

B. Đo lường được.

C. Có thể đạt được.

D. Không có thời hạn.

Câu 8 (0,25 điểm). Vì sao cần phải giáo dục cho học sinh về việc phải tôn trọng lẽ phải?

A. Vì học sinh còn nhỏ giáo dục sẽ dễ dàng hơn.

B. Vì học sinh là thể hệ tương lai của đất nước, giáo dục đúng đắn sẽ giúp ích cho việc xây dựng tương lai đất nước.

C. Vì học sinh cần được nhận một nền giáo dục tốt ngay từ nhỏ. 

D. Vì học sinh cần được giáo dục tốt để trở thành người tốt.

Câu 9 (0,25 điểm). Để xác định được mục tiêu cả ngắn hạn và dài hạn, em cần chú ý điều gì?

A. Chỉ cần đặt mục tiêu mà không cần phải xác định thời gian hoàn thành hoặc các bước cụ thể để thực hiện.

B. Nên đặt mục tiêu quá cao và khó đạt được để thử thách bản thân, bất kể khả năng và tài nguyên hiện tại.

C. Cần xác định rõ ràng thời gian hoàn thành, các bước hành động cụ thể và xem xét khả năng thực tế để đạt được mục tiêu.

D. Chỉ cần đặt mục tiêu dài hạn và không cần quan tâm đến mục tiêu ngắn hạn hoặc các bước thực hiện cụ thể.

Câu 10 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây đã vi phạm với quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?

A. Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng.

B. Khai thác rừng trồng theo quy hoạch của nhà nước.

C. Sử dụng tiết kiệm điện, nước và các loại khoáng sản.

D. Tố cáo hành vi khai thác khoáng sản trái phép.

Câu 11 (0,25 điểm). Sắp tới giờ kiểm tra môn Vật lí, bạn V rất lo lắng vì V hôm qua mải xem ti vi nên không ôn lại bài. V thổ lộ với M (bạn cùng bàn) về việc sẽ quay cóp, mở tài liệu”. 

Nếu là M, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Không quan tâm vì việc đó không liên quan tới mình.

B. Ngay lập tức hưởng ứng và làm theo hành động của V.

C. Khuyên V nên tự lực làm bài kiểm tra, không nên quay cóp.

D. Đợi lúc bạn V mở tài liệu sẽ đứng lên tố cáo với giáo viên.

Câu 12 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tầm quan trọng của môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

A. Là cơ sở để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.

B. Tạo cho con người phương tiện sinh sống.

C. Là yếu tố duy nhất thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển.

D. Là điều kiện thiết yếu cho sự tồn tại, phát triển của con người.

Câu 13 (0,25 điểm). Trên đường đi học về Ngọc và Khánh nhìn thấy một cô đem rác ra bờ hồ vứt. Ngọc muốn nên nhắc nhở cô không được đổ rác xung quanh hồ nhưng Khánh bảo làm vậy là vô lễ với người lớn và hơn nữa đó không phải trách nhiệm mà hai bạn cần phải quan tâm”. 

Em có nhận xét như thế nào về tình huống trên?

A. Bạn Ngọc có ý thức bảo vệ môi trường, còn bạn Khánh thì chưa có ý thức.

B. Cả hai bạn đều không có ý thức bảo vệ môi trường. 

C. Hành động của bạn Ngọc chưa có ý thức bảo vệ môi trường.

D. Ngọc chưa có ý thức bảo vệ môi trường, Khánh chưa phân biệt được đâu là việc nên làm để bảo vệ môi trường xung quanh.

Câu 14 (0,25 điểm). Đâu là cơ quan công quyền giúp công dân thực thi bảo vệ lẽ phải?

A. Toàn án nhân dân.

B. Uỷ ban nhân dân.

C. Quốc hội.

D. Hội đồng nhân dân các cấp.

Câu 15 (0,25 điểm).  Hành động nào dưới đây không giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh trường học?

A. Cùng nhau dọn dẹp vệ sinh lớp học và xung quanh sân trường.

B. Không vứt giấy rác bừa bãi ra sân trường.

C. Trồng thêm cây xanh, hoa vào vườn trường cho không gian thêm xanh.

D. Vẽ lên tường, bàn ghế hoặc các công trình trong trường học.

Câu 16 (0,25 điểm). Để trở thành một người nghiêm minh và biết tôn trọng lẽ phải em phải rèn luyện những gì?

A. Học hỏi từ những điều mình cho là đúng.

B. Học tập và rèn luyện thói quen của những người xung quanh.

C. Dám đứng lên bảo vệ những điều đúng đắn xung quanh mình.

D. Thấy mọi người làm gì thì làm theo.

Câu 17 (0,25 điểm). Bước đầu tiên trong khâu lên kế hoạch lập mục tiêu cá nhân là gì?

A. Xác định thời gian và nguồn lực cần thiết.

B. Cam kết thực hiện kế hoạch.

C. Điều chỉnh cách thức thực hiện nếu hoàn cảnh thay đổi.

D. Liệt kê những việc cần làm để đạt được mục tiêu.

Câu 18 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc bảo vệ lẽ phải?

A. Giúp mỗi người có cách ứng xử phù hợp.

B. Góp phần làm lành mạnh mối quan hệ xã hội.

C. Hạn chế sự phát triển của cá nhân và cộng đồng.

D. Củng cố niềm tin của con người vào cộng đồng.

Câu 19 (0,25 điểm). Tiêu chí “cụ thể” trong việc xác định mục tiêu cá nhân được hiểu như thế nào?

A. Mỗi mục tiêu cần có một kết quả cụ thể.

B. Mục tiêu có thể định lượng, đo lường được.

C. Mục tiêu phải đi kèm với thời hạn đạt được.

D. Mỗi mục tiêu phải hướng tới mục đích chung.

Câu 20 (0,25 điểm). Câu tục ngữ nào sau đây phản ánh về việc bảo vệ lẽ phải?

A. Gió chiều nào theo chiều ấy.

B. Nêu cao nhưng bóng chẳng ngay.

C. Miệng nam mô, bụng bồ dao găm.

D. Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn.

Câu 21 (0,25 điểm). Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Đầu năm học, C quyết tâm đạt danh hiệu học sinh giỏi. C đã liệt kê các việc cần làm ở trên lớp và ở nhà. Hai tuần đầu, C thực hiện rất tốt, nhưng sau đó C chủ quan cho rằng mình có đủ khả năng để đạt được mục tiêu đề ra, không cần tính toán các công việc cụ thể mỗi ngày. C tự nhủ, cứ để tất cả bài tập vào cuối tuần làm một loáng là xong. Nhưng đến cuối tuần, khối lượng bài tập quá nhiều khiến C không thể hoàn thành. Nhiều tuần trôi qua như vậy và cũng sắp đến kì thi học kì, C có vẻ nản lòng với mục tiêu đặt ra từ đầu năm”.

Nếu là bạn thân của C, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Mặc kệ, không quan tâm vì không liên quan đến mình.

B. Khuyên C kiên trì, thiết lập lại kế hoạch học tập phù hợp.

C. Khuyên C từ bỏ mục tiêu vì cố gắng cũng không đạt được.

D. Trách móc, phê bình C gay gắt vì đã có thái độ chủ quan.

Câu 22 (0,25 điểm). Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên sẽ giúp cho:

A. Môi trường trong lành, sạch đẹp.

B. Môi trường sinh thái được cân bằng.

C. Hệ sinh thái phong phú, đa dạng.

D. Nguồn tài nguyên không bị cạn kiệt.

Câu 23 (0,25 điểm). Trong khi xem các video giải trí, em vô tình xem được một video tuyên truyền sai sự thật từ một tài khoản của người quen đăng tải, em sẽ làm gì?

A. Bảo mọi người không nên xem video từ tài khoản đó.

B. Yêu cầu người thân xóa video đã đăng tải.

C. Nhắn tin, nói rõ về việc video sai sự thật và yêu cầu người đăng cần gỡ bỏ video đó tránh làm nhiều người tiếp cận được các thông tin sai lệch.

D. Mặc kệ vì thông tin sai sự thật đó không liên quan tới mình.

Câu 24 (0,25 điểm). Để góp phần bảo vệ môi trường, em có thể thực hiện hành động nào sau đây?

A. Xả thật nhiều nước để tắm, giặt cho thỏa thích.

B. Không tắt đèn và các thiết bị điện khi ra khỏi nhà.

C. Sử dụng các loại túi vải, giấy,… thay cho túi ni-lông.

D. Phun thuốc trừ sâu để tiêu diệt hết các loại côn trùng.

     B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

     Câu 1 (3,0 điểm). 

a. Hãy nêu các bước lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân.

b. Cho tình huống: 

Hải là một học sinh lớp 8, trong những kỳ thi học kỳ gần đây, Hải nhận thấy điểm số các môn tự nhiên của mình không cao, đặc biệt là môn Toán và Lý. Mặc dù Hải đã cố gắng học tập nhưng kết quả vẫn chưa như mong muốn. Hải quyết định đặt mục tiêu trong năm nay phải cải thiện điểm số các môn này. Tuy nhiên, Hải lại cảm thấy đôi lúc rất chán nản và thiếu động lực, vì đôi khi những kiến thức này quá khó và khó nhớ”.

Hãy đưa ra những gợi ý để giúp Hải hoàn thành được mục tiêu của mình.

Câu 2 (1,0 điểm). Hiện nay, nhiều quốc gia đang phải đối mặt với vấn đề cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường, trong khi nhu cầu tiêu thụ tài nguyên của con người ngày càng tăng. Nếu là một nhà lãnh đạo quốc gia, em sẽ đề xuất những chính sách nào để cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường?

BÀI LÀM

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

TRƯỜNG THCS ............................

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

  

Bài 4: 

Bảo vệ lẽ phải

2

0

4

0

3

0

0

0

9

0

2,25

 

Bài 5: 

Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

1

0

4

0

3

0

0

1

8

1

3,0

 

Bài 6: 

Xác định mục tiêu cá nhân

1

1

4

0

2

0

0

0

7

1

4,75

 

Tổng số câu TN/TL

4

1

12

0

8

0

0

1

24

2

10,0

 

Điểm số

1,0

3,0

3,0

0

2,0

0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

 

Tổng số điểm

4,0 điểm

40%

3,0 điểm

30%

 2,0 điểm

20%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

TRƯỜNG THCS ............................

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

TL

Bài 4 

9

0

Bảo vệ lẽ phải

Nhận biết

- Nêu được biểu hiện của tôn trọng lẽ phải trong học tập.

- Chỉ ra được cơ quan công quyền giúp công dân thực thi bảo vệ lẽ phải.

2

C4,

C14

Thông hiểu

- Nêu được lợi ích của người biết bảo vệ lẽ phải.

- Nêu được lí do cần phải giáo dục cho học sinh về việc phải tôn trọng lẽ phải.

- Chỉ ra được nội dung không phản ánh đúng ý nghĩa của việc bảo vệ lẽ phải.

- Chỉ ra được câu tục ngữ phản ánh về việc bảo vệ lẽ phải.

4

C1,

C8,

C18,

C20

Vận dụng

- Lựa chọn được cách ứng xử để xử lí tình huống về bảo vệ lẽ phải.

- Nêu cách rèn luyện để trở thành một người nghiêm minh và biết tôn trọng lẽ phải.

- Nêu được cách xử lí tình huống “Trong khi xem các video giải trí, em vô tình xem được một video tuyên truyền sai sự thật từ một tài khoản của người quen đăng tải”.

3

C11,

C16,

C23

Bài 5

8

1

Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Nhận biết

Chỉ ra được nhận định đúng khi nói về môi trường.

1

C2

Thông hiểu

- Nêu được lí do chúng ta cần phải khai thác một cách hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Chỉ ra được hành vi đã vi phạm với quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

- Chỉ ra được nội dung không phản ánh đúng tầm quan trọng của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Nêu được lợi ích khi bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

4

C6,

C10,

C12,

C22

Vận dụng

- Nhận xét về các nhân vật trong tình huống bảo vệ môi trường.

- Chỉ ra hành động không giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh trường học.

- Chỉ ra được hành động  góp phần bảo vệ môi trường.

3

C13,

C15,

C24

Vận dụng cao

Đưa ra những đề xuất để cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

1

C2

(TL)

Bài 6

7

1

Xác định mục tiêu cá nhân

Nhận biết

- Chỉ ra được bước đầu tiên trong khâu lên kế hoạch lập mục tiêu cá nhân.

- Nêu được các bước lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân.

- Đưa ra được những gợi ý để giúp bạn Hải trong tình huống hoàn thành được mục tiêu của mình.

1

1

C17

C1 ýa

(TL),

C1 ýb

(TL)

Thông hiểu

- Nêu cách có thể xác định các mục tiêu dài hạn.

- Chỉ ra hành động không phù hợp khi đạt được một mục tiêu đã đề ra.

- Chỉ ra nội dung không phản ánh đúng các tiêu chí khi xác định mục tiêu cá nhân.

- Nêu các hiểu của tiêu chí “cụ thể” trong việc xác định mục tiêu cá nhân.

4

C3,

C5,

C7,

C19

Vận dụng

- Nêu những điều cần chú ý để xác định được mục tiêu cả ngắn hạn và dài hạn.

- Lựa chọn được cách ứng xử đúng để xác định đúng mục tiêu cá nhân trong tình huống.

2

C9,

C21

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi công dân 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay