Đề thi cuối kì 1 công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều (Đề số 2)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều kì 1 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 cuối kì 1 công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp: ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: (NB) Các công nghệ sinh học được ứng dụng trong nhân giống vật nuôi bao gồm?

  1. Thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm, cấy truyền phôi, nhân bản vô tính.
  2. Thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm, cấy truyền phôi, nuôi cấy gen
  3. Thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm, cấy truyền phôi, nhân bản gen
  4. Thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm, cấy truyền phôi, cấy truyền ADN.

Câu 2: (NB) “Trộn đều nguyên liệu với men giống theo tỉ lệ 1 kg men giống cho 200 kg thức ăn” là nằm trong bước nào của quy trình ủ men nguyên liệu thức ăn tinh bột?

  1. Chuẩn bị nguyên liệu
  2. Xử lí
  3. Tiến hành ủ
  4. Bảo quản

Câu 3: (NB)  Con vật nào có thể cung cấp sức kéo cho canh tác?

  1. lợn
  2. trâu

Câu 4 (NB):  Trong các ý sau, hãy chỉ ra mục đích của lai giống?

  1. Tăng số lượng cá thể của giống
  2. Bảo tồn quỹ gen vật nuôi bản địa đang có nguy cơ tuyệt chủng
  3. nhận được ưu thế lai làm tăng sức sống, khả năng sản xuất ở đời con, nhằm tăng hiệu quả chăn nuôi.
  4. Duy trì và cải tiến năng suất và chất lượng của giống

Câu 5 (NB):  Đâu không phải là đặc điểm của mô hình chăn nuôi bền vững?

  1. phát triển kinh tế
  2. đảm bảo an toàn sinh học
  3. nâng cao đời sống cho người dân
  4. bảo vệ môi trường, khai thác hợp lí và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên

Câu 6 (NB): “Trong quy trình lên men lỏng, các nguyên liệu thức ăn thô, xanh và thức ăn tinh được phối trộn theo tỉ lệ thích hợp, sau đó bổ sung nước với tỉ lệ ………. và cho lên men với chế phẩm vi sinh.”

Điền vào chỗ trống.

  1. 2 – 2.5 kg nước/1 kg thức ăn
  2. 4 – 5 kg nước/1 kg thức ăn
  3. 1 – 1.25 kg nước/1 kg thức ăn
  4. 1 kg nước/2 – 2.5 kg thức ăn

Câu 7 (NB): Năng suất là

  1. quá trình biến đổi chất lượng các cơ quan bộ phận trong cơ thể
  2. chất lượng bên trong cơ thể vật nuôi liên quan tới sức sản xuất, khả năng thích nghi với điều kiện cơ thể sống của con vật.
  3. mức độ sản xuất ra sản phẩm của con vật
  4. sự tăng thêm về khối lượng, kích thước, thể tích của từng bộ phận hay của toàn cơ thể con vật.

Câu 8 (NB):  Khẩu phần ăn

  1. là một hỗn hợp thức ăn cung cấp cho vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng
  2. là một hỗn hợp thức ăn cung cấp cho vật nuôi nhằm thỏa mãn tiêu chuẩn ăn.
  3. là lượng thức ăn cho vật nuôi có đủ năng lượng hoạt động trong một ngày đêm
  4. là lượng thức ăn cho vật nuôi có đủ dinh dưỡng theo chế độ dinh dưỡng ở từng giai đoạn phát triển.

Câu 9 (NB): Đâu không phải một dụng cụ cần thiết để thực hành phương pháp ủ chua thức ăn thô, xanh?

  1. Bình nhựa dung tích 2 – 5l hoặc túi nylon chứa được 2 – 5 kg.
  2. Dao, thớt băm cỏ
  3. Máy đo pH
  4. Dung dịch lactic

Câu 10 (NB): Đâu không phải một bệnh ở vật nuôi?

  1. Bệnh Circovirus
  2. Bệnh dịch tả vịt
  3. Bệnh đầu đen
  4. Bệnh trầm cảm

Câu 11 (NB): Nhu cầu năng lượng của vật nuôi tùy thuộc vào những yếu tố nào?

  1. giai đoạn sinh trưởng và sức sản xuất
  2. loài, giống,
  3. loài, giống, giai đoạn sinh trưởng và sức sản xuất
  4. sức sản xuất

Câu 12 (NB): Trong các đặc điểm sau, đặc điểm nào là đặc điểm của chăn thả tự do?

  1. Tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên và phụ phẩm nông nghiệp
  2. Số lượng vật nuôi lớn, vật nuôi được nhốt hoàn toàn trong chuồng trại.
  3. Mức đầu tư cao
  4. Vật nuôi được nhốt trong trồng kết hợp sân vườn.

Câu 13 (NB):  Virus gây bệnh dịch tả lợn cổ điển là loại:

  1. RKN virus, thuộc chi furovirus, họ Rubivirata
  2. RKN virus, thuộc chi tombusvirus, họ Camaviridae
  3. RNA virus, thuộc chi Comovirus, họ Picornavirata
  4. RNA virus, thuộc chi Pestivirus, họ Flaviviridae

Câu 14 (NB):  Phát dục là

  1. đặc điểm bên ngoài của con vật, mang đặc trưng cho từng giống
  2. mức độ sản xuất ra sản phẩm của con vật
  3. quá trình biến đổi chất lượng các cơ quan bộ phận trong cơ thể
  4. chất lượng bên trong cơ thể vật nuôi liên quan tới sức sản xuất, khả năng thích nghi với điều kiện cơ thể sống của con vật.

Câu 15 (NB): Chất bảo quản thức ăn, chất chống mốc là:

  1. Thức ăn bổ sung
  2. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh
  3. Phụ gia
  4. Thức ăn đậm đặc

Câu 16 (NB): Nhiệm vụ cơ bản của công tác giống là

  1. chọn lọc giống vật nuôi
  2. chọn lọc và nhân giống vật nuôi
  3. nuôi dưỡng giống vật nuôi
  4. đáp án khác

Câu 17 (TH): Trong chế biến thức ăn thô, xanh cho gia súc nhai lại, thức ăn thô, xanh sau khi được lên men kị khí với các vi khuẩn lactic được phối trộn với cái gì để thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh?

  1. Thức ăn tinh, bột ngũ cốc
  2. Thức ăn tinh, khoáng, vitamin, phụ gia
  3. Dung dịch chất dinh dưỡng nồng độ cao
  4. Bột ngũ cốc, chất bảo quản.

Câu 18 (TH): Nhu cầu Vitamin của vật nuôi phụ thuộc vào

  • độ tuổi,
  • tình trạng sinh lí,
  • giai đoạn sản xuất
  • giai đoạn sinh trưởng
  • năng suất của vật nuôi
  • giống loài.

Số phát biểu đúng là

  1. 2.
  2. 3.
  3. 4.
  4. 5.

Câu 19 (TH): Đặc điểm cơ bản của giống Lợn Móng Cái là

  • có đầu màu đen, có điểm trắng giữa trán.
  • có lông màu đen, có điểm trắng giữa trán
  • lưng và mông có màng đen kéo dài hình yên ngựa
  • lưng và mông có đốm đen loang khắp cơ thể
  • đầu to, miệng nhỏ dài, tai nhỏ và nhọn.
  • lưng thẳng.
  • lưng võng.
  • bụng hơi xệ.
  • đầu to, miệng dài, tai nhỏ và nhọn.

          Các phát biểu đúng là:

  1. (1), (3), (5), (6) , (8)
  2. (1), (3), (9), (7) , (8)
  3. (2), (3), (5), (6) , (8)
  4. (2), (3), (5), (7) , (8)

Câu 20 (TH):  Trang trại Marion Downs là một trong những trang trại lớn nhất thế giới, chứa 15000 con gà nhưng chỉ cần 15 nhân viên quản lý. Đó là nhờ…

  1. sự chăm chỉ của nhân viên
  2. kinh nghiệm quản lí của nhân công
  3. năng lực quản lí tốt của nhân công
  4. trang thiết bị hiện đại

Câu 21 (TH): Câu nào sau đây không đúng về virus cúm A/H5N1?

  1. Là một phân tuýp gây bệnh cao của virus cúm gia cầm loại A, có sẵn hemagglutinin tuýp 5 (H5) và neuraminidase tuýp 1 (N1).
  2. Virus cúm A(H5N1) có nguồn gốc từ gia cầm và chim hoang dã, có thể gây tử vong ở người và một số động vật khác.
  3. Virus này giống với virus cúm ở người, có thể dễ dàng lây truyền rộng khắp giữa người với người.
  4. Virus H5N1 lần đầu tiên được phát hiện chính xác trong ngỗng nhà ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc vào năm 1996.

Câu 22 (TH):  Cho các phát biểu sau:

(1) Giun đũa lợn thuộc loài Ascaris suum, họ Ascarididae, có hình giống như chiếc đũa, kí sinh trong ruột non của lợn.

(2) Giun đực ở đuôi có móc, thường nhỏ và ngắn hơn giun cái.

(3) Trứng giun khi bị lợn ăn phải sẽ phát triển thành giun trưởng thành ở ruột non.

(4) Một vòng đời con giun cái có thể đẻ tới 2 triệu trứng, trung bình 200 nghìn trứng/ngày.

(5) Trứng giun theo phân ra ngoài và có thể tồn tại đến 5 - 10 năm.

(6) Mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường tiêu hoá.

Phát biểu  không đúng là

  1. (1), (2).
  2. (5), (6)
  3. (2), (6).
  4. (4), (5).

Câu 23 (TH): Cho các ý sau:

  • Chọn lọc tổ tiên nhìn vào phả hệ để xem tổ tiên có tốt hay không
  • Chọn lọc bản thân , chủng sẽ được nuôi trong điều kiện tiêu chuẩn về nuôi dưỡng và chăm sóc
  • Kiểm tra đời con nhằm xác định khả năng di truyền những tính trạng tốt của bản thân con vật cho đời sau

Hãy sắp xếp các ý trên theo thứ tự tiến hành phương pháp chọn lọc cá thể

  1. 3; 2; 1
  2. 2; 1; 3
  3. 2; 3; 1
  4. 1; 2; 3

Câu 24 (TH): Câu nào sau đây không đúng về thức ăn thô khô và xác vỏ?

  1. Thức ăn thô khô và xác vỏ bao gồm các loại cỏ tự nhiên, cỏ trồng thu cắt và các loại phụ phẩm của cây trồng đem phơi, sấy khô (cỏ khô, rơm khô, vỏ trấu, thân cây lạc khô, vỏ đậu, lõi ngô khô,... ).
  2. Thức ăn thô khô và xác vỏ thường giàu chất xơ (tỉ lệ xơ thô trên 18%), ít dinh dưỡng, mật độ năng lượng thấp, khi sử dụng cần chế biến, xử lí để tăng hiệu quả.
  3. Thức ăn thô khô và xác vỏ chủ yếu cung cấp xơ, ít năng lượng, khi chế biến hợp lí sẽ tăng hiệu quả sử dụng.
  4. Thức ăn thô khô, xác vỏ dùng làm thức ăn đảm bảo dinh dưỡng cho mọi loại vật nuôi.

Câu 25 (TH): Câu nào sau đây không đúng về thức ăn bổ sung?

  1. Thức ăn bổ sung là các chất thêm vào khẩu phần ăn nhằm mục đích cải thiện chất lượng sản phẩm, hỗ trợ bảo quản, duy trì chất lượng thức ăn; ngăn chặn, giảm thiểu nguy cơ bệnh tật cho vật nuôi.
  2. Thức ăn bổ sung dinh dưỡng gồm các amino acid, nitrogen phi protein, vitamin, chất khoáng,...
  3. Thức ăn bổ sung với mục đích hỗ trợ tiêu hoá, phòng bệnh (enzyme, probiotics, thảo dược,...).
  4. Thức ăn bổ sung thảo dược giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng gan và hỗ trợ tiêu hoá.

Câu 26 (TH): “Lai giữa gà trống Hồ với gà mái Lương Phượng để tạo ra con lai F1, sau đó con mái F1 được cho lai với con trống Mía để tạo ra con lai F2 (Mía x Hổ x Phượng) là giống gà thịt lông màu thả vườn”. đây là ví dụ về phương pháp lai nào?

  1. Lai kinh tế phức tạp
  2. Lai kinh tế đơn giản
  3. Lai cải tiến
  4. lai thuần chủng

Câu 27 (TH): Nhược điểm của chọn lọc bằng bộ gen là gì ?

  1. dễ dàng chọn được tính trạng mong muốn
  2. thời gian chọn lọc nhanh chóng
  3. độ chính xác cao
  4. chi phí cao

Câu 28 (TH):  Dưới đây là một số bước của quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh. Ý nào không đúng?

  1. Nhập nguyên liệu: Nguyên liệu được đưa vào hầm nhập sau đó chuyển lên bồn chứa (silo) bằng hệ thống tự động theo khu vực cho từng loại nguyên liệu riêng.
  2. Lấy mẫu kiểm tra nguyên liệu: Tại khu vực trộn có hệ thống máy vi tính kiểm soát để đảm bảo tất cả các công thức thức ăn đúng theo thành phần dinh dưỡng của từng loại vật nuôi.
  3. Làm sạch nguyên liệu: Nguyên liệu được tách kim loại và loại bỏ các tạp chất trong hệ thống máy làm sạch trước khi nghiền.
  4. Nghiền nguyên liệu: nhằm làm nhỏ nguyên liệu, giúp tăng khả năng tiếp xúc trong quá trình trộn, ép viên, đồng thời làm tăng khả năng tiêu hoá cho vật nuôi.

    PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1: (2 điểm) (VD) Hãy trình bày những yêu cầu bảo quản thức ăn thô cho vật nuôi. Liên hệ thực tiễn, nêu cách bảo quản thức ăn thô cho vật nuôi chủ yếu tại địa phương?

Câu 2: (1 điểm) (VDC) Hãy đề xuất các biện pháp để phòng, trị bệnh đối với lợn, đồng thời đảm bảo được an toàn cho con người và môi trường.

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

  

 

TRƯỜNG THPT .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 – CÁNH DIỀU

 

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHĂN NUÔI

0

4

 

 

1. Chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Nhận

biết

- Trình bày được vai trò và triển vọng của chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

- Nêu được một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi ở Việt Nam và thế giới.

1

 

C1

Thông hiểu

- Trình bày được những yêu cầu cơ bản với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi

 

 

Vận

dụng

- Những yêu cầu cơ bản với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi và liên hệ bản thân

 

 

 

 

2.             Xu hướng phát triển của chăn nuôi

Nhận

biết

- Nêu được xu hướng phát triển của chăn nuôi ở Việt Nam và trên thế giới.

1

 

C5

Thông hiểu

- Trình bày được các đặc điểm cơ bản của chăn nuôi bền vững, chăn nuôi thông minh.

1

 

C20

3.             Phân loại vật nuôi và phương thức chăn nuôi

Nhận biết

- Nêu được các phương thức chăn nuôi chủ yếu ở nước ta

 

1

 

C12

Thông hiểu

- Nêu được xu hướng phát triển của chăn nuôi Việt Nam và trên thế giới, đặc điểm cơ bản của chăn nuôi bền vững và chăn nuôi thông minh

 

 

 

 

Vận dụng

- Phân loại được vật nuôi theo nguồn gốc, đặc tính sinh học và mục đích sử dụng.

- Lựa chọn được phương thức chăn nuôi phù hợp với vật nuôi địa phương.

- So sánh được ưu và nhược điểm các phương thức chăn nuôi

 

 

 

 

CÔNG NGHỆ GIỐNG VẬT NUÔI

0

8

 

 

4.             Giống vật nuôi

Nhận biết

- Trình bày được khái niệm giống vật nuôi.

 

1

 

C16

Thông hiểu

- Trình bày được vai trò của giống trong chăn nuôi

- Nêu được đặc điểm cơ bản của một số giống vật nuôi.

 

1

 

C19

5.             Chọn giống vật nuôi

Nhận biết

- Nêu được khái niệm cơ bản và các chỉ tiêu cơ bản để chọn giống vật nuôi

- Nêu được một số phương pháp chọn giống vật nuôi

 

2

 

C7, 14

Thông hiểu

- Lựa chọn được phương pháp chọn giống phù hợp với mục đích chăn nuôi.

- Trình bày được ưu, nhược điểm của một số phương pháp chọn giống vật nuôi

 

1

 

C23

Vận dụng

- Lựa chọn được phương pháp chọn giống phù hợp với mục đích chăn nuôi.

 

 

 

 

6.             Nhân giống vật nuôi

Nhận biết

- Nêu được các phương pháp nhân giống vật nuôi

 

2

 

C1, 4

Thông hiểu

- Lựa chọn được phương pháp nhân giống phù hợp với mục đích sử dụng.

 

1

 

C26

Vận dụng

- So sánh các phương pháp nhân giống vật nuôi

 

 

 

 

CÔNG NGHỆ THỨC ĂN CHĂN NUÔI

1

12

 

 

7. Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi

Nhận biết

Trình bày được nhu cầu dinh dưỡng, tiêu chuẩn ăn và khẩu phần ăn của vật nuôi.

 

2

 

C8, 11

Thông hiểu

Nêu được vai trò của dinh dưỡng đối với vật nuôi.

Xác định được các bước xây dựng khẩu phần ăn (công thức thức ăn) cho vật nuôi.

 

1

 

C18

Vận dụng

Liên hệ thực tiễn ở địa phương về cung cấp và bổ sung vitamin cho vật nuôi từ thức ăn và xây dựng khẩu phần ăn.

 

 

 

 

8. Thức ăn chăn nuôi

Nhận biết

Nêu được khái niệm về thức ăn chăn nuôi.

Kể tên được các nhóm thức ăn chăn nuôi và nêu ví dụ.

 

1

 

C15

Thông hiểu

Trình bày được thành phần dinh dưỡng và vai trò của các nhóm thức ăn chăn nuôi.

 

1

 

C25

Vận dụng

Liên hệ thực tiễn ở địa phương về thức ăn cho một số vật nuôi như lợn, gà, trâu, bò,...

 

 

 

 

9. Sản xuất và bảo quản thức ăn chăn nuôi 

Nhận biết

Trình bày được vai trò của sản xuất và bảo quản thức ăn chăn nuôi.

 

2

 

C2, 9

Thông hiểu

Mô tả được các phương pháp sản xuất và bảo quản thức ăn chăn nuôi.

 

2

 

C25, 28

Vận dụng

Liên hệ thực tiễn ở địa phương về phương pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi và các loại thức ăn được sử dụng trong chăn nuôi gia cầm và lợn trên thị trường hiện nay.

1

 

C1

 

10. Ứng dụng CNC trong chế biến & bảo quản thức ăn chăn nuôi

Nhận biết

Trình bày được ứng dụng công nghệ cao trong chế biến thức ăn chăn nuôi: công nghệ enzyme, công nghệ lên men.

 

1

 

C6

Thông hiểu

Trình bày được ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản thức ăn chăn nuôi: bảo quản lạnh, bảo quản bằng silo.

 

1

 

C17

Vận dụng

Liên hệ thực tiễn ở địa phương về ứng dụng công nghệ trong bảo quản thức ăn chăn nuôi.

 

 

 

 

PHÒNG TRỊ BỆNH CHO VẬT NUÔI

1

4

 

 

11. Vai trò của phòng trị bệnh trong chăn nuôi

Nhận biết

Trình bày được vai trò của phòng, trị bệnh trong chăn nuôi.

 

1

 

C10

Thông hiểu

Mô tả được đặc điểm, nêu được nguyên nhân và biện pháp phòng, trị một số bệnh phổ biến

trong chăn nuôi.

Đề xuất được biện pháp an toàn cho người, vật nuôi và môi trường.

Trình bày được ứng dụng của công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi.

 

1

 

C21

Vận dụng

Liên hệ thực tiễn ở địa phương, phân tích và đưa ra phương án hợp lí để phát triển ngành chăn nuôi.

Có ý thức bảo vệ môi trường, vận dụng vào thực tiễn chăn nuôi ở gia đình và địa phương.

 

 

 

 

12. Phòng trị một số bệnh ở lợn

Nhận biết

Trình bày được đặc điểm, nguyên nhân và biện pháp phòng, trị bệnh của các bệnh: bệnh dịch tả lợn cổ điển, bệnh đóng dấu lợn, bệnh giun đũa lợn, bệnh phân trắng lợn con

 

1

 

C13

Thông hiểu

Trình bày được ứng dụng của công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho lợn.

Mô tả được đặc điểm, nêu được nguyên nhân và biện pháp phòng, trị một số bệnh phổ biến

trong chăn nuôi lợn.

 

1

 

C22

Vận dụng cao

Liên hệ thực tiễn ở địa phương về công tác phòng, trị bệnh đối với lợn, đồng thời đảm bảo an toàn cho con người và môi trường.

 

 

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay