Đề thi cuối kì 1 địa lí 12 kết nối tri thức (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Địa lí 12 kết nối tri thức Cuối kì 1 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 học kì 1 môn Địa lí 12 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, câu hỏi trả lời ngắn, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
ĐỊA LÍ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Điểm cực Đông nước ta có kinh độ khoảng?
A. 109025’
B. 109026’
C. 109027’
D. 109028’
Câu 2. Quá trình nào là quá trình chính hình thành địa hình nước ta?
A. Xâm thực–bồi tụ.
B. Bồi tụ.
C. Xâm thực.
D. Phong hóa.
Câu 3. Đặc trưng khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc là
A. nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa thu mát.
B. nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh.
C. nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông mát.
D. nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa thu lạnh.
Câu 4. Đất hiện nay bị suy thoái ở nhiều nơi, biểu hiện như
A. giảm độ phì, xói mòn, kết von, nhiễm mặn.
B. giảm độ khô, xói mòn, kết đất, nhiễm mặn.
C. giảm độ phì, xói mòn, kết von, nhiễm hạn.
D. giảm độ khô, xói mòn, kết von, nhiễm hạn.
Câu 5. Dân số nước ta hiện nay đang ở quy mô?
A. Quy mô nhỏ.
B. Quy mô lớn.
C. Quy mô vừa.
D. Quy mô rất nhỏ.
Câu 6. Lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất các ngành
A. nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp.
B. nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp.
C. nông nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp.
D. nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy điện, tiểu thủ công nghiệp.
Câu 7. Phân loại đô thị dựa vào các tiêu chí về
A. vị trí, chức năng, vai trò; quy mô và mật độ dân số; tỉ lệ lao động nông nghiệp; trình độ phát triển cơ sở hạ tầng,…
B. vị trí, chức năng, vai trò; quy mô và mật độ dân số; tỉ lệ lao động phi công nghiệp; trình độ phát triển cơ sở hạ tầng,…
C. vị trí, chức năng, vai trò; quy mô và mật độ dân số; tỉ lệ lao động phi nông nghiệp; trình độ phát triển cơ sở hạ tầng,…
D. vị trí, chức năng, vai trò; quy mô và mật độ dân số; tỉ lệ lao động công nghiệp; trình độ phát triển cơ sở hạ tầng,…
Câu 8. Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu kinh tế?
A. Phát huy các lợi thế.
B. Xóa bỏ hết nhược điểm.
C. Nâng cao trình độ lao động.
D. Bảo vệ môi trường.
Câu 9. Việc đóng cửa rừng tự nhiên nước ta được thực hiện từ năm
A. 2005
B. 2006
C. 2007
D. 2008
Câu 10. Dọc miền Trung phổ biến loại rừng nào?
A. Rừng sản xuất.
B. Rừng đầu nguồn.
C. Rừng đặc dụng.
D. Rừng ven biển.
Câu 11. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về sự thay đổi tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nước ta
A. Tăng cường chuyên môn hóa sản xuất.
B. Phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn.
C. Đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp.
D. Khai thác hợp lí hơn sự đa dạng của điều kiện tự nhiên.
Câu 12. Định hướng đến năm 2030, tầm nhìn 2045 phân bố công nghiệp nước ta hướng đến
A. phù hợp với yêu cầu cơ cấu ngành.
B. phù hợp với yêu cầu cơ cấu vùng.
C. phù hợp với yêu cầu cơ cấu lãnh thổ.
D. phù hợp với yêu cầu cơ cấu thành phần kinh tế.
Câu 13. Bể than nào dưới đây có trữ lượng lớn nhất?
A. Cửu Long.
B. Sông Hồng.
C. Đông Bắc.
D. Lạng Sơn.
Câu 14. Than đá ở nước ta phân bố ở tỉnh
A. Quảng Ninh.
B. Điện Biên.
C. Hồ Chí Minh.
D. Cà Mau.
Câu 15. Lượng dòng chảy trên mặt lãnh thổ bao nhiêu % nguồn gốc từ bên ngoài?
A. 50
B. 60
C. 70
D. 80
Câu 16. Nền kinh tế Việt Nam muốn tăng trưởng bền vững cần
A. cơ cấu kinh tế hợp lí và tốc độ tăng trưởng GDP cao.
B. cơ cấu hợp lí giữa các ngành và các thành phần kinh tế.
C. cơ cấu hợp lí giữa các vùng lãnh thổ.
D. cơ cấu hợp lí giữa các ngành, thành phần kinh tế và vùng lãnh thổ.
Câu 17. Nguyên nhân nào sau đây làm cho cây công nghiệp lâu năm có vai trò quan trọng trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp?
A. Năng suất cao hơn cây công nghiệp hàng năm.
B. Có nhiều thuận lợi phát triển hơn cây trồng khác.
C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
D. Giá trị sản xuất cao hơn cây công nghiệp hàng năm.
Câu 18. Sự khác biệt trong chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên do
A. Khí hậu.
B. Địa hình.
C. Đất trồng.
D. Nguồn nước.
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU GDP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA
NĂM 2010 VÀ NĂM 2021
(Đơn vị:%)
Năm Cơ cấu GDP | 2010 | 2021 |
Kinh tế nhà nước | 29,3 | 21,2 |
Kinh tế ngoài nhà nước | 43 | 50,1 |
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài | 15,2 | 20 |
Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm | 12,5 | 8,7 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2011, 2022)
a) Nền kinh tế nhà nước đang có dấu hiệu suy giảm.
b) Nền kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.
c) Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hưởng giảm.
d) Nền kinh tế nước ta có sự tăng trưởng trong những năm gần đây.
Câu 2. Cơ cấu cây trồng của nước ta ngày càng đa dạng, các cây trồng được phân bố hợp lí hơn, phát huy được điều kiện sản xuất của địa phương.
a) Trong cơ cấu cây lương thực, cây lúa đóng vai trò chủ đạo.
b) Các cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao được mở rộng.
c) Cây cà phê và hồ tiêu được trồng nhiều ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
d) Cây ăn quả có diện tích tăng nhanh và được trồng tập trung ở nhiều tỉnh.
Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau:
“Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam là một trong nhưng chính sách định hướng quan trọng của ngành. Qua mỗi thời kì, định hướng, mục tiêu và giải pháp của chiến lược có thể khác nhau tuỳ vào mục tiêu và quan điểm chính trị như định hướng vai trò của ngành lầm nghiệp trong tổng thể phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước”.
(Nguồn: Báo cáo chuyên đề Kết quả thực hiện Chiến lược phát triển Lâm Nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 và để xuất nội dung Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050)
a) Nền lâm nghiệp nước ta có điều kiện phát triển đặc biệt ở khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
b) Rừng nước ta có điểu kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại cây có gỗ tốt và các loại lâm sản quý hiểm.
c) Chất lượng rừng của nước ta luôn giữ ở mức tốt, năng suất rừng trồng cũng được cải thiện nhiều hơn.
d) Ngành lâm nghiệp có vai trò quan trọng về kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.
Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau:
“Nhà máy thuỷ điện Sơn La có công suất 2400MW là nhà máy thuỷ điện lớn nhất Đông Nam Á, được khởi công xây dựng vào tháng 12 – 2005 và đứa vào hoạt động tháng 12 – 2012. Nhà máy có vị trí nằm trên Sông Đà thuộc địa phận xã Ít ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Ngoài cung cấp điện, thuỷ điện Sơn La còn góp phần chống lũ, chTuống hạn cho hạ lưu và tăng khả năng phát điện cho nhà máy thuỷ điện Hoà Bình”.
a) Nước ta có nhiều tiềm năng phát triển mạnh về ngành thuỷ điện.
b) Ngành thuỷ điện nước ta đóng góp rất nhiều vào sự phát triển của ngành công nghiệp ở nước ta.
c) Khu vực miền Bắc sử dụng điện chủ yếu từ ngành thuỷ điện.
d) Ngành thuỷ điện chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu sản xuất điện ở nước ta.
PHẦN III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU GDP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA
NĂM 2010 VÀ NĂM 2021
(Đơn vị:%)
Năm Cơ cấu GDP | 2010 | 2021 |
Kinh tế nhà nước | 29,3 | 21,2 |
Kinh tế ngoài nhà nước | 43 | 50,1 |
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài | 15,2 | 20 |
Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm | 12,5 | 8,7 |
Tính tỉ trọng kinh tế ngoài nhà nước năm 2010 – 2021.
Câu 2. Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN NƯỚC TA NĂM 2010 VÀ NĂM 2021
(Đơn vị: nghìn tỉ đồng)
Năm | Giá trị sản xuất | Chia ra | ||
Nông nghiệp | Lâm nghiệp | Thuỷ sản | ||
2010 | 876 | 675,4 | 22,8 | 177,8 |
2021 | 2125,2 | 1502,2 | 63,3 | 559,7 |
Tính cơ cấu nông nghiệp năm 2021.
Câu 3. Cho bảng số liệu
SẢN LƯỢNG THUỶ SẢN CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 – 2021
(Đơn vị: triệu tấn)
Năm | Tổng số | Trong đó | |
Khai thác | Nuôi trồng | ||
2010 | 5,2 | 2,47 | 2,73 |
2015 | 6,72 | 3,17 | 3,55 |
2021 | 8,81 | 3,93 | 4,88 |
Tính sản lượng khai thác năm 2021 so với 2010.
Câu 4. Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG MỘT SỐ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM CỦA NƯỚC TA
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm | 2000 | 2005 | 2009 | 2010 | 2013 |
Cao su | 412,0 | 482,7 | 677,7 | 748,7 | 958,8 |
Chè | 87,7 | 122,5 | 127,1 | 129,9 | 129,8 |
Cà phê | 561,9 | 497,4 | 538,5 | 554,8 | 637,0 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2014, NXB thống kê 2015)
Tính diện tích cây cao su năm 2000 so với năm 2013.
Câu 5. Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2015
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm | 2005 | 2010 | 2012 | 2015 |
Cây hàng năm | 861,5 | 797,6 | 729,9 | 676,8 |
Cây lâu năm | 1633,6 | 2010,5 | 2222,8 | 2150,5 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Tính tỷ lệ cây công nghiệp lâu năm năm 2015.
Câu 6. Cho bảng số liệu
TỈ LỆ GIA TĂNG DÂN SỐ CỦA NƯỚC TA TỪ NĂM 1995- 2005
(Đơn vị: %)
Năm | 1995 | 1999 | 2003 | 2005 |
Tỉ lệ tăng dân số | 1,65 | 1,51 | 1,47 | 1,31 |
Tính tỷ lệ gia tăng tự nhiên năm 1995 so với 2005.
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: ĐỊA LÍ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
…………………………….
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
MÔN: ĐỊA LÍ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | ||||||||
PHẦN I | PHẦN II | PHẦN III | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Nhận thức khoa học địa lí | 4 | 2 | 2 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Tìm hiểu địa lí | 2 | 1 | 3 | 0 | 5 | 8 | 0 | 2 | 2 |
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 0 | 2 | 2 | 0 | 0 | 2 | 0 | 1 | 1 |
TỔNG | 6 | 5 | 7 | 1 | 5 | 10 | 0 | 3 | 3 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: ĐỊA LÍ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||||||
Nhận thức khoa học địa lí | Tìm hiểu địa lí | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | ||||
CHƯƠNG 1: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN | 6 | 0 | 0 | 6 | 0 | 0 | ||||||
Bài 1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ | Nhận biết | Nhận biết được phạm vi lãnh thổ nước ta | 1 | C1 | ||||||||
Thông hiểu | ||||||||||||
Vận dụng | ||||||||||||
Bài 2. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa | Nhận biết | Nhận biết được quá trình hình thành địa hình nước ta | 1 | C2 | ||||||||
Thông hiểu | ||||||||||||
Vận dụng | ||||||||||||
Bài 3. Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên | Nhận biết | Nhận biết được đặc trưng của khí hậu miền Bắc nước ta. | 1 | C3 | ||||||||
Thông hiểu | ||||||||||||
Vận dụng | . | Chỉ ra được tỉnh phân bố than đá chủ yếu ở nước ta | 1 | C14 | ||||||||
Bài 5. Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường | Nhận biết | Nhận biết được biểu hiện đất bị suy thoái | 1 | C4 | ||||||||
Thông hiểu | ||||||||||||
Vận dụng | Chỉ ra được lượng dòng chảy trên mặt lãnh thổ nước ta | 1 | C15 | |||||||||
CHƯƠNG 2: ĐỊA LÍ DÂN CƯ | 3 | 0 | 1 | 3 | 0 | 1 | ||||||
Bài 6. Dân số Việt Nam | Nhận biết | Nhận biết được quy mô dân số nước ta | 1 | C5 | ||||||||
Thông hiểu | ||||||||||||
Vận dụng | Biết được tỷ lệ gia tăng tự nhiên | 1 | C6 | |||||||||
Bài 7. Lao động Việt Nam | Nhận biết | Nhận biết được lao động nước ta có kinh nghiệm sản xuất. | 1 | C6 | ||||||||
Thông hiểu | ||||||||||||
Vận dụng | ||||||||||||
Bài 8: Đô thị hóa | Nhận biết | |||||||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được các cách phân loại đô thị nước ta | 1 | C7 | |||||||||
Vận dụng | ||||||||||||
CHƯƠNG 3: ĐỊA LÝ CÁC NGÀNH KINH TẾ | 9 | 16 | 5 | 9 | 16 | 5 | ||||||
Bài 10: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế | Nhận biết | |||||||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được đâu không phải ý nghĩa chuyển dịch cơ cấu kinh tế | Chỉ ra được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta. | 1 | 4 | C8 | C1 | ||||||
Vận dụng | Chỉ ra được nền kinh tế nước ta | 1 | C16 | |||||||||
Bài 11: Vấn đề phát triển ngành nông nghiệp | Nhận biết | Nhận biết được cây lương thực chủ đạo ở nước ta | 1 | C2a | ||||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được năm nước ta triển khai đóng cửa rừng. Chỉ ra được các cây công nghiệp lâu năm có giá trị cao | 1 | 1 | C9 | C2b | |||||||
Vận dụng | Chỉ ra được các địa phương phát triển cây công nghiệp. | Chỉ ra được nguyên nhân làm cho cây công nghiệp lâu lăm có vai trò quan trọng trong san xuất công nghiệp | 1 | 2 | C17 | C2c, d | ||||||
Bài 12: Vấn đề phát triển ngành lâm nghiệp và ngành thuỷ sản | Nhận biết | |||||||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được loại rừng được trồng phổ biến ở miền trung | 1 | C10 | |||||||||
Vận dụng | Đưa ra được các chiến lược phát triển lâm nghiệp ở nước ta. Biết được diện tích cây cao su. Tỷ lệ cây công nghiệp | 4 | 2 | C3 | C4, 5 | |||||||
Bài 13: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp | Nhận biết | |||||||||||
Thông hiểu | Biế được cơ cấu nông nghiệp nước ta. | Chỉ ra được ý không đúng về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp | 1 | 1 | C11 | C2 | ||||||
Vận dụng | Chỉ ra được sự khác biệt giữa chuyên môn hoá từng vùng | 1 | C18C | |||||||||
Bài 15: Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp | Nhận biết | |||||||||||
Thông hiểu | Biết được tỷ trọng kinh tế ngoài nhà nước | 1 | C1 | |||||||||
Vận dụng | Chỉ ra được định hướng phát triển công nghiệp nước ta. | 1 | C12 | |||||||||
Bài 16: Một số ngành công nghiệp | Nhận biết | |||||||||||
Thông hiểu | Biết được sản lượng than nước ta | 1 | C3 | |||||||||
Vận dụng | Chỉ ra được bể than có trữ lượng lớn nhất nước ta | Đưa ra được khu vực phát triển thuỷ điện ở nước ta | Đưa ra được vai trò của ngành thuỷ điện | 1 | 4 | C13 | C4 | |||||