Đề thi giữa kì 2 địa lí 12 kết nối tri thức (Đề số 4)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Địa lí 12 kết nối tri thức Giữa kì 2 Đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 giữa kì 2 môn Địa lí 12 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, câu hỏi trả lời ngắn, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
ĐỊA LÍ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Khu công nghiệp được hình thành và phát triển gắn với:
A. công cuộc Đổi mới, mở cửa nền kinh tế của nước ta.
B. sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao.
C. những xí nghiệp hạt nhân có sức thu hút các lãnh thổ lân cận.
D. thúc đẩy hoạt động công nghệ cao, tạo nhiều cơ hội việc làm cho người lao động.
Câu 2. Ngành dịch vụ có vai trò
A. nâng cao trình độ sản xuất ngoài nước.
B. góp phần thực hiện công nghiệp hóa.
C. thúc đẩy quá trình đóng cửa tự phát triển.
D. Sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên.
Câu 3. Vận tải đường sắt chủ yếu vận chuyển
A. khách du lịch.
B. hàng hóa.
C. khoáng sản.
D. dân cư trong nước.
Câu 4. Thương mại nước ta gồm
A. Nội thương và ngoại thương.
B. Nội quốc và ngoại quốc.
C. Nhất thương và nhị thương.
D. Nội địa và ngoại địa.
Câu 5. So với mức trung bình của cả nước, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của vùng
A. cao hơn.
B. ngang mức.
C. thấp hơn.
D. đồng mức.
Câu 6. Dân số vùng Đồng bằng sông Hồng chủ yếu sống ở
A. nông thôn.
B. huyện.
C. thành thị.
D. thị xã.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng với việc phát triển nông nghiệp của Bắc Trung Bộ?
A. Đóng góp phần lớn giá trị sản xuất .
B. Sản xuất hàng hóa tập trung.
C. Chưa tập trung ứng dụng công nghệ.
D. Mô hình sản xuất theo hữu cơ phát triển.
Câu 8. Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều diện tích nước mặn, lợ và đầm phá giúp
A. hình thành cơ cấu nông nghiệp.
B. phát triển nông nghiệp nhiệt đới.
C. khai thác, nuôi trồng hải sản.
D. phát triển lâm nghiệp, bảo vệ môi trường.
Câu 9. Các khu công nghiệp của nước ta đóng góp khoảng bao nhiêu kim ngạch xuất khẩu của nước ta.
A. 50%.
B. 55%.
C. 60%.
D. 65%.
Câu 10. Đâu không phải là ảnh hưởng của nhân tố chính sách đến ngành dịch vụ nước ta?
A. Định hướng ngành dịch vụ.
B. Thay đổi toàn diện dịch vụ.
C. Chuyển đổi quy mô tăng trưởng.
D. Hội nhập với khu vực, quốc tế.
Câu 11. Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của đường ống?
A. Loại hình quan trọng nhất nước ta.
B. Chủ yếu vận chuyển xăng và dầu khí.
C. Phục vụ cho ngành khai thác, chế biến.
D. Phục vụ cho ngành phân phối nguyên liệu.
Câu 12. Theo Bộ văn hóa Thể thảo và Du lịch, cả nước ta có bao nhiêu di tích quốc gia đặc biệt?
A. 123
B. 124
C. 125
D. 126
Câu 13. Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển mạnh ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản do
A. giàu tài nguyên khoáng sản.
B. dân số dân, lao động dồi dào.
C. trình độ khoa học, công nghệ cao.
D. thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn.
Câu 14. Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh công nghiệp nên
A. đất lâm nghiệp ngày càng tăng.
B. đất chuyên dùng giảm mạnh.
C. đất nông nghiệp thu hẹp.
D. đất ở, chuyên dùng giảm.
Câu 15. Bắc Trung Bộ có vị trí đặc biệt quan trọng chủ yếu do
A. cửa ngõ ra biển của Đông Bắc Lào.
B. là địa bàn chung chuyển hàng hóa.
C. nằm trên con đường xuyên Á.
D. giáp vùng kinh tế quan trọng và biển.
Câu 16. Phát triển tổng hợp kinh tế biển giúp vùng duyên hải Nam Trung Bộ
A. đem lại hiệu quả kinh tế cao và thúc đẩy kinh tế vùng.
B. hiệu quả kinh tế chưa cao và thúc đẩy kinh tế vùng.
C. thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhưng đời sống còn khó khăn.
D. khai thác tốt hơn nguồn tài nguyên biển – đảo.
Câu 17. Các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ có sản lượng đánh bắt cá biển cao hơn Bắc Trung Bộ vì
A. có bãi tôm cá ven biển và gần ngư trường vịnh Bắc Bộ.
B. không chịu ảnh hưởng của các đợt gió mùa Đông Bắc.
C. vùng biển tập trung nhiều bãi tôm, bãi cá lớn nhất.
D. được trang bị tàu thuyền đánh bắt hiện đại hơn.
Câu 18. Bắc Trung Bộ phát triển cây cà phê ở
A. Hà Tĩnh.
B. Ninh Bình.
C. Nghệ An.
D. Quảng Nam.
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Cho thông tin sau:
Huy động hiệu quả mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế trong nước và từ bên ngoài để phát triển, tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng hiện đại; Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp có kỹ năng, có kỷ luật, có năng lực sáng tạo; Ưu tiên phát triển và chuyển giao công nghệ đối với các ngành, các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh và công nghệ hiện đại, tiên tiến ở một số lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản, điện tử, viễn thông, năng lượng mới và tái tạo, cơ khí chế tạo và hóa dược; Điều chỉnh phân bố không gian công nghiệp hợp lý nhằm phát huy sức mạnh liên kết giữa các ngành, vùng, địa phương để tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.
(Nguồn: Quyết định số 879/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035)
a) Việc huy động vốn đầu tư nước ngoài là giải pháp duy nhất để phát triển công nghiệp hiện đại.
b) Việc ưu tiên phát triển công nghệ cao sẽ luôn dẫn đến giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
c) Điều chỉnh phân bố không gian công nghiệp góp phần giảm thiểu tình trạng tập trung dân cư quá mức ở các thành phố lớn.
d) Việc tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu sẽ giúp các doanh nghiệp trong nước thoát khỏi sự cạnh tranh khốc liệt.
Câu 2. Cho thông tin sau:
Về hạ tầng đường sắt, mạng lưới đường sắt quốc gia có tổng chiều dài 3.143 km và có 277 ga, trong đó 2.703 km đường chính tuyến, 612 km đường ga và đường nhánh. Mạng lưới đường sắt kết nối với nhau tại khu đầu mối Hà Nội, hiện đi qua địa bàn của 34 tỉnh, thành phố, gồm 4/6 vùng kinh tế của cả nước. Mật độ đường sắt đạt khoảng 9,5 km/1000 km2 (là mức trung bình của khối ASEAN và thế giới). Hiện có 02 tuyến kết nối với Trung Quốc tại Đồng Đăng (tuyến liên vận Hà Nội – Đồng Đăng) và tại Lào Cai (tuyến Hà Nội – Lào Cai). Mạng lưới đường sắt quốc gia bao gồm 3 loại khổ đường, chủ yếu là khổ đường 1.000 mm (chiếm 85%), còn lại là khổ đường 1.435 mm (6%) và khổ đường lồng 1.435/1.000 mm (9%).
(Nguồn: consosukien.vn, 2023)
a) Đường sắt ở nước ta hiện nay chủ yếu là vận tải hành khách.
b) Đường sắt là loại hình giao thông non trẻ nhưng có đóng góp lớn trong phát triển kinh tế nước ta.
c) Mạng lưới đường sắt nước ta tập trung nhiều nhất ở miền Nam, phổ biến nhất là đường sắt cao tốc.
d) Đường sắt Thống Nhất là trục giao thông quan trọng dọc theo chiều dài đất nước, bắt đầu từ Hà Nội và kết thúc ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Câu 3. Cho thông tin sau:
Tính chung cả năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 355,5 tỷ USD. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 95,55 tỷ USD, chiếm 26,9% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 259,95 tỷ USD, chiếm 73,1%. Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu năm 2023, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản ước đạt 4,61 tỷ USD, chiếm 1,3%; nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 313,73 tỷ USD, chiếm 88,3%; nhóm hàng nông sản, lâm sản ước đạt 28,15 tỷ USD, chiếm 7,9%; nhóm hàng thủy sản ước đạt 9,01 tỷ USD, chiếm 2,5%. Trong năm 2023, xuất siêu sang Hoa Kỳ ước đạt 83 tỷ USD; xuất siêu sang EU ước đạt 29,1 tỷ USD; xuất siêu sang Nhật Bản 1,6 tỷ USD.
(Nguồn: vioit.org.vn, 2024)
a) Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp lớn nhất vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
b) Nước ta có cơ cấu hàng hóa xuất khẩu đa dạng, trong đó nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm tỉ trọng lớn nhất.
c) Thị trường xuất khẩu nước ta đa dạng, Hoa Kỳ và EU là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta hiện nay.
d) Hoạt động xuất khẩu nước ta phát triển chủ yếu do tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế sâu rộng.
Câu 4. Cho bảng số liệu:
Sản lượng trâu, bò của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và cả nước giai đoạn 2010 – 2023
(Đơn vị: nghìn con)
Năm | 2010 | 2015 | 2022 | 2023 | ||||
Vùng | Cả nước | Vùng | Cả nước | Vùng | Cả nước | Vùng | Cả nước | |
Trâu | 1658,0 | 2917,7 | 1467,5 | 2626,1 | 1237,9 | 2231,1 | 1195,5 | 2136,0 |
Bò | 1037,4 | 5904,7 | 989,4 | 5749,9 | 1210,9 | 6353,1 | 1221,7 | 6331,9 |
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2024)
a) Năm 2023, sản lượng trâu của vùng chiếm hơn 55% cả nước, sản lượng bò chiếm hơn 19% cả nước.
b) Sản lượng trâu và bò của vùng tăng liên tục trong giai đoạn 2010 – 2023.
c) Vùng có đàn trâu, bò lớn dựa vào địa hình đồi núi, cao nguyên, nhiều đồng cỏ và khí hậu thích hợp.
d) Chăn nuôi gia súc lớn của vùng có nhiều thay đổi do phát triển theo hướng tập trung, gắn với chế biến, khoa học – công nghệ và thị trường.
PHẦN III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Cho bảng số liệu:
Sản lượng trâu, bò của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và cả nước giai đoạn 2010 – 2023
(Đơn vị: nghìn con)
Năm | 2010 | 2015 | 2022 | 2023 | ||||
Vùng | Cả nước | Vùng | Cả nước | Vùng | Cả nước | Vùng | Cả nước | |
Trâu | 1658,0 | 2917,7 | 1467,5 | 2626,1 | 1237,9 | 2231,1 | 1195,5 | 2136,0 |
Bò | 1037,4 | 5904,7 | 989,4 | 5749,9 | 1210,9 | 6353,1 | 1221,7 | 6331,9 |
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2024)
Tính tổng sản lượng trâu, bò của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ vào năm 2023.
Câu 2. Cho thông tin sau:
Vận tải hành khách và hàng hóa ngành giao thông vận tải nước ta giai đoạn 2010 – 2022
Năm | 2010 | 2015 | 2021 | 2022 | |
Hành khách | Số lượt vận chuyển (triệu lượt người) | 2315,2 | 3310,5 | 2519,8 | 4025,0 |
Số lượt luân chuyển (triệu lượt người.km) | 97931,8 | 154664,7 | 93805,3 | 183574,2 | |
Hàng hóa | Khối lượng vận chuyển (nghìn tấn) | 800886,0 | 1151895,7 | 1621531,1 | 1974089,4 |
Khối lượng luân chuyển (triệu tấn.km) | 217767,1 | 230050,4 | 188322,7 | 223387,5 |
Tính số lượng số lượt luân chuyển hành khách năm 2010 so với năm 2022.
Câu 3. Cho bảng số liệu sau đây:
Khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển bằng đường bộ ở nước ta giai đoạn 2010 - 2021
Năm Tiêu chí | 2010 | 2015 | 2020 | 2021 |
Khối lượng vận chuyển (triệu tấn) | 587,0 | 882,6 | 1 282,1 | 1 303,3 |
Khối lượng luân chuyển (tỉ tấn.km) | 36,2 | 51,5 | 73,5 | 75,3 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2022)
Tính khối lượng hàng hoá luân chuyển năm 2010 so với năm 2021.
Câu 4. Cho bảng số liệu:
Khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển phân theo ngành vận tải nước ta
giai đoạn 2010 – 2022
(Đơn vị: Khối lượng hàng hóa vận chuyển – nghìn tấn; Khối lượng hàng hóa luân chuyển – triệu tấn.km)
Năm | 2010 | 2015 | 2021 | 2022 | |
Đường bộ | Vận chuyển | 587014,2 | 882628,4 | 1303327,9 | 1576162,1 |
Luân chuyển | 36179 | 51514,9 | 75272,8 | 89889,7 | |
Đường sắt | Vận chuyển | 7861,5 | 6707 | 5660 | 5692,2 |
Luân chuyển | 3960,9 | 4035,5 | 4099,9 | 4546,4 | |
Đường thủy nội địa | Vận chuyển | 144227 | 201530,7 | 242365,8 | 302645,7 |
Luân chuyển | 31679 | 42064,8 | 24768,6 | 31612,5 | |
Đường biển | Vận chuyển | 61593,2 | 60800 | 69961,3 | 89307,5 |
Luân chuyển | 145521,4 | 131835,7 | 70130,3 | 91249,3 | |
Đường hàng không | Vận chuyển | 190,1 | 229,6 | 283,9 | 281,9 |
Luân chuyển | 2877,1 | 4041,3 | 14051,1 | 6089,6 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2023, NXB Thống kê, 2024)
Tính tổng khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường biển giai đoạn 2010 - 2022
Câu 5. Cho bảng số liệu:
Trị giá xuất khẩu và nhập khẩu nước ta giai đoạn 2010 – 2023
(Đơn vị: triệu USD)
Năm | 2010 | 2015 | 2022 | 2023 |
Xuất khẩu | 72.236,7 | 162.016,7 | 371.715,4 | 354.721,0 |
Nhập khẩu | 84.838,6 | 165.775,9 | 359.780,1 | 326.357,9 |
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2024)
Tính cán cân xuất nhập khẩu nước ta năm 2015.
Câu 6. Cho bảng số liệu:
Số lượt khách du lịch và doanh thu du lịch do các cơ sở lữ hành ở nước ta phục vụ
giai đoạn 2010 – 2022
Năm | 2010 | 2015 | 2021 | 2022 | |
Doanh thu du lịch (Tỷ đồng) | 15539,3 | 30444,1 | 8998,8 | 35453,4 | |
Khách du lịch (Nghìn lượt khách) | 8234,2 | 12601,7 | 3565,3 | 10080,9 | |
Trong đó | Khách trong nước | 5415 | 9288,7 | 3317 | 7386,3 |
Khách quốc tế | 2385,8 | 2820 | 246 | 2600,2 |
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2024)
Tính số lượng hành khách năm 2022 gấp bao nhiêu lần so với năm 2010
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: ĐỊA LÍ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
--------------------------------------
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
MÔN: ĐỊA LÍ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | ||||||||
PHẦN I | PHẦN II | PHẦN III | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Nhận thức khoa học địa lí | 4 | 2 | 2 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Tìm hiểu địa lí | 2 | 1 | 3 | 0 | 5 | 8 | 0 | 2 | 2 |
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 0 | 2 | 2 | 0 | 0 | 2 | 0 | 1 | 1 |
TỔNG | 6 | 5 | 7 | 1 | 5 | 10 | 0 | 3 | 3 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: ĐỊA LÍ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||||
Nhận thức khoa học địa lí | Tìm hiểu địa lí | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | ||
CHƯƠNG 3: CÁC NGÀNH KINH TẾ | 8 | 12 | 5 | 8 | 12 | 5 | ||||
Bài 17: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp | Nhận biết | Nhận biết được đặc điểm của khu công nghiệp | 1 | C1 | ||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được sự phát triển của các khu công nghiệp nước ta | 1 | C9 | |||||||
Vận dụng | ||||||||||
Bài 19: Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ | Nhận biết | Nhận biết được vai trò của ngành dịch vụ | 1 | C2 | ||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được đâu không phải là nhân tố ảnh hưởng ngành dịch vụ ở nước ta | 1 | C10 | |||||||
Vận dụng | Đưa ra được ý nghĩa của vấn đề huy động vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển đất nước ở nước ta | 4 | C1 | |||||||
Bài 20: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông | Nhận biết | Nhận biết được mặt hàng vận chuyển chủ yếu bằng đường sắt. - Nhận biết được sự phát triển giao thông vận tải ở nước ta | 1 | 1 | C3 | C2a | ||||
Thông hiểu | Chỉ ra được vai trò của giao thông vận tải. - Tính được số lượng hành khách và hàng hoá luân chuyển. | Chỉ ra được đâu không phải đặc điểm của ngành giao thông vận tải đường ống. - Đưa ra được khối lượng hàng hoá vận chuyển | 1 | 1 | 3 | C11 | C2b | C2, 3, 4 | ||
Vận dụng | . | Ý nghĩa của giao thông vận tải đường sắt | 2 | C2c, d | ||||||
Bài 21: Thương mại và dịch vụ | Nhận biết | Nhận biết được thương mại nước ta | 1 | C4 | ||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được kim ngạch xuất khẩu hàng hoá ở nước ta | 4 | C3 | |||||||
Vận dụng | Đưa ra được các di tích văn hoá ở nước ta | Tính được tổng lượng khách du lịch | Tính được cán cân xuất nhập khẩu | 1 | 2 | C12 | C5,6 | |||
CHƯƠNG 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ | 10 | 4 | 1 | 10 | 4 | 1 | ||||
Bài 23. Khai thá thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ | Nhận biết | Nhận biết được tỷ lệ gia tăng tự nhiên của vùng | 1 | C5 | ||||||
Thông hiểu | ||||||||||
Vận dụng | Đưa ra được nguyên nhân khu vực Trung du va miền núi bắc bộ phát triển mạnh ngành khai thác | Đưa ra được sự phát triển của chăn nuôi gia sức khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ. - Đưa ra được tổng sản lượng trâu, bò của vùng | 1 | 4 | 1 | C13 | C4 | C1 | ||
Bài 24: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng | Nhận biết | Nhận biết được dân cư tập trung chủ yếu vùng đồng bằng sông Hồng | 1 | C6 | ||||||
Thông hiểu | ||||||||||
Vận dụng | Đưa ra được hậu quả của phát triển công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng | 1 | C14 | |||||||
Bài 25: Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ | Nhận biết | |||||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được đâu không đúng với việc phát triển nông nghiệp của Bắc Trung Bộ | 1 | C7 | |||||||
Vận dụng | Đưa ra được ý nghĩa của vị trí địa lí vùng Bắc Trung Bộ | Đưa ra được khu vực của Bắc Trung Bộ trồng được cà phê | 2 | C15, 18 | ||||||
Bài 26: Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ | Nhận biết | |||||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được lợi ích của việc địa hình đầm phá | 1 | C8 | |||||||
Vận dụng | Đưa ra được ý nghĩa của phát triển tổng hợp kinh tế biển vùng duyên hải | Nguyên nhân làm cho sản lượng khai thác thuỷ sản Duyên hải lướn | 2 | C16, 17 |