Đề thi giữa kì 2 địa lí 12 kết nối tri thức (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Địa lí 12 kết nối tri thức Giữa kì 2 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 2 môn Địa lí 12 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, câu hỏi trả lời ngắn, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức

SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

ĐỊA LÍ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………   Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng. 

Câu 1. Duyên hải Nam Trung Bộ tiếp giáp với nước nào dưới đây?

A. Lào.                       

B. Thái Lan.

C. Trung Quốc.

D. Cam-pu-chia.

Câu 2. Năm 2021, diện tích của Bắc Trung Bộ bao nhiêu nghìn km2?

A. 51,1

B. 51,2

C. 51,3

D. 51,4

Câu 3. Mật độ dân số Đồng bằng sông Hồng

A. cao nhất so với trung bình cả nước.

B. thấp nhất so với trung bình cả nước.

C. chệnh lệch ít so với trung bình cả nước.

D. tương đồng so với trung bình cả nước.

Câu 4. Năm 2021, tỉ lệ gia tăng dân số của vùng là

A. 1,05%

B. 1,06%

C. 1,07%

D. 1,08%

Câu 5. Nước ta phát triển thương mại đa dạng loại hình như

A. chợ truyền thống, chợ nguồn, cửa hàng trong chợ…

B. chợ truyền thống, chợ nguồn, cửa hàng tiện ích…

C. chợ truyền thống, chợ đầu mối, cửa hàng tiện ích…

D. chợ truyền thống, chợ đầu mối, cửa hàng trong chợ…

Câu 6. Loại hình giao thông nào dưới đây có khối lượng hàng hóa vận chuyển lớn nhất?

A. Đường sông.

B. Đường sắt.

C. Đường ô tô.

D. Đường hàng không.

Câu 7. Đâu không phải là ảnh hưởng của nhân tố vị trí địa lí đến ngành dịch vụ nước ta?

A. Định hướng ngành dịch vụ.

B. Mở rộng thị trường xuất nhập khẩu.

C. Xây dựng cung cứng dịch vụ

D. Liên kết các tuyến du lịch.

Câu 8. Định hướng phát triển khu công nghiệp ở nước ta không theo hướng:

A. Giảm tiêu hao năng lượng.

B. Hạn chế phát thải khí nhà kính.

C. Chú trọng trách nhiệm xã hội và được quản trị theo mô hình Chính phủ số.

D. Sử dụng nhiều năng lượng hoá thạch.

 Câu 9. Duyên hải Nam Trung Bộ không phát triển ngành kinh tế biển nào dưới đây?

A. Giao thông vận tải biển.                                 

B. Khai thác sinh vật biển.

C. Dịch vụ công nghiệp.                                     

D. Khai thác khoáng sản.

Câu 10. Bắc Trung Bộ có số lượng đàn trâu, bò đứng thứ hai cả nước do

A. Áp dụng công nghệ

B. Điều kiện tự nhiên tốt.

C. Lao động dồi dào.

D. Vốn đầu tư nhiều.

Câu 11. Phát biểu nào sau đây không đúng với việc phát triển giao thông vận tải của Đồng bằng sông Hồng?

A. Phát triển nhanh, đồng bộ, hiện đại.

B. Đa dạng loại hình giao thông vận tải.

C. Hệ thống đường sắt kém phát triển.

D. Giao thông đường biển phát triển mạnh.

Câu 12. Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho chăn nuôi lợn hiện nay phát triển mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Cơ sở thức ăn được đảm bảo.

B. Đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

C. Cơ sở vật chất và giống đảm bảo.

D. Cơ sở công nghiệp chế biến phát triển.

Câu 13. Nội dung nào dưới đây là di sản thế giới được UNESCO công nhận?

A. Đền Mẫu Sơn.

B. Chùa một cột.

C. Vịnh Hạ Long.

D. Vườn quốc gia Ba Vì.

Câu 14. Cảng nào dưới đây là cảng loại đặc biệt ở nước ta?

A. Hải Phòng.

B. Vân Phong.

C. Cái Mép.

D. Đình Vũ.

Câu 15. Ứng dụng khoa học đã tạo ra tài nguyên mới nào dưới đây?

A. Công nghệ thông tin.

B. Dịch vụ viễn thông.

C. Tài nguyên thông tin.

D. Dịch vụ du lịch.

Câu 16. Các trung tâm công nghiệp có vai trò như thế nào đối với đất nước?

A. Khai thác tốt tiềm năng phát triển công nghiệp của mỗi địa phương.

B. Đẩy mạnh phát triển kinh tế đất nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

C. Giảm tiêu hao năng lượng, hạn chế phát thải khí nhà kính.

D. Chú trọng chính sách quản trị theo mô hình Chính phủ số.

Câu 17. Vấn đề có ý nghĩa cấp bách trong việc phát triển nghề cá duyên hải Nam Trung Bộ là

A. hạn chế nuôi trồng để bảo vệ môi trường ven biển.

B. khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

C. không khai thác ven bờ, chỉ đánh bắt xa bờ.

D. giảm việc khịa thác để duy trì trữ lượng thủy sản.

Câu 18. Bắc Trung Bộ có vị trí đặc biệt quan trọng chủ yếu do

A. cửa ngõ ra biển của Đông Bắc Lào.

B. là địa bàn chung chuyển hàng hóa.

C. nằm trên con đường xuyên Á.

D. giáp vùng kinh tế quan trọng và biển.

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Cho thông tin sau:

    Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này. Khu công nghiệp gồm nhiều loại hình khác nhau, bao gồm: Khu chế xuất, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp sinh thái.

(Nguồn: Nghị định số 82/2018/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế)

    a) Khu công nghiệp ở nước ta được hình thành vào những năm 90 thế kỉ XX, gắn với quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng.

    b) Khu công nghiệp có ranh giới rõ ràng, bao gồm nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp và khu dân cư, cùng sử dụng chung cơ sở hạ tầng sản xuất.

    c) Khu công nghiệp là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp, tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

    d) Khu công nghiệp có vai trò thu hút đầu tư, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm.

Câu 2. Cho thông tin sau:

    Việc thực hiện đột phá chiến lược về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, có sự chuyển biến vượt bậc, đặc biệt là hệ thống đường bộ cao tốc. Năm 2023 là năm có nhiều dự án cao tốc hoàn thành và khởi công mới nhất trong hơn một thập kỷ qua. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đã hoàn thành, đưa vào sử dụng 729 km đường bộ cao tốc, nâng tổng số km đường cao tốc đưa vào khai thác đến nay là 1.892 km, đồng thời đang thi công khoảng 1.700 km cao tốc, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mục tiêu cả nước có khoảng 3.000 km đường cao tốc vào năm 2025, 5.000 km cao tốc vào năm 2030.

(Nguồn: tapchigiaothong.vn, 2023)

    a) Việc đầu tư vào xây dựng đường cao tốc sẽ giúp giảm chi phí vận tải và nâng cao hiệu quả kinh tế.

    b) Việc xây dựng đường cao tốc không ảnh hưởng đến các loại hình giao thông khác.

    c) Đường bộ cao tốc đóng vai trò quan trọng trong liên kết vùng và đảm bảo quốc phòng – an ninh.

    d) Đường bộ cao tốc Hà Nội – Vân Đồn – Móng Cái là hành lang vận tải quan trọng nhất trong hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông cả nước trong thời kì mới.

Câu 3. Cho thông tin sau:

    Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có diện tích rộng lớn với đường biên giới dài. Đây còn là nơi sinh sống của nhiều dân tộc ít người. Việc phát triển kinh tế của vùng không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn củng cố được sức mạnh quốc phòng an ninh.

    a) Vùng có đường biên giới dài, có nhiều cửa khẩu tạo điều kiện giao lưu, hợp tác phát triển tổng hợp kinh tế biển với các nước láng giềng.

    b) Việc khai thác tài nguyên nhân văn để phát triển du lịch góp phần vào củng cố quốc phòng an ninh.

    c) Phát triển kinh tế vùng góp phần nâng cao đời sống người dân, củng cố khối đại đoàn kết giữa các dân tộc.

    d) Một trong các quan điểm phát triển của vùng là mở rộng hợp tác quốc tế và phối hợp chặt chẽ với các nước láng giềng về quốc phòng, an ninh, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định và phát triển bền vững.

Câu 4. Cho thông tin sau:

    Đồng bằng sông Hồng có khối lượng hàng hoá vận chuyển và luân chuyển đứng đầu cả nước. Năm 2021, khối lượng hàng hoá vận chuyển và luân chuyển của vùng chiếm tương ứng là 36,4% và 34,9% tổng khối lượng hàng hoá vận chuyển và luân chuyển của cả nước. Vùng có mạng lưới giao thông phát triển khá toàn diện, gồm nhiều loại hình vận tải khác nhau.

(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 12 – Cánh Diều, NXB Đại học Sư phạm, 2024, trang 106)

    a) Hà Nội và Quảng Ninh là hai đầu mối giao thông vận tải quan trọng nhất của vùng.

    b) Đường bộ của vùng phát triển nhanh cả về mạng lưới và chất lượng, phổ biến các đường cao tốc.

    c) Vùng là nơi hội tụ hầu hết các tuyến đường sắt quốc gia, phát triển các tuyến đường sắt đô thị.

    d) Vùng có 2 cảng hàng không quốc tế và 3 cảng biển, trong đó sân bay Nội Bài và cảng Hải Phòng đóng vai trò quan trọng hàng đầu.

PHẦN III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. 

Câu 1. Cho bảng số liệu:

Khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển phân theo ngành vận tải nước ta 

giai đoạn 2010 – 2022

(Đơn vị: Khối lượng hàng hóa vận chuyển – nghìn tấn; Khối lượng hàng hóa luân chuyển – triệu tấn.km)

Năm

2010

2015

2021

2022

Đường bộ

Vận chuyển

587014,2

882628,4

1303327,9

1576162,1

Luân chuyển

36179

51514,9

75272,8

89889,7

Đường sắt

Vận chuyển

7861,5

6707

5660

5692,2

Luân chuyển

3960,9

4035,5

4099,9

4546,4

Đường thủy nội địa

Vận chuyển

144227

201530,7

242365,8

302645,7

Luân chuyển

31679

42064,8

24768,6

31612,5

Đường biển

Vận chuyển

61593,2

60800

69961,3

89307,5

Luân chuyển

145521,4

131835,7

70130,3

91249,3

Đường hàng không

Vận chuyển

190,1

229,6

283,9

281,9

Luân chuyển

2877,1

4041,3

14051,1

6089,6

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam  

Tính khối lượng vận chuyển hàng hoá đường biển giai đoạn 2010 – 2022.

Câu 2. Cho bảng số liệu:

Trị giá xuất khẩu và nhập khẩu nước ta giai đoạn 2010 – 2023

(Đơn vị: triệu USD)

Năm

2010

2015

2022

2023

Xuất khẩu

72.236,7

162.016,7

371.715,4

354.721,0

Nhập khẩu

84.838,6

165.775,9

359.780,1

326.357,9

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2024)

Tính cán cân xuất nhập khẩu của nước ta năm 2022.

Câu 3. Cho bảng số liệu:

Sản lượng trâu, bò của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và cả nước giai đoạn 2010 – 2023

(Đơn vị: nghìn con)

Năm

2010

2015

2022

2023

Vùng

Cả nước

Vùng

Cả nước

Vùng

Cả nước

Vùng

Cả nước

Trâu

1658,0

2917,7

1467,5

2626,1

1237,9

2231,1

1195,5

2136,0

1037,4

5904,7

989,4

5749,9

1210,9

6353,1

1221,7

6331,9

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2024)

Tính tỷ trọng bò khu vực trung du và miền núi bắc bộ so với cả nước năm 2023.

 Câu 4. Đồng bằng sông Hồng có diện tích khoảng 21,3 nghìn km², dân số khoảng 23,2 triệu người. Tính mật độ dân số Đồng bằng sông Hồng (người/km2).

 Câu 5. Cho bảng số liệu:

Một số chỉ số phát triển ngành bưu chính viễn thông nước ta giai đoạn 2010 – 2022

Năm

2010

2015

2021

2022

Doanh thu bưu chính, chuyển phát (tỷ đồng)

6048,0

10961,1

26800,8

31470,9

Doanh thu viễn thông (tỷ đồng)

177780,1

283971,5

316.370,5

330936,6

Số thuê bao điện thoại (nghìn thuê bao)

- Trong đó: Di động

125944,6

111570,2

129362,3

123924,6

125783,6

122661,1

128926,4

126507,0

Số thuê bao internet băng rộng cố định (nghìn thuê bao)

3669,3

7657,6

19328,2

21247,5

(Nguồn: Tổng cục Thống kê) 

Tính số thuê bao internet băng rộng cố định năm 2010 so với 2022.

  Câu 6.  Cho thông tin sau:

Vận tải hành khách và hàng hóa ngành giao thông vận tải nước ta giai đoạn 2010 – 2022

Năm

2010

2015

2021

2022

Hành khách

Số lượt vận chuyển (triệu lượt người)

2315,2

3310,5

2519,8

4025,0

Số lượt luân chuyển (triệu lượt người.km)

97931,8

154664,7

93805,3

183574,2

Hàng hóa

Khối lượng vận chuyển (nghìn tấn)

800886,0

1151895,7

1621531,1

1974089,4

Khối lượng luân chuyển (triệu tấn.km)

217767,1

230050,4

188322,7

223387,5

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2024)

  Tính số lượt hành khách luân chuyển năm 2010 so với 2022.

 TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: ĐỊA LÍ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC

--------------------------------------

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY

MÔN: ĐỊA LÍ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC

Thành phần năng lực

Cấp độ tư duy

PHẦN I

PHẦN II

PHẦN III

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận thức khoa học địa lí 

4

2

2

1

0

0

0

0

0

Tìm hiểu địa lí

2

1

3

0

5

8

0

2

2

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

0

2

2

0

0

2

0

1

1

TỔNG

6

5

7

1

5

10

0

3

3

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: ĐỊA LÍ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC

Nội dung

Cấp độ

Năng lực

Số ý/câu

Câu hỏi

Nhận thức khoa học địa lí

Tìm hiểu địa lí 

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai

(số ý)

TN ngắn

(số câu)

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai (số ý)

TN ngắn

(số câu)

CHƯƠNG 3: CÁC NGÀNH KINH TẾ

8

8

4

8

8

4

Bài 17: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Nhận biết

Thông hiểu

Chỉ ra được định hướng phát triển công nghiệp nước ta

Chỉ ra được sự phát triển của các khu công nghiệp ở nước ta

1

4

C8

C1

Vận dụng

Đưa ra được vai trò của các trung tâm công nghiệp

1

C16

Bài 19: Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ

Nhận biết

Thông hiểu

Chỉ ra được đâu không phải là nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành dịch vụ

1

C7

Vận dụng

Đưa ra được ứng dụng khoa học kĩ thuật để tạo ra tài nguyên

1

C15

Bài 20: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

Nhận biết

Nhận biết được các loại hình giao thông ở nước ta

1

C6

Thông hiểu

- Tính được khối lượng hàng hoá luân chuyển và số lượt khách luân chuyển

2

C1, 6

Vận dụng

.

Đưa ra được cảng được xếp vào loại đặc biệt ở nước ta

- Đưa ra được sự phát triển của giao thông vận tải nước ta.

Tính được số thuê bao cố định ở nước ta

1

4

1

C14

C2

C5

Bài 21: Thương mại và dịch vụ

Nhận biết

Nhận biết được sự phát triển của thương mại nước ta

1

C5

Thông hiểu

Vận dụng

Đưa ra được di sản được thế giới công nhận

Tính được cán cân xuất nhập khẩu

1

1

C13

C2

CHƯƠNG 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ

10

8

2

10

8

2

Bài 23. Khai thá thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

Nhận biết

Nhận biết được tỷ lệ gia tặng tự nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Nhận biết được đặc điểm của vị trí địa lí

1

1

C4

C3a

Thông hiểu

Chỉ ra được sự phát triển của vùng

1

C3b

Vận dụng

Đưa ra được nguyên nhân chủ yếu làm cho số lượng lợn của khu vực TD và MNBB phát triển nhanh

Tính được tỷ trọng sản lượng bò của khu vực

Đưa ra được sự phát triển kinh tế xã hội của vùng Trung du

1

2

1

C12

C3c, d

C3

Bài 24: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng

Nhận biết

Nhận biết được mật độ dân số vùng Đồng bằng sông Hồng

1

C3

Thông hiểu

Chỉ ra được đâu không đúng với việc phát triển giao thông vận tải của Đồng bằng sông Hồng 

1

C11

Vận dụng

Đưa ra được sự phát triển kinh tế xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng

Tính được mật độ dân số của vùng

4

1

C4

C4

Bài 25: Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ

Nhận biết

Nhận biết được diện tích vùng Bắc Trung Bộ

1

C2

Thông hiểu

Chỉ ra được nguyên nhân làm cho số lượng trâu bò khu vực Bắc Trung Bộ phát triển nhanh

1

C10

Vận dụng

Đưa ra được vai trò của vị trí địa lí khu vực Bắc Trung Bộ

1

C18

Bài 26: Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ

Nhận biết

Nhận biết được vị trí địa lí vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

1

C1

Thông hiểu

Chỉ ra được Duyên hải Nam Trung Bộ không phát triển ngành kinh tế biển 

1

C9

Vận dụng

Đưa ra được vấn đề cấp bách để phát triển ngành cá khu vực duyên hải

1

C17

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Địa lí 12 Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay