Đề thi cuối kì 1 địa lí 8 cánh diều (Đề số 1)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Địa lí 8 cánh diều cuối kì 1 đề số 1. Cấu trúc đề thi cuối kì 1 môn Lịch sử 8 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án địa lí 8 cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
ĐỊA LÍ 8 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
- PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm gió mùa ở nước ta?
- Gió mùa mùa hạ có hướng chính là đông nam.
- Gió mùa mùa hạ có nguồn gốc từ áp cao Xibia.
- Gió mùa mùa đông thổi liên tục từ tháng 11 đến tháng 4.
- Gió mùa mùa đông thổi từng đợt từ tháng 11 đến tháng 4.
Câu 2 (0,25 điểm). Gió mùa Đông Bắc làm cho thời tiết miền Bắc nước ta có đặc điểm:
- mùa đông lạnh và mưa nhiều, mùa hạ nóng và ít mưa.
- nửa đầu mùa dông mát mẻ, nửa sau màu đông lạnh.
- nửa đầu mùa đông lạnh khô, nửa sau mùa đông lạnh ẩm.
- nửa đầu mùa đông nóng khô, nửa sau mùa đông lạnh ẩm.
Câu 3 (0,25 điểm). Quan sát biểu đồ và trả lời câu hỏi:
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào dưới đây?
- Nhiệt độ trung bình năm.
- Lượng mưa trung bình năm.
- Nhiệt độ và lượng mưa trung bình năm.
- Nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng.
Câu 4 (0,25 điểm). Các hệ thống sông lớn ở nước ta có đặc điểm chung là:
- đều bắt nguồn từ bên ngoài lãnh thổ.
- đều có chế độ nước điều hòa quanh năm.
- đều bắt nguồn từ các dãy múi cao trong nước.
- đều chảy qua các vùng cao nguyên và đồng bằng.
Câu 5 (0,25 điểm). Lượng nước trung bình trong mùa lũ ở các sông trên lãnh thổ nước ta chiếm tới:
- 40 – 50% tổng lượng nước cả năm.
- 50 – 60% tổng lượng nước cả năm.
- 60 – 70% tổng lượng nước cả năm.
- 70 – 80% tổng lượng nước cả năm.
Câu 6 (0,25 điểm). Biến đổi khí hậu tác động trực tiếp tới các yếu tố của khí hậu, trước hết là:
- áp suất khí quyển, độ ẩm và hoàn lưu khí quyển.
- nhiệt độ, lượng mưa và các hiện tượng thời tiết cực đoan.
- hướng gió, các hiện tượng thời tiết cực đoan và độ ẩm.
- nhiệt độ, áp suất khí quyển và lượng mưa vùng núi.
Câu 7 (0,25 điểm). Hiện tượng thời tiết cực đoan nào sau đây là đặc trưng ở miền khí hậu phía Bắc?
- Mưa đá, lũ lụt.
- Rét đậm, rét hại.
- Nắng nóng, khô hạn.
- Bão và áp thấp nhiệt đới.
Câu 8 (0,25 điểm). Vùng nào sau đây có nguy cơ bị ngập nhiều nhất do nước biển dâng?
- Đồng bằng sông Hồng.
- Duyên hải miền Trung.
- Đông Nam Bộ.
- Đồng bằng sông Cửu Long.
- PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm). Trình bày và giải thích tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu Việt Nam?
Câu 2 (1,0 điểm). Theo em, vì sao nước ta không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi.
Câu 3 (0,5 điểm). Có nhận định cho rằng: “Sông ngòi là hàm số của khí hậu trên một nền cảnh quan nhất định”. Em có đồng ý với nhận định đó không? Vì sao?
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
%
BÀI LÀM:
………………………………………………………………………………………....
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ......................................
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)
MÔN: ĐỊA LÍ 8 – CÁNH DIỀU
- A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
D | C | D | A | D | B | B | D |
- PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu hỏi | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (1,5 điểm) | Trình bày và giải thích tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu Việt Nam: - Tính chất nhiệt đới: + Lượng bức xạ mặt trời lớn, tổng bức xạ lên tới 110 – 160 kcal/cm2 /năm. + Cán cân bức xạ: 75 kcal/cm2 /năm. + Số giờ nắng: 1400 giờ / năm – 3000 giờ/ năm. + Nhiệt độ trung bình trên 20 ℃ (trừ những vùng núi cao) và tăng dần từ Bắc vào Nam. - Giải thích: Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến (hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới). |
0,5 điểm |
- Tính chất ẩm: + Tổng lượng mưa năm rất lớn, phổ biến từ 1500 mm đến 2000 mm. + Cân bằng độ ẩm luôn dương. + Độ ẩm không khí cao, thường trên 80%. - Giải thích: Do nước ta nằm gần biển và hình dáng dài, hẹp ngang nên chịu ảnh hưởng nhiều của biển. | 0,5 điểm | |
- Tính chất gió mùa: + Có hai loại gió chính: · Gió mùa đông: hoạt động từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau tạo ra mùa đông lạnh ở miền Bắc nước ta: nửa đầu mùa đông lạnh khô, ít mưa; nửa sau mùa đông lạnh ẩm, có mưa phùn. · Gió mùa hạ: hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10. Đầu mùa hạ: gió mùa gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên, làm thời tiết hanh khô ở khu vực ven biển Trung Bộ và khu vực phía Nam Tây Bắc. Vào cuối mùa hạ thì gây mưa lớn cho cả nước. + Giải thích: Do nước ta nằm trong vùng chịu tác động của gió mùa Đông Nam Á. | 0,5 điểm | |
Câu 2 (1,0 điểm) | Nước ta không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi, vì: - Nước ta nằm ở khu vực thường xuyên chịu ảnh của gió Mậu dịch (Tín phong) và gió màu châu Á, khu vực gió mùa điển hình nhất trên thế giới, nên khí hậu có hai mùa rõ rệt. |
0,5 điểm
|
- Tác động của các khối di chuyển qua biển kết hợp vói vai trò của biển Đông – nguồn dự trữ đồi dào nhiệt và ẩm, đã làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. | 0,5 điểm | |
Câu 3 (0,5 điểm) | Đồng ý với nhận định: “Sông ngòi là hàm số của khí hậu trên một nền cảnh quan nhất định”. | 0, 25 điểm |
Giải thích: - Trong số các nhân tố địa lí tự nhiên có tác động tới chế độ nước sông thì nhân tố khí hậu có tác động khá quyết định. + Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt. Mùa lũ, lượng nước sông dâng cao và chạy mạnh, chiếm 70 – 80% lượng nước cả năm. + Hai mùa nước của sông ngòi trùng với hai mùa của khí hậu. Mùa mưa đến sớm thì mùa lũ đến sớm, lượng mưa lớn thì sông ngòi có lượng nước lớn và ngược lại. - Tương quan đó có thể biểu diễn bằng một hàm số nhất định như đa nói. |
0,25 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)
MÔN: ĐỊA LÍ 8 – CÁNH DIỀU
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
CHƯƠNG 2: KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM | |||||||||||
Bài 5. Khí hậu Việt Nam | 2 | 1 | 1 | 2 | 2 | 3,0 | |||||
Bài 6. Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu | 1 | 1 | 0 | 0,25 | |||||||
Bài 7. Thủy văn Việt Nam | 2 | 1 | 2 | 1 | 1,0 | ||||||
Bài 8. Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam | 3 | 3 | 0 | 0,75 | |||||||
Tổng số câu TN/TL | 8 | 0 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 8 | 3 | 5,0 |
Điểm số | 2,0 | 0 | 0 | 1,5 | 1 | 1 | 0 | 0,5 | 2,0 | 3,0 | 5,0 |
Tổng số điểm | 2,0 điểm 20% | 1,5 điểm 15% | 1,0 điểm 10% | 0,5 điểm 5% | 5,0 điểm 50 % | 5,0 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)
MÔN: ĐỊA LÍ 8 – CÁNH DIỀU
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN
| TL | |||
CHƯƠNG 2: KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM | ||||||
1. Khí hậu Việt Nam | Nhận biết | - Tìm ý phát biểu đúng khi nói về đặc điểm gió mùa ở nước ta. - Nhận biết đặc điểm của gió mùa Đông Bắc làm cho thời tiết của miền Bắc nước ta. | 1 1 | C1 C2 | ||
Thông hiểu | Trình bày và giải thích đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu nước ta. | 1 | C1 (TL) | |||
Vận dụng | ||||||
Vận dụng cao | ||||||
2. Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu | Nhận biết | Quan sát biểu đồ và trả lời câu hỏi. | 1 | C3 | ||
Thông hiểu | ||||||
Vận dụng | Giải thích lí do vì sao nước ta không có khí hậu khô hạn như một số nước có cùng vĩ độ như Tây Nam Á và Bắc Phi. | 1 | C2 (TL) | |||
Vận dụng cao | ||||||
3. Thủy văn Việt Nam | Nhận biết | - Nhận biết đặc điểm chung của hệ thống sông lớn ở nước ta. - Nhận biết lượng nước trung bình trong mùa lũ ở các sông trên lãnh thổ nước ta. | 1 1 | C4 C5 | ||
Thông hiểu | ||||||
Vận dụng | ||||||
Vận dụng cao | Nêu ý kiến cá nhân (đồng ý/ không đồng ý). Giải thích. | 1 | C3 (TL) | |||
4. Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam | Nhận biết | - Nhận biết các yếu tố khí hậu mà biến đổi khí hậu tác động trực tiếp đến. - Nhận biết hiện tượng thời tiết cực đoan đặc trưng của khí hậu phía Bắc. - Nhận biết vùng có nguy cơ bị ngập nhiều nhất do nước biển dâng. | 1 1 1 | C6 C7 C8 | ||
Thông hiểu | ||||||
Vận dụng | ||||||
Vận dụng cao |