Đề thi cuối kì 1 địa lí 8 cánh diều (Đề số 4)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Địa lí 8 cánh diều cuối kì 1 đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 cuối kì 1 môn Địa lí 8 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án địa lí 8 cánh diều

 

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

        TRƯNG THCS…………...

Chữ kí GT2: ...........................

         

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

ĐỊA LÍ 8 – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

ĐỀ BÀI

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

       Câu 1 (0,25 điểm). Gió nào sau đây gây mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ?

  1. Gió mùa Đông Bắc.
  2. Tín phòng bán cầu Bắc.   
  3. Gió phơn Tây Nam.   
  4. Tín phong bán cầu Nam.   

       Câu 2 (0,25 điểm). Kiểu thời tiết lạnh ẩm xuất hiện vào nửa sau mùa đông ở miền Bắc nước ta là do:

  1. gió mùa đông đi qua lục địa phương Bắc.    
  2. khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương.    
  3. khối khí lạnh di chuyển lệch đông qua biển.  
  4. ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ đến sớm.       

       Câu 3 (0,25 điểm). Hiện tượng “nồm” của thời tiết miền Bắc vào cuối mùa đông – đầu mùa xuân chủ yếu do gió nào gây nên?

  1. Gió mùa Đông Bắc.   
  2. Gió phơn.   
  3. Tín phong bán cầu Bắc.   
  4. Gió mùa Tây Nam.    

       Câu 4 (0,25 điểm). Quan sát biểu đồ và trả lời câu hỏi:

        Mùa mưa tại địa điểm trên là từ tháng mấy đến tháng mấy?

  1. Từ tháng 4 đến tháng 9.  
  2. Từ tháng 6 đến tháng 11.   
  3. Từ tháng 3 đến tháng 10.      
  4. Từ tháng 5 đến tháng 10.

       Câu 5 (0,25 điểm). Các hệ thống sông lớn ở nước ta có đặc điểm chung là:

  1. đều bắt nguồn từ bên ngoài lãnh thổ.     
  2. đều có chế độ nước điều hòa quanh năm.       
  3. đều bắt nguồn từ các vùng cao nguyên và đồng bằng.   
  4. đều chảy qua các vùng cao nguyên và đồng bằng.   

       Câu 6 (0,25 điểm). Số cơn bão mạnh ở nước ta có xu hướng:

  1. tăng và diễn biến bất thường.
  2. tăng đều và liên tục.
  3. giảm và diễn biến bất thường.
  4. giảm đều và liên tục.

       Câu 7 (0,25 điểm). Giải pháp nào dưới đây không thuộc nhóm thích ứng với biến đổi khí hậu?

  1. Bảo vệ rừng, trồng rừng phòng hộ đầu nguồn và ven biển.      
  2. Phát triển giao thông công cộng và khuyến khích người dân sử dụng.   
  3. Sử dụng năng lượng truyền thông tiết kiệm và hiệu quả.    
  4. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu.   

       Câu 8 (0,25 điểm). Tác động của biến đổi khí hậu đến thủy văn là:

  1. Lưu lượng nước vào mùa lũ có xu thế giảm.   
  2. Nhiệt độ không khí trung bình năm có xu thế gia tăng, mực nước biển dâng.      
  3. Sự chênh lệch lưu lượng nước vào mùa lũ và mùa cạn có xu thế tăng.      
  4. Lũ quét, sạt lở đất ngày càng mạng hơn, xâm nhập mặn gia tăng về phạm vi.
  5. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

       Câu 1 (1,0 điểm). Hãy nêu vai trò của nước ngầm đối với sản xuất và sinh hoạt.  

       Câu 2 (1,5 điểm). Cho bảng số liệu:

Lưu lượng nước trên sông Thu Bồn và sông Đồng Nai

(đơn vị: m3/s)

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Thu Bồn

202

115

75,1

58,2

91,4

120

88,6

69,6

151

519

954

448

Đồng Nai

103

66,2

48,4

59,8

127

417

751

1345

1317

1279

594

239

      - Nhận xét đặc điểm thủy chế của sông Thu Bồn và sông Đồng Nai.

      - Giải thích đặc điểm thủy chế của sông Thu Bồn và sông Đồng Nai.

       Câu 3 (0,5 điểm). Trong một bài thơ có câu:

“Trường Sơn đông, Trường Sơn tây

Bên nắng đốt, bên mưa bay”

(Sợi nhớ sợi thương – Thúy Bắc)

       Loại gió nào được nhắc đến trong hai câu thơ trên? Hãy giải thích hiện tượng thời tiết trên?

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

 

BÀI LÀM:

         ………………………………………………………………………………………....

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

 

 

TRƯỜNG THCS ............................

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: ĐỊA LÍ 8 – CÁNH DIỀU  

 

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

CHƯƠNG 2: KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM

Bài 5. Khí hậu Việt Nam

1

1

1

1

3

1

1,25

Bài 6. Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu

1

1

0

0,25

Bài 7. Thủy văn Việt Nam

1

1

1/2

1/2

1

2

2,75

Bài 8. Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam

1

2

3

0

0,75

Tổng số câu TN/TL

4

1

3

1/2

1

1/2

0

1

8

3

5,0

Điểm số

1,0

1,0

0,75

0,75

0,25

0,75

0

0,5

2,0

3,0

5,0

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

1,5 điểm

15%

 1,0 điểm

10%

0,5 điểm

5%

5,0 điểm

50 %

5,0

điểm

 

 

TRƯỜNG THCS ............................

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: ĐỊA LÍ 8 – CÁNH DIỀU  

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

 

TL

CHƯƠNG 2: KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM

1. Khí hậu Việt Nam

Nhận biết

Nhận biết loại gió gây mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

1

C1

Thông hiểu

Tìm hiểu nguyên nhân tạo nên kiểu thời tiết lạnh ẩm xuất hiện vào nửa sau mùa đông ở miền Bắc nước ta.

1

C2

Vận dụng

Tìm hiểu nguyên nhân gây nên hiện tượng “nồm” của thời tiết miền Bắc vào cuối mùa đông – đầu mùa xuân.

1

C3

Vận dụng cao

Tìm hiểu loại gió được nhắc đến trong hai câu thơ: “Trường Sơn đông, Trường Sơn tây/ Bên nắng đốt, bên mưa bay”.

1

C3

(TL)

2. Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu

Nhận biết

Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

1

C4

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

3. Thủy văn Việt Nam

Nhận biết

- Nhận biết vai trò của nước ngầm đối với sản xuất và sinh hoạt.

- Nhận biết đặc điểm chung phần lớn các hệ thống sông lớn ở nước ta. 

1

1

C5

C1

(TL)

Thông hiểu

Quan sát bảng số liệu và nhận xét đặc điểm thủy chế của sông Thu Bồn và sông Đồng Nai.

1/2

C2

(ý a)

Vận dụng

Quan sát bảng số liệu và giải thích nguyên nhân đặc điểm thủy chế của sông Thu Bồn và sông Đồng Nai.

1/2

C2

(ý b)

Vận dụng cao

4. Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam

Nhận biết

Nhận biết xu hướng số cơn bão mạnh ở nước ta.

1

C6

Thông hiểu

- Tìm giải pháp không thuộc thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Tìm tác động của biến đổi khí hậu đến thủy văn.

1

1

C7

C8

Vận dụng

Vận dụng cao

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi địa lí 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay