Đề thi cuối kì 1 HĐTN 7 chân trời sáng tạo bản 2 (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 (Bản 2) chân trời sáng tạo Cuối kì 1 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 học kì 1 môn HĐTN 7 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo (bản 2 word)
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - HƯỚNG NGHIỆP 7
– CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm). Thế nào được gọi là hợp tác?
A. Là cùng làm chung một nghề, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong nhiều công việc.
B. Là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong nhiều công việc, nhiều lĩnh vực nào đó vì mục đích riêng.
C. Là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
D. Là giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong nhiều công việc, nhiều lĩnh vực nào đó vì cùng sống một nơi.
Câu 2 (0,5 điểm). “Phương rất chăm chỉ học hành và có thành tích học tập tốt, nhưng vì bị khuyết tật từ nhỏ nên Phương luôn tỏ ra nhút nhát, thiếu tự tin, ít khi chơi và giao tiếp cùng các bạn trong lớp”.
Nếu Phương học cùng lớp với em, em sẽ làm gì?
A. Khuyến khích các bạn nên gần gũi, chuyện trò cởi mở, thân thiện với Phương, động viên và khuyến khích Phương cùng tham gia các hoạt động trong lớp.
B. Phân công cho Phương những việc quan trọng trong lớp để bạn làm.
C. Không chơi với Phương vì bạn bị khuyết tật.
D. Bảo các bạn trong lớp không chơi với Phương vì bạn không hòa đồng.
Câu 3 (0,5 điểm). Đâu không phải là cách để thể hiện tình cảm gia đình?
A. Chăm sóc ông bà. | B. Đòi mẹ mua váy mới. |
C. Tâm sự với cha mẹ. | D. Dạy các em học bài. |
Câu 4 (0,5 điểm). Đâu không phải là biểu hiện của sự hợp tác trong học tập?
A. Quay cóp bài trong giờ thi. | B. Làm bài tập theo nhóm. |
C. Nghiên cứu khoa học theo nhóm. | D. Tổ chức sinh hoạt lớp. |
Câu 5 (0,5 điểm). Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “...... được coi là tế bào của xã hội”?
A. Gia đình. | B. Tổ ấm. | C. Anh em. | D. Láng giềng. |
Câu 6 (0,5 điểm). Những việc làm nào sau đây thể hiện mối quan hệ hoà đồng với thầy cô và bạn bè?
A. Giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn cả trong và ngoài lớp tuỳ theo khả năng của mình.
B. Chơi theo nhóm riêng và lập nhóm trao đổi, tâm sự với thầy cô.
C. Chỉ xin ý kiến hoặc nhờ thầy cô chỉ bảo thêm về những vấn đề liên quan tới việc học tập ở trường lớp.
D. Chỉ chia sẻ, nói chuyện với những bạn chơi thân trong lớp.
Câu 7 (0,5 điểm). Theo em, những tiêu chí ứng xử nào cần có trong gia đình để gia đình luôn luôn vui vẻ, hạnh phúc?
A. Ganh đua – đố kị – bình đẳng – tôn trọng.
B. Bình đẳng – ghen ghét – chia sẻ – cảm thông.
C. Ganh đua – bình đẳng – yêu thương – chia sẻ.
D. Tôn trọng – bình đẳng – yêu thương – chia sẻ.
Câu 8 (0,5 điểm). Nên pha thức uống nào khi người thân bị đau bụng?
A. Nước gừng. | B. Nước chanh. | C. Nước muối. | D. Nước cam. |
Câu 9 (0,5 điểm). Đâu không phải là ý nghĩa của việc hợp tác với thầy cô?
A. Góp phần giải đáp thắc mắc, khó khăn của học sinh trong quá trình học kiến thức.
B. Làm mất thời gian nghỉ ngơi của học sinh.
C. Tạo không khí sôi nổi, tích cực cho lớp học.
D. Bộc lộ điểm mạnh và tư duy của học sinh với thầy cô giáo.
Câu 10 (0,5 điểm). Đâu là hành động thiếu tôn trọng ý kiến người nói?
A. Chia sẻ suy nghĩ một cách chân thành.
B. Phản bác ý kiến dựa trên các luận điểm khoa học.
C. Đả kích, chê bai ý kiến của họ.
D. Góp ý nhẹ nhàng, chân thành.
Câu 11 (0,5 điểm). Đâu không phải là việc hợp tác với mục đích tốt đẹp?
A. Tìm cách trốn học. | B. Tổ chức từ thiện cho trẻ em nghèo. |
C. Tổ chức cuộc thi viết chữ đẹp. | D. Nghiên cứu bài tập về nhà. |
Câu 12 (0,5 điểm). Hoạt động gia đình có tác dụng gì?
A. Gắn kết các thành viên trong gia đình. | B. Chia rẽ các thành viên trong gia đình. |
C. Rèn luyện thể chất. | D. Tìm ra sở thích của con cái. |
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
“Một ngày, bà của em bị ngã và bị thương ở chân, không thể tự di chuyển được. Mặc dù bà không muốn làm phiền gia đình, nhưng em nhận thấy bà đang rất đau và cần sự giúp đỡ”.
a. Em sẽ làm gì để chăm sóc bà trong tình huống này?
b. Nêu ra 2 hoạt động gia đình có thể làm trong tình huống trên.
Câu 2 (1,0 điểm). Theo em, làm thế nào để phát triển kỹ năng hợp tác và hòa đồng trong môi trường học tập?
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 7
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
Chủ đề 3: Phát triển mối quan hệ hòa đồng và hợp tác | 2 | 0 | 3 | 0 | 1 | 0 | 0 | 1 | 6 | 1 | 4,0 | ||
Chủ đề 4: Chăm sóc gia đình của em | 2 | 0 | 3 | 0 | 1 | 1 | 0 | 0 | 6 | 1 | 6,0 | ||
Tổng số câu TN/TL | 4 | 0 | 6 | 0 | 2 | 1 | 0 | 1 | 12 | 2 | 10,0 | ||
Điểm số | 2,0 | 0 | 3,0 | 0 | 1,0 | 3,0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | ||
Tổng số điểm | 2,0 điểm 20% | 3,0 điểm 30% | 4,0 điểm 40% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 7
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Chủ đề 3 | 6 | 1 | ||||
Phát triển mối quan hệ hòa đồng và hợp tác | Nhận biết | - Nêu được khái niệm hợp tác. - Chỉ ra được biểu hiện không phải là biểu hiện của sự hợp tác trong học tập. | 2 | C1, C4 | ||
Thông hiểu | - Chỉ ra những việc làm thể hiện mối quan hệ hoà đồng với thầy cô và bạn bè. - Chỉ ra được nội dung không phải là ý nghĩa của việc hợp tác với thầy cô. - Chỉ ra được nội dung không phải là việc hợp tác với mục đích tốt đẹp. | 3 | C6, C9, C11 | |||
Vận dụng | Nêu cách xử lý tình huống giúp bạn Phương dễ hòa nhập với các bạn trong lớp. | 1 | C2 | |||
Vận dụng cao | Nêu được cách để phát triển kỹ năng hợp tác và hòa đồng trong môi trường học tập. | 1 | C2 (TL) | |||
Chủ đề 4 | 6 | 1 | ||||
Chăm sóc gia đình của em | Nhận biết | - Chỉ ra nội dung không phải là cách để thể hiện tình cảm gia đình. - Điền được từ đúng vào chỗ trống để hoàn thành câu. | 2 | C3, C5 | ||
Thông hiểu | - Nêu được thức uống nên pha khi người thân bị đau bụng. - Chỉ ra hành động thiếu tôn trọng ý kiến người nói. - Nêu được tác dụng của các hoạt động gia đình. | 3 | C8, C10, C12 | |||
Vận dụng | - Nêu được những tiêu chí ứng xử cần có trong gia đình để gia đình luôn luôn vui vẻ, hạnh phúc. - Nêu được cách để chăm sóc bà trong tình huống đó. - Nêu được 2 hoạt động gia đình có thể làm trong tình huống đó. | 1 | 1 | C7 | C1 ýa (TL), C2 ýb (TL) |