Đề thi cuối kì 1 hoá học 8 kết nối tri thức (Đề số 4)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 (phần Hoá học) kết nối tri thức cuối kì 1 đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 cuối kì 1 môn Hoá học 8 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án hóa học 8 kết nối tri thức
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
KHOA HỌC TỰ NHIÊN (HÓA HỌC) 8 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
- PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: (NB) Dung dịch chưa bão hòa là
- Dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.
- Tỉ lệ 2:1 giữa chất tan và dung môi.
- Tỉ lệ 1:1 giữa chất tan và dung môi.
- Làm quỳ tím hóa đỏ.
Câu 2: (TH) Cho nhôm (Al) tác dụng với sulfuric acid (H2SO4) loãng thu được khí nào sau đây?
- SO2
- H2S
- SO3
- H2
Câu 3: (NB) Chọn đáp án đúng
- Phương trình hóa học biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học.
- Có 2 bước để lập phương trình hóa học.
- Chỉ duy nhất 2 chất tham gia phản ứng tạo thành 1 chất sản phẩm mới gọi là phương trình hóa học.
- Phản ứng hóa học xảy ra khi sản phẩm tạo thành là nước.
Câu 4: (NB) Ý nghĩa của phương trình hóa học là
- Phương trình hóa học cho biết trong phản ứng hóa học, lượng các chất tham gia phản ứng và các chất sản phẩm tuân theo một tỉ lệ xác định.
- Phương trình hóa học giúp xác định số liên kết trong các phân tử.
- Phương trình hóa học cho biết khối lượng của chất tham gia phản ứng.
- Phương trình hóa học cho biết khối lượng của sản phẩm.
Câu 5: (NB) Cho phương trình hóa học
2Mg + O2 2MgO
Số nguyên tử Mg : Số phân tử O2 : Số phân tử MgO là
- 1:1:1.
- 1:2:3.
- 2:2:1.
- 2:1:2.
Câu 6: (TH) Cho phương trình nung đá vôi như sau: CaCO3 CO2 + CaO. Để thu được 5,6 gam CaO cần dùng bao nhiêu mol CaCO3?
- 0,1 mol.
- 0,3 mol.
- 0,2 mol.
- 0,4 mol.
Câu 7: (TH) Cho 8,45g Zn tác dụng với 17,04g Cl2 để tạo thành ZnCl2. Hỏi chất nào sau phản ứng còn dư?
- Cl
- Cả 2 chất.
- Không có chất dư.
Câu 8: (VD) Sulfur cháy theo sơ đồ phản ứng
Sulfur + khí oxygen → khí Sulfur dioxide
Nếu đốt cháy 48g sulfur và thu được 96 gam khí sulfur dioxide thì khối lượng khí oxygen đã tham gia vào phản ứng là
- 40 gam
- 44 gam
- 48 gam
- 52 gam
- PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
- (NB) Cho NaOH tác dụng với HCl tạo ra muối NaCl và nước theo phương trình như sau:
NaOH + HCl → NaCl + H2O
Với 2 mol NaOH sẽ tạo ra bao nhiêu mol muối NaCl?
- (TH) Lưu huỳnh S cháy trong không khí sinh ra chất khí mùi hắc, gây ho, đó là khí sulfur dioxide có công thức hóa học là SO2. Biết khối lượng lưu huỳnh tham gia phản ứng là 1,6 gam. Tính khối lượng khí sulfur dioxide sinh ra.
Câu 2. (2 điểm)
- (VD) Ở 20oC có độ tan của NaNO3là 88 gam/100 gam nước, hòa tan hoàn toàn NaNO3 vào 110 gam nước thu được dung dịch bão hòa. Khối lượng NaNO3cần để hòa tan là bao nhiêu?
- (VDC) Trộn 200 gam dung dịch CuCl2 15% với m gam dung dịch CuCl2 5,4% thì thu được dung dịch có nồng độ 11,8%. Tính giá trị của m.
Câu 3. (2 điểm)
- (VD) Cho sơ đồ phản ứng:
Fe(OH)y + H2SO4 → Fex(SO4)y + H2O.
Hãy biện luận để thay x, y (biết rằng x ≠ y) bằng các chỉ số thích hợp rồi lập phương trình hóa học của phản ứng
- (VDC) Tổng hệ số của các chất sau khi cân bằng phương trình sau là bao nhiêu?
Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO↑ + H2O
BÀI LÀM
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (HÓA HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC
NỘI DUNG | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Bài 4. Dung dịch và nồng độ | 1 |
|
|
|
| 1 ý
|
| 1 ý | 1 | 2 ý | 2,5 |
Bài 5. Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học | 3 |
| 1 |
| 1 | 1 ý
|
| 1 ý
| 5 | 2 ý | 4,5 |
Bài 6. Tính theo phương trình hóa học |
| 1 ý | 2 | 1 ý
|
|
|
|
| 2 | 2 ý | 3 |
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 ý | 3 | 1 ý | 1 | 2 ý |
| 2 ý | 8 | 6 ý |
|
Điểm số | 2 | 1 | 1,5 | 1 | 0,5 | 2 | 0 | 2 | 4 | 6 | 10 |
Tổng số điểm | 3 điểm 30% | 2,5 điểm 25% | 2,5 điểm 25% | 2 điểm 20% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (HÓA HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
PHẢN ỨNG HÓA HỌC | 6 | 8 |
|
| ||
4. Dung dịch và nồng độ | Nhận biết
| - Chỉ ra được khái niệm dung dịch chưa bão hòa. |
| 1 |
| C1 |
Vận dụng
| - Tính được khối lượng chất cần hòa tan khi biết độ tan và khối lượng dung môi. | 1 ý |
| C2a |
| |
Vận dụng cao | - Tính được khối lượng dung dịch khi biết nồng độ phần trăm của các dung dịch liên quan. | 1 ý |
| C2b |
| |
5. Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học
| Nhận biết | - Chọn đáp án đúng về phản ứng hóa học. - Nêu được ý nghĩa của phương trình hóa học. - Chỉ ra được tỉ lệ số nguyên tử, phân tử của phương trình hóa học đã cho. |
| 3 |
| C3
C4
C5 |
Thông hiểu | - Chỉ ra chất khí thu được khi cho Al tác dụng với H2SO4 loãng. |
| 1 |
| C2 | |
Vận dụng | - Tính được khối lượng của chất tham gia phản ứng dựa vào Định luật bảo toàn khối lượng. - Biện luận và tìm được chỉ số thích hợp cho các chất. | 1 | 1 | C3a | C8 | |
Vận dụng cao | - Tính tổng hệ số của các chất sau khi cân bằng phương trình hóa học đã cho. | 1 |
| C3b |
| |
6. Tính theo phương trình hóa học | Nhận biết | - Tính được số mol khí NaCl dựa vào các dữ kiện đã cho. | 1 |
| C1a |
|
Thông hiểu | - Tính số mol CaCO3 từ các dữ kiện đã cho. - Xác định được chất còn dư sau phản ứng. - Tính số khối lượng SO2 tạo ra khi biết khối lượng S. | 1 | 2 | C1b | C6
C7 |