Đề thi cuối kì 1 kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo (Đề số 1)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo Cuối kì 1 Đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 học kì 1 môn Kinh tế pháp luật 12 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Nhận định nào dưới đây thể hiện đúng về bản chất của tăng trưởng kinh tế?
A. sự tăng lên trong thu nhập của mỗi cá nhân trong một thời kì nhất định.
B. sự gia tăng về quy mô sản lượng của một nền kinh tế trong khoảng thời gian nhất định.
C. sự tăng lên về tài sản của từng người trong xã hội trong năm nay so với năm trước.
D. sự gia tăng về quy mô của một nền kinh tế trong một thời kì nhất định.
Câu 2. Quá trình một quốc gia thực hiện gắn kết kinh tế của mình với nền kinh tế các quốc gia khác trong khu vực và trên thé giới dựa trên cơ sở cùng có lợi và tuân thủ các quy định chung được gọi là
A. khu vực hóa.
B. toàn cầu hóa.
C. hội nhập kinh tế quốc tế.
D. đa dạng hóa – đa phương hóa.
Câu 3. Đâu là khái niệm đúng về Bảo hiểm?
A. Là hình thức bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của pháp luật.
B. Là hoạt động chuyển giao rủi ro giữa bên tham gia bảo hiểm và tổ chức bảo hiểm thông qua các cam kết.
C. Là yếu tố thương mại yêu cầu người lao động phải sử dụng trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động.
D. Là quỹ thất nghiệp được hình thành từ các khoản đóng của người lao động và hỗ trợ của Nhà nước.
Câu 4. Hệ thống chính sách do Nhà nước thực hiện để đảm bảo cuộc sống cơ bản cho người dân là nội dung của
A. Phúc lợi xã hội.
B. An sinh xã hội.
C. Trật tự xã hội.
D. Trợ cấp xã hội.
Câu 5. Bản mô tả những nội dung cơ bản về định hướng, mục tiêu, nguồn lực, tài chính, kế hoạch bán hàng,... nhằm giúp chủ thể kinh doanh xác định được các nhiệm vụ để thực hiện mục tiêu đề ra được gọi là gì?
A. Quản lí kinh doanh.
B. Kế hoạch tài chính.
C. Kế hoạch kinh doanh.
D. Quản lí tài chính.
Câu 6. Trách nhiệm xã hội là
A. một trong những yếu tố cơ bản trong việc xây dựng sự phát triển bền vững của cả xã hội và nền kinh tế đất nước.
B. một trong những yếu tố quyết định để phát triển đất nước.
C. yếu tố quyể định trong việc xây dựng sự phát triển bền vững của cả xã hội.
D. yếu tố quan trọng trong việc xây dựng đất nước văn minh, hạnh phúc.
Câu 7. Việc quản lí thu, chi trong gia đình nhằm
A. Nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội.
B. Kiểm soát được các nguồn thu trong gia đình.
C. Nâng cao kiến thức.
D. Giúp rèn luyện tính tự giác.
Câu 8. Nhận biết nhóm cơ cấu ngành kinh tế nào dưới đây giữ vai trò quan trọng nhất để phát triển kinh tế?
A. thủy sản, lâm nghiệp, công nghiệp.
B. nông nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ.
C. nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
D. dịch vụ, công nghiệp, lâm nghiệp.
Câu 9. Khẳng định nào dưới đây phản ánh đúng cơ sở của hội nhâp kinh tế quốc tế đối với tất cả các quốc gia?
A. Giành giật lợi ích cho quốc gia mình và tuân thủ quy định của các nước phát triển.
B. Chia sẻ lợi ích trên cơ sở các quốc gia hỗ trợ nhau.
C. Hi sinh một phần lợi ích và chấp hành quy định của các nước đã đặt ra.
D. Cùng có lợi và tuân thủ các quy định chung.
Câu 10. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không được hưởng chế độ nào dưới đây?
A. Ốm đau, thai sản
B. Tai nạn lao động
C. Hỗ trợ học nghề
D. Hưu trí, tử tuất.
Câu 11. Nội dung nào dưới đây không thể hiện đúng vai trò của an sinh xã hội?
A. Hỗ trợ người dân chủ động ngăn ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro và bảo đảm điều kiện sống tối thiểu cho người dân.
B. Góp phần nâng cao chất lượng đời sống người dân, từng bước thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
C. Đồng bộ, tooàn diện, đảm bảo quyền an sinh xã hội của người dân, giúp Nhà nước nâng cao hiệu quả quản lí.
D. Giúp người dân được quan tâm, tiếp cận hệ thống dịch vụ xã hội cơ bản về giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin truyền thông.
Câu 12. Yếu tố nào dưới đây không phải là nội dung cơ bản của kế hoạch kinh doanh?
A. Ý tưởng kinh doanh.
B. Mục tiêu kinh doanh.
C. Văn hóa kinh doanh.
D. Chiến lược kinh doanh.
Câu 13. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không bao gồm hình thức nào dưới đây?
A. Trách nhiệm kinh tế
B. Trách nhiệm pháp lí.
C. Trách nhiệm đạo đức.
D. Trách nhiệm tự chủ.
Câu 14. Nội dung nào dưới đây không phản ánh sự cần thiết phải quản lí thu, chi trong gia đình?
A. Tăng chất lượng cuộc sống của gia đình.
B. Kiểm soát được nguồn thu, chi trong gia đình.
C. Tăng số tiền mặt cho hoạt động mua sắm hằng ngày.
D. Dự phòng cho các trường hợp khẩn cấp và tương lai.
Câu 15. Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói về nguyên tắc quản lí chi tiêu trong gia đình?
A. Xác định rõ mục tiêu tài chính trên cơ sở thu nhập của gia đình.
B. Phân bổ tài chính cho các khoản chi tiêu, đặt giới hạn chi tiêu.
C. Tạo lập quỹ dự phòng, tiết kiệm thường xuyên.
D. Khi ngân sách tahy đổi vẫn giữ nguyên kế hoạch chi tiêu như cũ.
Câu 16. Xác định chiến lược kinh doanh không bao hàm kế hoạch nào dưới đây?
A. Kế hoạch sản xuất/cung cấp sản phẩm.
B. Kế hoạch tiếp thị và quảng cáo.
C. Kế hoạch tiêu dùng cá nhân.
D. Kế hoạch tài chính.
Câu 17. Đâu không phải là mục tiêu của hội nhập kinh tế quốc tế?
A. Tìm kiếm nguồn lực, cơ hội phát triển.
B. Rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước khác.
C. Phát huy lợi thế của quốc gia trong phân công lao động quốc tế.
D. Gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường quốc tế.
Câu 18. Cho thông tin:
Chỉ số phát triển con người của Việt Nam năm 2021 là 0,703, tăng hai bậc trong bảng xếp hạng toàn cầu, từ 117/189 quốc gia vào năm 2019 lên 115/191 quốc gia trong năm 2021. Chỉ số sức khỏe của Việt Nam đạt mức cao nhất trong ba chỉ số thành phần.
Em hãy cho biết đâu là chỉ tiêu phát triển kinh tế trong thông tin trên?
A. Sự gia tăng của các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế.
B. Chỉ tiêu về tiến bộ xã hội
C. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hợp lí.
D. Trình độ tiến bộ xã hội.
Câu 19. Nội dung nào dưới đây không phải lợi ích Việt Nam có được khi gia nhâp WTO?
A. Tăng cường thương mại.
B. Thu hút đầu tư nước ngoài.
C. Giúp doanh nghiệp nước ta tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất toàn cầu.
D. Giúp loại bỏ nguy cơ mất ổn định kinh tế - chính trị.
Câu 20. Việc không tham gia bảo hiểm y tế sẽ mang lại rủi ro gì?
A. Không được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí khám, chữa bệnh.
B. Không được trợ cấp thiệt hại về người và tài sản.
C. Không được hỗ trợ học nghề, duy trì việc làm.
D. Không được hỗ trợ chăm sóc sức khỏe.
Câu 21. Ở nhiều địa phương tổ chức các hoạt động nâng cao đời sống tinh thần, sức khỏe cho người cao tuổi bằng các nguồn lực xã hội hóa, duy trì các hoạt động thăm khám, chăm sóc sức khỏe, các phong trào văn hóa, thể dục thể thao dành cho người cao tuổi.
Những hoạt động trên đã thể hiện chính sách nào?
A. Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản.
B. Chính sách trợ giúp xã hội.
C. Chính sách bảo hiểm xã hội.
D. Chính sách phát triển kinh tế.
Câu 22. Chủ thể kinh doanh chủ động thực hiện, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh để làm gì?
A. Để phát huy tối đa được nguồn lực.
B. Để phù hợp hơn với thị trường.
C. Để có tầm nhìn tốt hơn cho việc kinh doanh trong tương lai.
D. Để đảm bảo tính khả thi của phương án kinh doanh.
Câu 23. Đọc và cho biết ý nào không đúng với thông tin được cho.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực môi trường hoặc đổi mới công nghệ sản xuất, quy trình sản xuất, phương thức quản lí để đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sản xuất sản phẩm, dịch vụ không gây hại cho môi trường và xã hội.
A. Thông tin đề cập đến việc thực hiện trách nhiệm từ thiện, tình nguyện của doanh nghiệp.
B. Thông tin trên đề cập đến việc thực hiện trách nhiệm pháp lí của doanh nghiệp.
C. Thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trên góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước.
D. Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trên làm giảm sút hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Câu 24. Nhu cầu văn hóa tinh thần là những nhóm nhu cầu nào?
A. Ăn uống, may mặc, xem phim, khám bệnh.
B. Ăn uống, may mặc, mua nhà, khám bệnh .
C. Thăm viếng bạn bè, du lịch, xem phim.
D. Thăm viếng bạn bè, mua nhà, du lịch.
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Đọc thông tin dưới đây:
Vợ chồng anh P và chị Q đang tìm mua căn nhà đầu tiên của mình. Mặc dù hai người đều có công việc tốt, có khả năng mua căn nhà như mong muốn nhưng họ vẫn muốn đảm bảo việc có thể duy trì các khoản thanh toán thế chấp trong tương lai và lối sống hiện tại. Anh P và chị Q cần thực hiện những việc làm nào để quản lí thu, chi trong gia đình?
a. Xác định mục tiêu tài chính.
b. Ưu tiên chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu.
c. Chi tiêu dựa trên số tiền có sẵn.
d. Chi tiêu cho sở thích của hai vợ chồng.
Câu 2. Đọc trường hợp dưới đây:
Là một doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, công ty V đã sản xuất ra sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng. Công ty V còn là tấm gương điển hình tham gia các hoạt động từ thiện.
a. Trách nhiệm đạo đức của công ty V thể hiện ở việc sản xuất sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng.
b. Trường hợp trên không đề cập đến trách nhiệm đạo đức của công ty V.
c. Công ty V đã thực hiện trách nhiệm xã hội tự nguyện.
d. Hoạt động của công ty V góp phần vào việc ổn định và phát triển cộng đồng.
Câu 3. Đọc trường hợp dưới đây:
Một doanh nghiệp nhỏ phân tích điều kiện thực hiện ý tưởng kinh doanh thực phẩm hữu cơ. Qua khảo sát thị trường, sản phẩm, khách hàng và các đối thủ cạnh tranh cho thấy: Xu hướng của người tiêu dùng ở khu vực này đang quan tâm đến việc ăn uống lành mạnh và thực phẩm hữu cơ. Thị trường ở đây đã có một vài cửa hàng thực phẩm, nhưng chưa có doanh nghiệp nào tập trung hoàn toàn vào thực phẩm hữu cơ.
a. Thông tin nói về ý tưởng kinh doanh thực phẩm hữu cơ.
b. Khi xác định ý tưởng kinh doanh chỉ cần lưu ý đến vấn đề tài chính.
c. Trong khu vực chưa có doanh nghiệp tập trung vào sản phẩm hữu cơ là lợi thế cạnh tranh của sản phẩm.
d. Nhu cầu sản phẩm trên thị trường là điều kiện để xác định ý tưởng kinh doanh.
Câu 4. Chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a, b, c, d:
Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong giai đoạn 2012 – 2022, hằng năm nước ta giải quyết việc làm cho khoảng 1,5 – 1,6 triệu người; tỉ lệ thất nghiệp chung duy trì ổn định ở mức dưới 3%; tỉ trọng thu nhập từ tiền lương, tiền công ngày càng tăng, từ 44,8% năm 2010 lên 57% năm 2021; tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 2,23% năm 2021.
Thông tin trên đề cập đến việc thực hiện chính sách xã hội nào dưới đây?
a) Thực hiện chính sách việc làm, thu nhập và giảm nghèo.
b) Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội.
c) Thực hiện chính sách việc làm, thu nhập và giảm nghèo nhằm tăng cường cơ hội việc làm, đảm bảo thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững cho người dân.
d) Thực hiện chính sách việc làm, thu nhập và giảm nghèo, là trụ cột tạo ra thu nhập, đảm bảo an ninh xã hội cho người dân.
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
--------------------------------------
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
PHẦN I | PHẦN II | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Điều chỉnh hành vi | 4 | 1 | 4 | 0 | 5 | 3 |
Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội | 4 | 7 | 4 | 1 | 3 | 4 |
Phát triển bản thân | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
TỔNG | 8 | 8 | 8 | 1 | 8 | 7 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||||||||||||
Điều chỉnh hành vi | Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội | Phát triển bản thân | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | ||||||||||||
CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ | 3 | 0 | 3 | 0 | ||||||||||||||
Bài 1. Tăng trưởng và phát triển kinh tế | Nhận biết | Nhận biết được bản chất tăng trưởng kinh tế. | 1 | C1 | ||||||||||||||
Thông hiểu | ||||||||||||||||||
Vận dụng | Đưa ra được vai trò quan trong nhất để phát triển kinh tế. Đưa ra được chỉ tiêu phát triển kinh tế | 2 | C8, 18 | |||||||||||||||
CHỦ ĐỀ 2: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ | 4 | 0 | 4 | 0 | ||||||||||||||
Bài 2. Hội nhập kinh tế quốc tế | Nhận biết | Nhận biết được khái niệm hội nhập hoá quốc tế | Đưa ra được cơ sở hội nhập kinh tế quốc tế | 2 | C2, 9 | |||||||||||||
Thông hiểu | Đưa ra được đâu không phải mục tiêu của hội nhập kinh tế, quốc tế | 1 | C17 | |||||||||||||||
Vận dụng | Biết được nội dung không đúng khi nước ta tham gia vào các tổ chức quốc tế | 1 | C19 | |||||||||||||||
CHỦ ĐỀ 3: BẢO HIỂM VÀ AN SINH XÃ HỘI | 6 | 4 | 6 | 4 | ||||||||||||||
Bài 3. Bảo hiểm | Nhận biết | Nhận biết đúng về bảo hiểm | 1 | C3 | ||||||||||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được đối tượng không được hưởng chế độ bảo hiểm | 1 | C10 | |||||||||||||||
Vận dụng | Đưa ra được sự rủi ro khi không tham gia bảo hiểm y tế | 1 | C20 | |||||||||||||||
Bài 4. An sinh xã hội | Nhận biết | Nhận biết được khai niệm an sinh xã hội | 1 | C4 | ||||||||||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được vai trò của an sinh xã hội. Đưa ra được những chính sách xã hội | 1 | 4 | C11 | C4 | |||||||||||||
Vận dụng | Biết được nhiều chính sách an sinh xã hội | 1 | C21 | |||||||||||||||
CHỦ ĐỀ 4: LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH | 3 | 4 | 3 | 4 | ||||||||||||||
Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh | Nhận biết | Nhận biết được khái niệm kế hoạch kinh doanh. | 1 | C5 | ||||||||||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được kế hoạch kinh doanh. Đưa ra được thông tin về ý tưởng kinh doanh | 1 | 1 | C12 | C3a | |||||||||||||
Vận dụng | Đưa ra được kế hoạch kinh doanh cụ thể | Biết được chủ thể kinh doanh | 1 | 3 | C22 | C3b, c, d | ||||||||||||
CHỦ ĐỀ 5: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP | 4 | 4 | 4 | 4 | ||||||||||||||
Bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp | Nhận biết | Nhận biết được khái niệm trách nhiệm xã hội | 1 | C6 | ||||||||||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Xác định được chiến lược phát triển kinh doanh | 2 | C13, 16 | |||||||||||||||
Vận dụng | Biết được trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Đưa ra được trách nhiệm của công ty đối với xã hội | 1 | 4 | C23 | C2 | |||||||||||||
CHỦ ĐỀ 6: QUẢN LÍ THU CHI TRONG GIA ĐÌNH | 4 | 4 | 4 | 4 | ||||||||||||||
Bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình | Nhận biết | Nhận biết được mục đích quản lí thu chi. Nhận biết được mục tiêu tài chính | 1 | 1 | C7 | C1a | ||||||||||||
Thông hiểu | Đưa ra được phản ánh sự cần thiết phải quản lí thu chi trong gia đình. Chỉ ra được đâu không phải nguyên tắc quản lí thu chi trong gia đình. Đưa ra được kế hoạch chi tiêu trong gia đình | 2 | 3 | C14, 15 | C1b, c, d | |||||||||||||
Vận dụng | Đưa ra được nhóm nhu cầu văn hoá tinh thần | 1 | C24 | |||||||||||||||