Đề thi cuối kì 1 kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo (Đề số 4)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo Cuối kì 1 Đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 học kì 1 môn Kinh tế pháp luật 12 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người là
A. thước đo trung bình mức thu nhập một người dân trong quốc gia thu được trong năm.
B. thước đo mức sống người dân của một quốc gia.
C. thước đo về thu nhập của nền kinh tế trong một thời kì nhất định.
D. thước đo sản lượng quốc gia.
Câu 2. Việt Nam đã mở rộng quan hệ hợp tác song phương với bao nhiêu quốc gia trên thế giới?
A. Hơn 170 quốc gia.
B. 168 quốc gia.
C. Hơn 120 quốc gia.
D. 152 quốc gia.
Câu 3. Đâu là khái niệm của bảo hiểm thất nghiệp?
A. Là sự bảo đảm được bù đắp một phần thu nhập, hỗ trọ nghề, duy trì và tìm kiếm việc làm cho người lao động khi bị mất việc làm trên cơ sở đóng góp vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
B. Là hình thức bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm là sức khỏe, thân thể và tính mạng của con người như ốm đau, bệnh tật, tai nạn, thương tật,…
C. Là trách nhiệm hay nghĩa vụ bồi thường.
D. Là hình thức bảo hiểm mà đối tượng của nó là tài sản nhằm bồi thường theiẹt hại cho người được bảo hiểm.
Câu 4. Vai trò của an sinh xã hội đối với sự phát triển kinh tế - xã hội là gì?
A. Giúp nâng cao hiệu quả quản lí xã hội, góp phần xóa đói giảm ghèo, giảm bất bình đẳng,…
B. Được hỗ trợ giải quyết việc làm.
C. Được cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, nước sạch,…
D. Tăng thu nhập cho người yếu thế.
Câu 5. Kế hoạch kinh doanh xác định rõ sứ mệnh, tầm nhìn, chiến lược, công việc dự định thực hiện và cách đạt được:
A. trách nhiệm kinh tế.
B. mục tiêu kinh doanh.
C. trách nhiệm xã hội.
D. mục tiêu xã hội.
Câu 6. Toàn bộ trách nhiệm mà một doanh nghiệp thực hiện đối với xã hội nhằm mang lại ảnh hưởng tích cực đến xã hội, đóng góp cho các mục tiêu xã hội và sự đóng góp cho các mục tiêu xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Tư cách pháp lí của doanh nghiệp.
B. Hoạt động kinh tế của donah nghiệp.
C. Văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp.
D. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Câu 7. Để xây dựng kế hoạch thu, chi hợp lí, mỗi gia đình làm cần mấy bước?
A. Ba bước.
B. Bốn bước.
C. Năm bước.
D. Sáu bước.
Câu 8. Bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc đối tượng nào dưới đây phải tham gia?
A. Người lao động và người sử dụng lao động.
B. Người vừa thất nghiệp.
B. Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên.
C. Người chưa kí hợp đồng lao động.
Câu 9. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế không thể hiện ở chỉ tiêu?
A. Phát triển con người.
B. Tiến bộ xã hội.
C. Tăng trưởng kinh tế.
D. Tỉ lệ hộ nghèo đa chiều.
Câu 10. Đâu không phải là hoạt động kinh tế đối ngoại?
A. Thị trường chung.
B. Đầu tư quốc tế.
C. Các dịch vụ thu ngoại lệ.
D. Thương mại quốc tế.
Câu 11. Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói về bảo hiểm thương mại?
A. Bảo hiểm thương mại nhằm mục tiêu lợi nhuận.
B. Bảo hiểm thương mại là bảo hiểm tự nguyện.
C. Bảo hiểm thương mại do Nhà nước tổ chức thực hiện.
D. Bảo hiểm thương mại bao gồm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe.
Câu 12. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về chính sách bảo hiểm xã hội?
A. Chính sách bảo hiểm xã hội nhằm hỗ trợ người dân phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro khi bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, tai nạn lao động, hết tuổi lao động.
B. Chính sách bảo hiểm xã hội là trụ cột quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội.
C. Chính sách bảo hiểm xã hội được thực hiện nhằm mục đích lợi nhuận.
D. Chính sách bảo hiểm xã hội là cơ sở để thực hiện tốt các chính sách khác trong hệ thống an sinh xã hội.
Câu 13. Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về sự cần thiết của việc kế hoạch kinh doanh?
A. Lập kế hoạch kinh doanh giúp chủ thể kinh doanh nắm bắt tình hình thưucj tế và đưa ra những định hướng trong tương lai.
B. Lập kế hoạch kinh doanh giúp chủ thể kinh doanh xác định được mục tiêu và chiến lược kinh doanh.
C. Lập kế hoạch kinh doanh giúp chủ thể kinh doanh chủ động thực hiện và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh.
D. Lập lế hoạch kinh donah chỉ cần thiết với các chủ thể bắt đầu khởi nghiệp.
Câu 14. Khẳng định nào dưới đây là sai khi nói về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp?
A. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mang tính bắt buộc thực hiện bằng những việc làm cụ thể.
B. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm trách nhiệm bắt buộc và trách nhiệm tự nguyện.
C. Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ mang lại ảnh hưởng tích cực đến xã hội.
D. Thông qua các hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp sẽ ngày càng phát triển.
Câu 15. Đâu không phải là chi thiết yếu trong gia đình?
A. Nhà ở.
B. Ăn uống.
C. Giáo dục.
D. Đầu tư.
Câu 16. Đâu không phải là hoạt động kinh tế đối ngoại?
A. Thị trường chung.
B. Đầu tư quốc tế.
C. Các dịch vụ thu ngoại lệ.
D. Thương mại quốc tế.
Câu 17. Quá trình tăng trưởng kinh tế mà không chú trọng đến phát triển bền vững sẽ tạo ra:
A. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
B. gia tăng tỉ lệ lạm phát.
C. giữ vững ổn định chính trị.
D. phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng.
Câu 18. Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) có hiệu lực từ năm 2009. Phương án nào dưới đây mô tả đúng về cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong Hiệp định này?
A. Song phương.
B. Đa phương.
C. Khu vực.
D. Toàn cầu.
Câu 19. Chị T bị chấm dứt hợp đồng lao động mà đến nay vẫn chưa xin được công việc mới. Chị T đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm nào?
A. Bảo hiểm xã hội bắt buộc.
B. Bảo hiểm thương mại.
C. Bảo hiểm thất nghiệp.
D. Bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Câu 20. Theo quy định, những ai có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Việt Nam?
A. Người lao động có hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên.
B. Mọi người từ đủ 15 tuổi trở lên không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
C. Chỉ có người từ 18 tuổi trở lên.
D. Chỉ có người lao động trong khu vực nhà nước.
Câu 21. Điểm xuất phát từ ý tưởng kinh doanh thông thường xuất phát từ
A. sự may mắn hoặc những phân tích rất cụ thể về khuynh hướng thị trường.
B. kinh nghiệm.
C. những ý kiến chuyên gia.
D. thông qua quá trình đào tạo.
Câu 22. Năm 2022, doanh nghiệp tư nhân đóng góp bao nhiêu % GDP?
A. 50,27 %
B. 51,27 %
C. 52,27 %
D. 53,27 %
Câu 23. Mẹ cho em 150.000 đồng để tổ chức sinh nhật cùng ba người bạn thân. Em nên lựa chọn phương án nào dưới đây chứng tỏ biết sử dụng số tiền đó hiệu quả để có buổi sinh nhật thật vui vẻ và tiết kiệm?
A. Nói các bạn góp tiền thêm để tổ chức sinh nhật cho mình.
B. Không tổ chức sinh nhật nữa, lấy tiền đó chơi điện tử.
C. Không lấy tiền nữa vì mẹ cho ít quá.
D. Rủ các bạn mua đồ về làm bánh, nước ép trái cây.
Câu 24. Anh H kí hợp đồng lao động có thời hạn 1 năm với doanh nghiệp T. Trong trường hợp này, doanh nghiệp T có trách nhiệm tham gia loại hình bảo hiểm nào dưới đây cho anh H?
A. Bảo hiểm xã hội bắt buộc.
B. Bảo hiểm sức khỏe.
C. Bảo hiểm phi nhân thọ.
D. Bảo hiểm nhân thọ.
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Nguyên tắc của tham gia bảo hiểm xã hội là:
a) Vì mục tiêu, lợi nhuận của công ty bảo hiểm.
b) Nhằm mục đích bảo vệ tất cả mọi người.
c) Thực hiện theo quy định của cộng đồng và thể hiện sự kết hợp hài hoà giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội.
d) Nhằm mục đích bảo vệ người lao động, đặc biệt là người làm công ăn lương, được thực hiện theo quy định của pháp luật và thể hiện sự kết hợp hài hoà giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội.
Câu 2. Quyền hưởng an sinh xã hội là:
a) Quyền tự do ngôn luận của công dân.
b) Quyền chính trị của công dân.
c) Quyền con người.
d) Quyền tự do dân chủ của công dân.
Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau
“Một chủ doanh nghiệp thành công đã đưa ra lời khuyên đối với những người chuẩn bị khởi nghiệp như sau: Trước khi kinh doanh một mặt hàng bất kì, điều cần thiết là phải xem đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp xung quanh vị trí khu vực muốn kinh doanh. Hãy đến trực tiếp cửa hàng kinh doanh của họ quan sát các chủng loại mà họ kinh doanh, cách thiết kế, trang trí cửa hàng, giá bán,… và xem mình có thể rút kinh nghiệm và làm tốt hơn đối thủ ở những mặt hàng nào”.
a) Chủ doanh nghiệp muốn nhắc nhở: Thói quen và kinh nghiệm là chìa khoá cho sự thành công của kinh doanh.
b) Chủ doanh nghiệp đang hướng dẫn cho những người chuẩn bị khởi nghiệp kinh doanh xác định được ý tưởng và mục tiêu kinh doanh.
c) Lời khuyên của chủ doanh nghiệp trên không có ý nghĩa bởi mỗi mặt hàng môi trường kinh doanh đều có sự khác biệt.
d) Lời khuyên trên giúp các chủ thể kinh doanh xác định được khách hàng mục tiêu của đơn vị kinh doanh.
Câu 4. Đọc thông tin dưới đây:
Vợ chồng anh P và chị Q đang tìm mua căn nhà đầu tiên của mình. Mặc dù hai người đều có công việc tốt, có khả năng mua căn nhà như mong muốn nhưng họ vẫn muốn đảm bảo việc có thể duy trì các khoản thanh toán thế chấp trong tương lai và lối sống hiện tại. Anh P và chị Q cần thực hiện những việc làm nào để quản lí thu, chi trong gia đình?
a) Xác định mục tiêu tài chính.
b) Ưu tiên chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu.
c) Chi tiêu dựa trên số tiền có sẵn.
d) Chi tiêu cho sở thích của hai vợ chồng.
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
--------------------------------------
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
PHẦN I | PHẦN II | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Điều chỉnh hành vi | 4 | 1 | 4 | 0 | 5 | 3 |
Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội | 4 | 7 | 4 | 1 | 3 | 4 |
Phát triển bản thân | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
TỔNG | 8 | 8 | 8 | 1 | 8 | 7 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||||||||||||
Điều chỉnh hành vi | Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội | Phát triển bản thân | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | ||||||||||||
CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ | 4 | 0 | 4 | 0 | ||||||||||||||
Bài 1. Tăng trưởng và phát triển kinh tế | Nhận biết | Nhận biết được tổng thu nhập bình quân đầu người | 1 | C1 | ||||||||||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được các tiêu chí để chuyển dịch cơ cấu kinh tế | Chỉ ra được đâu không phải hoạt động kinh tế đối ngoại. | 2 | C9, 16 | ||||||||||||||
Vận dụng | Đưa ra được hậu quả của phát triển kinh tế không bền vững | 1 | C17 | |||||||||||||||
CHỦ ĐỀ 2: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ | 3 | 0 | 3 | 0 | ||||||||||||||
Bài 2. Hội nhập kinh tế quốc tế | Nhận biết | Nhận biết được các quan hệ quốc tế ở nước ta | 1 | C2 | ||||||||||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được đâu không phải hoạt động của kinh tế đối ngoại | 1 | C10 | |||||||||||||||
Vận dụng | Chỉ ra được các hiệp định mà nước ta tham gia. | 1 | C18 | |||||||||||||||
CHỦ ĐỀ 3: BẢO HIỂM VÀ AN SINH XÃ HỘI | 8 | 8 | 8 | 8 | ||||||||||||||
Bài 3. Bảo hiểm | Nhận biết | Nhận biết được khái niệm bảo hiểm thất nghiệp | Nhận biết được đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp | 2 | C3, 8 | |||||||||||||
Thông hiểu | Đưa ra được những nguyên tắc tham gia bảo hiểm xã hội | Chỉ ra được khẳng định không đúng về bảo hiểm thương mại | 1 | 4 | C11 | C1 | ||||||||||||
Vận dụng | Đưa ra được những loại bảo hiểm được hưởng sau khi nghỉ làm | Chỉ ra được các loại bảo hiểm đóng cho người lao động. | 2 | C19, 24 | ||||||||||||||
Bài 4. An sinh xã hội | Nhận biết | Nhận biết được vai trò của an sinh xã hội | Nhận biết được quyền hưởng an sinh xã hội | 1 | 1 | C4 | C2c | |||||||||||
Thông hiểu | Đưa ra được nội dung không đúng về chính sách bảo hiểm xã hội. Chỉ ra được các quyền khác của con người | 1 | 3 | C12 | C2a, b, d | |||||||||||||
Vận dụng | Chỉ ra được đối tượng có thể tham gia bảo hiểm | 1 | C20 | |||||||||||||||
CHỦ ĐỀ 4: LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH | 3 | 4 | 3 | 4 | ||||||||||||||
Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh | Nhận biết | Nhận biết được mục tiêu kinh doanh | 1 | C5 | ||||||||||||||
Thông hiểu | Đưa ra được nội dung không đúng khi lập kế hoạch kinh doanh. Đưa ra được kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. | 1 | 4 | C13 | C3 | |||||||||||||
Vận dụng | Đưa ra được điểm xuất phát của ý tưởng kinh doanh | 1 | C21 | |||||||||||||||
CHỦ ĐỀ 5: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP | 3 | 0 | 3 | 0 | ||||||||||||||
Bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp | Nhận biết | Nhận biết được trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp | 1 | C6 | ||||||||||||||
Thông hiểu | Đưa ra được khẳng định sai khi nói về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội | 1 | C14 | |||||||||||||||
Vận dụng | Đưa ra được doanh nghiệp tư nhân đóng góp cho nền kinh tế | 1 | C22 | |||||||||||||||
CHỦ ĐỀ 6: QUẢN LÍ THU CHI TRONG GIA ĐÌNH | 3 | 4 | 3 | 4 | ||||||||||||||
Bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình | Nhận biết | Nhận biết được xác định kế hoạch thu chi trong gia đình | 1 | C7 | ||||||||||||||
Thông hiểu | Xác định được mục tiêu tài chính. | Đưa ra được các mặt hàng không thiết yếu trong gia đình | 1 | 1 | C15 | C4a | ||||||||||||
Vận dụng | Đưa ra được cách quản lí chi tiêu trong gia đình. | Áp dụng được quản lí chi tiêu vào thực tế | 1 | 3 | C23 | C4b, c, d | ||||||||||||