Đề thi giữa kì 2 kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo Giữa kì 2 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 2 môn Kinh tế pháp luật 12 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Đâu là nghĩa vụ của công dân trong học tập?
A. Tuân thủ các quy định của pháp luật về học tập.
B. Được học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với bản thân.
C. Được học tập trong môi trường năng động.
D. Không phân biệt tôn giáo, dân tộc.
Câu 2. Mọi công dân được học từ thấp đến cao, từ mầm non đến tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học theo quy định của pháp luật là thể hiện nội dung nào trong quyền học tập của công dân?
A. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập.
B. Quyền học không hạn chế.
C. Quyền học bất cứ ngành nghề nào.
D. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.
Câu 3. Học tập là
A. quyền của công dân.
B. nghĩa vụ của Nhà nước.
C. quyền và nghĩa vụ của công dân.
D. quyền và nghĩa vụ của chính quyền địa phương.
Câu 4. Mọi công dân không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế là thể hiện nội dung nào trong quyền học tập của công dân?
A. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.
B. Quyền bất cứ ngành nghề nào.
C. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập.
D. Quyền học không hạn chế.
Câu 5. Ý nào sau đây không đúng khi nói về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng?
A. Vợ chồng bình đẳng trong quan hệ thân nhân và quan hệ tài sản.
B. Không có nghĩa vụ tạo điều kiện giúp đỡ nhau phát triển về mọi mặt.
C. Có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
D. Có nghĩa vụ yêu thương, chung thủy, tôn trọng lẫn nhau.
Câu 6. Ý nào sau đây không phải là quyền bình đẳng về cơ hội học tập?
A. Không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính.
B. Không phân biệt đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội.
C. Có quyền học ở các loại hình trường, lớp khác nhau.
D. Giảm học phí cho người học là đối tượng được hưởng chính sách xã hội.
Câu 7. Quyền được tiếp cận và duy trì những lợi ích bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật, dựa trên sự bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử nào, để bảo vệ con người khỏi các hoàn cảnh khó khăn như thất nghiệp, bệnh tật, tuổi già,… là nội dung của quyền nào dưới đây?
A. Quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.
B. Quyền được đảm bảo an sinh xã hội.
C. Quyền bình đẳng.
D. Quyền được làm việc.
Câu 8. Quyền, nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và bảo đảm an sinh xã hội được nghi nhận trong Hiến pháp năm bao nhiêu?
A. Năm 2009. | B. Năm 2013. | C. Năm 2015. | D. Năm 2019. |
Câu 9. Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền được đảm bảo an sinh xã hội của công dân?
A. Khám, chữa bệnh theo yêu cầu.
B. Hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
C. Đảm bảo môi trường sống trong lành.
D. Bí mật thông tin cá nhân.
Câu 10. Đảm bảo an sinh xã hội là
A. chăm sóc sức khỏe người dân.
B. tạo nền kinh tế tiên tiến, phát triển.
C. sự nghiệp của toàn dân.
D. nền tảng để xây dựng một quốc gia ổn định, hạnh phúc.
Câu 11. Ý nào dưới đây không đúng về quyền và nghĩa vụ của công dân trong đảm bảo an sinh xã hội?
A. Công dân có quyền được đảm bảo an sinh xã hội.
B. Được bình đẳng trong bảo đảm an sinh xã hội.
C. Được tham gia vào các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp xã hội.
D. Được lợi dụng các quyền về đảm bảo an sinh xã hội để xâm phậm quyền và lợi ích của người khác.
Câu 12. Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của công nhân?
A. Bình đẳng trong khám, chữa bệnh.
B. Tôn trọng về tính mạng, sức khỏe.
C. Bảo vệ thu nhập trong đời sống.
D. Tố cáo các hành vi sai phạm.
Câu 13. Hành vi nào dưới đây không thể hiện nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ chăm sóc sức khỏe?
A. Ông H đã thực hiện các chỉ định của bác sĩ trong khám, chữa bệnh.
B. Bạn M tố cáo hành vi bán thuốc giả của cửa hàng thuốc A.
C. Chị P đã trung thực trong khai báo y tế.
D. Bà D là người cao tuổi nên không phải chờ khám theo thứ tự quy định.
Câu 14. Hoạt động của các chủ thể thực hiện các biện pháp tích cực để giữ gìn giá trị di sản văn hóa trong cộng đồng và lưu truyền nó theo thời gian là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Sử dụng di sản văn hóa.
B. Bảo vệ di sản văn hóa.
C. Tái tạo di sản văn hóa.
D. Chuyển giao di sản văn hóa.
Câu 15. Theo quy định của pháp luật, công dân có quyền bảo vệ di sản văn hóa trong trường hợp nào dưới đây?
A. Nghiên cứu các di sản văn hóa của đất nước.
B. Tạo điều kiện làm sai lệch các di sản văn hóa.
C. Che giấu địa điểm phát hiện bảo vật quốc gia.
D. Xử lí các hành vi vi phạm về bảo vệ giá trị văn hóa.
Câu 16. Trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, công dân có quyền nào sau đây?
A. Tham gia các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu.
B. Sống trong môi trường trong lành.
C. Đóng góp nghĩa vụ tài chính.
D. Tố cáo các hành vi vi phạm.
Câu 17. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa được quy định tại Hiến pháp năm bao nhiêu?
A. Hiến pháp 2013. | B. Hiến pháp 1946. |
C. Hiến pháp 2021. | D. Hiến pháp 1992. |
Câu 18. Theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa, cá nhân, công dân không có quyền nào dưới đây?
A. Ngăn chặn những hành vi phá hoại di sản văn hóa.
B. Định đoạt việc sử dụng và khai thác di sản văn hóa.
C. Tham gia nghiên cứu giá trị của các di sản văn hóa.
D. Sử hữu hợp pháp giá trị mà di sản văn hóa mang lại.
Câu 19. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa?
A. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa của dân tộc.
B. Tố cáo các hành vi xâm hại di sản văn hóa của dân tộc.
C. Giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được.
D. Tiếp cận, hưởng thụ các di sản văn hóa của dân tộc.
Câu 20. Việc kết hôn phải do
A. bố mẹ quyết định.
B. bên nam quyết định.
C. hai bên nam, nữ tự nguyện quyết định.
D. bên nữ quyết định.
Câu 21. Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ
A. yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con.
B. chỉ dạy và đánh đạp con cái.
C. cho con đi học đến năm 16 tuổi.
D. nuôi nấng và chăm sóc cho con đến hết 14 tuổi.
Câu 22. Đâu là quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ?
A. Có quyền bình đẳng về quan hệ tài sản.
B. Có quyền được cha mẹ thương yêu, tôn trọng.
C. Có quyền thương yêu, tôn trọng ý kiến của con.
D. Có quyền tôn trọng nghề nghiệp của mình.
Câu 23. Theo quy định của pháp luật, trong trường hợp mục đích của hôn nhân không đạt được, công dân được thực hiện quyền nào dưới đây?
A. Tiếp tục duy trì hôn nhân.
B. Không chung sống cùng nhau.
C. Đề nghị Tòa án giải quyết li hôn.
D. Điều chỉnh quy định về hôn nhân.
Câu 24. Theo Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017: Người đang có vợ, có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ có thể bị phạt như thế nào?
A. phạt hành chính từ 30 triệu đến 60 triệu đồng.
B. Phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.
C. phạt hành chính từ 50 triệu đến 100 triệu đồng.
D. Phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm.
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Đọc đoạn thông tin sau đây:
Anh S và chị Q học cùng nhau trường trung học phổ thông. Sau đó, anh S theo bố mẹ snag định cư ở nước ngoài. Khi về thăm quê, anh S có gặp lại chị Q, từ đó hai người trao đổi, liên hệ với nhau qua điện thoại, mạng xã hội, chị Q tỏ ý muốn sang định cư nước ngoài và nhờ anh S giúp bằng cách đồng ý kết hôn giả với chị Q. Hai bên sẽ li hôn sau khi chị Q được nhập quốc tịch ở nước ngoài.
a. Đề nghị của chị Q vi phạm quy định của pháp luật về cưỡng ép kết hôn.
b. Đề nghị của chị Q dựa trên cơ sở tự nguyện và không trái pháp luật.
c. Anh S nên đồng ý giúp chị Q vì hai người là bạn học cùng trường.
d. Anh S nên từ chối giúp chị Q vì đó là hành vi kết hôn, li hôn giả tạo.
Câu 2. Đọc các thông tin sau:
a. Công dân có quyền tùy ý học ở bất cứ trường đại học nào theo sở thích của mình.
b. Học sinh người dân tộc thiểu số được ưu tiên cộng diểm trong các kì xét tuyển đại học là thể hiện quyền bình đẳng học tập.
c. Công dân có quyền học ở các bậc học theo quy định của pháp luật là thể hiện quyền học tập thường xuyên.
d. Học sinh chỉ có nghĩa vụ tôn trọng quyền học tập của bản thân.
Câu 3. Đọc nội dung sau và chọn đáp án đúng hoặc sai vào mỗi a, b, c, d về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an sinh xã hội?
a. Tất cả người lao động đều được hưởng trợ cấp khi gặp khó khăn.
b. Mọi trẻ em đều được nhận trợ cấp hằng tháng của Nhà nước.
c. Tất cả công dân đều được tham gia đóng bảo hiểm tự nguyện.
d. Người dân tộc thiểu số chỉ được Nhà nước hỗ trợ vay vốn để phát triển kinh tế.
Câu 4. Đọc đoạn thông tin sau đây:
Anh A và anh B có hành vi xả dầu thải xuống hồ nơi cung cấp nguồn nước đầu vào cho Nhà máy nước sạch K. Việc làm của anh A và anh B đã làm ảnh hưởng đến hoạt động của nhà máy, đồng thời làm gián đoạn nguồn cung cấp nước, khiến nhiều người dân rơi vào hoàn cảnh thiếu nước sạch để ăn uống, sinh hoạt trong thời gian tới.
a. Người dân có quyền khiếu nại, khởi kiện anh A và anh B.
b. Hành vi của anh A và anh B vi phạm quyền được hưởng an sinh xã hội của con người.
c. Hành vi của anh A và anh B vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
d. Anh A và anh B nên thiết kế phương án xả dầu thải đúng quy trình.
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (2024 – 2025)
GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
--------------------------------------
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
PHẦN I | PHẦN II | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Điều chỉnh hành vi | 02 | 01 | 03 | |||
Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội | 14 | 06 | 01 | 06 | 03 | |
Giải quyết vấn đề và sáng tạo | 04 | |||||
TỔNG | 16 | 6 | 2 | 0 | 6 | 10 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (2024 – 2025)
GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||
Điều chỉnh hành vi | Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội | Giải quyết vấn đề và sáng tạo | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | ||
CHỦ ĐỀ 8: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ VĂN HÓA, XÃ HỘI | ||||||||
Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình | Nhận biết | Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật và tác hại, hậu quả về hành vi vi phạm về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình. | 4 | C20, C21, C22, C23 | ||||
Thông hiểu | Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình trong một số tình huống đơn giản thường gặp. | 1 | 2 | C24 | C1a, C1b | |||
Vận dụng | Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân và gia đình bằng những hành vi phù hợp. | 2 | C1c, C1d | |||||
Bài 11. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập | Nhận biết | Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật và tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm về quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập. | 3 | C1, C2, C3, C4 | ||||
Thông hiểu | Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập trong một số tình huống đơn giản thường gặp. | 1 | 3 | C5 | C2a, C2b, C2c | |||
Vận dụng | Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong học tập. | 1 | 1 | C10 | C2d | |||
Bài 12. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và bảo đảm an sinh xã hội | Nhận biết | Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật và nêu tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe; bảo đảm an sinh xã hội. | 4 | C7, C8, C9, C10 | ||||
Thông hiểu | Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe; bảo đảm an sinh xã hội trong một số tình huống đơn giản thường gặp. | 2 | C11, C12 | |||||
Vận dụng | Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe; bảo đảm an sinh xã hội bằng những hành vi phù hợp. | 1 | 4 | C13 | C3a, C3b, C3c, C3d | |||
Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa, môi trường và tài nguyên thiên nhiên | Nhận biết | Nêu được các quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân và nhận biết tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm trong bảo vệ di sản văn hóa, môi trường và tài nguyên thiên nhiên. | 4 | C14, C15, C16, C17 | ||||
Thông hiểu | Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm đơn giản thường gặp về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa, môi trường và tài nguyên thiên nhiên | 2 | C18, C19 | |||||
Vận dụng | Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa, môi trường và tài nguyên thiên nhiên. | 1 | 4 | C20 | C4a, C4b, C4c, C4d |