Đề thi cuối kì 1 kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo Cuối kì 1 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 học kì 1 môn Kinh tế pháp luật 12 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. GDP là gì?
A. Là thước đo sản lượng của thế giới.
B. Là thước đo sản lượng châu lục.
C. Là thước đo sản lượng quốc gia.
D. Là thước đo sản lượng thành phố.
Câu 2. Đâu là động lực quan trọng thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế?
A. Sự tăng lên của mức sống trung bình của người dân.
B. Sự mong muốn hội nhập của các quốc gia đang phát triển.
C. Sự phát triển của kinh tế thị trường.
D. Sự phát triển của xã hội ở các quốc gia.
Câu 3. Bảo hiểm nhân thọ là gì?
A. Bảo hiểm cho xe cộ.
B. Bảo hiểm tài sản doanh nghiệp.
C. Bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết.
D. Bảo hiểm du lịch.
Câu 4. Năm 2021, số người tham gia bảo hiểm xã hội đạt
A. 15.546,8 nghìn người.
B. 16.546,8 nghìn người.
C. 17.546,8 nghìn người.
D. 18.546,8 nghìn người.
Câu 5. Nội dung cơ bản của một bản kế hoạch kinh doanh gồm một chuỗi các biện pháp, cách thức của chủ thể kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả tối ưu được gọi là:
A. chiến lược kinh doanh.
B. kế hoạch sản xuất.
D. chiến lược đàm phán.
C. kế hoạch tài chính.
Câu 6. Việc doanh nghiệp tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo giúp đỡ những người trong cộng đồng có hoàn cảnh khó kahưn; tham gia các hoạt động công ích xã hội, đóng góp phát triển cộng đồng đề cập đến hình thức trách nhiệm xã hội nào của doanh nghiệp?
A. Trách nhiệm kinh tế.
B. Trách nhiệm pháp lí.
C. Trách nhiệm đạo đức.
D. Trách nhiệm tự nguyện, từ thiện.
Câu 7. Để xây dựng kế hoạch thu, chi hợp lí, mỗi gia đình làm cần mấy bước?
A. Ba bước.
B. Bốn bước.
C. Năm bước.
D. Sáu bước.
Câu 8. Quy định về bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì?
A. Là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau.
B. Là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế.
C. Là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình.
D. Là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
Câu 9. Ý nào dưới đây thể hiện đúng về cơ cấu kinh tế?
A. Là sự lớn lên về quy mô với những thay đổi về cấu trúc nền kinh tế, mang lại những chuyển biến tích cực về xã hội.
B. Là thước đo tổng hợp phản ánh sựu phát triển của con người trên các tiêu chí.
C. Là tiền đề vật chất để củng cố an ninh, quốc phòng, nâng cao vai trò quản lí của Nhà nước, vị thế của quốc gia.
D. Là tổng thể các mối quan hệ giữa các ngành, các lĩnh vực, các bộ phận hợp thành của nền kinh tế quốc gia.
Câu 10. Việt Nam không tham gia vào tổ chức nào dưới đây?
A. WTO
B. AFTA
C. APEC
D. OPEC
Câu 11. Khi nào người lao động được hưởng trợ cấp từ bảo hiểm thất nghiệp?
A. Người lao động phải bị mất việc do tai nạn lao động và không tìm được việc làm mới.
B. Người lao động phải đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ thời gian quy định và đang tích cực tìm kiếm việc làm.
C. Người lao động phải mắc bệnh nghề nghiệp.
D. Người lao động phải nghỉ hưu.
Câu 12. Đâu không phải là kết quả Việt Nam đã đạt được khi thực hiện chính sách đảm bản dịch vụ xã hội cơ bản?
A. Hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.
B. Tỉ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin đạt 87,6%.
C. Quan tâm, đẩy mạnh công tác phát triển nhà ở, nhất là cho người có công và các đối tượng chính sách.
D. Xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo trong xã hội, nâng cao thu nhập bình quân trong mỗi hộ gia đình.
Câu 13. Bản kế hoạch kinh doanh được lập không bao gồm bước nào dưới đây?
A. Xác định ý tưởng kinh doanh.
B. Xác định mục tiêu kinh doanh.
C. Xác định chiến lược kinh doanh.
D. Xác định đơn vị kinh doanh.
Câu 14. Phương án nào đúng khi nói về hình thức thực hiện trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp?
A. Tuân thủ pháp luật về thuế, môi trường, bảo vệ người tiêu dùng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
B. Thực hiện sản xuất kinh doanh sản phẩm, dịch vụ hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận bằng mọi giá.
C. Thực hiện đạo đức kinh doanh; sản xuất sản phẩm, dịch vụ không gây hại cho xã hội và môi trường; đối xử công bằng, khách quan với người lao động.
D. Không ngừng mở rộng quy mô sản xuất để độc chiếm thị trường nhằm quyết định giá bán sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Câu 15. Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về quản lí thu, chi trong gia đình?
A. Lập kế hoạch chi tiêu hằng tháng.
B. Ghi chép khoản thu hằng tháng.
C. Phân loại các khoản chi thiết yếu và không thiết yếu.
D. Phân bố các khoản thu và chi vào các mục đích cụ thể.
Câu 16. Đâu không phải là chi thiết yếu trong gia đình?
A. Nhà ở.
B. Ăn uống.
C. Giáo dục.
D. Đầu tư.
Câu 17. Điều kiện tiên quyết khắc phục sự tụt hậu về kinh tế so với các nước phát triển là nội dung của?
A. Phát triển kinh tế.
B. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
C. Tăng trưởng kinh tế.
D. Chỉ tiêu về tiến bộ xã hội.
Câu 18. Cơ chế chính để thực hiện AFTA là gì?
A. Hiệp định Thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung.
B. Tăng giá trị thuế với tất cả các mặt hàng xuất khẩu.
C. Giảm giá trị thuế với tất cả các mặt hàng xuất khẩu.
D. Hiệp định hợp tác phát triển lâu dài.
Câu 19. Loại chi phí nào dưới đây thuộc nhóm được bảo hiểm y tế giúp chi trả?
A. Mua sắm cá nhân.
B. Khám chữa bệnh và thuốc men.
C. Đầu tư kinh doanh.
D. Mua bảo hiểm xe hơi.
Câu 20. Trước năm 2018, gia đình chị H thuộc diện hộ nghèo. Với sự hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020, chị T đã chịu khó tìm hiểu, vừa làm, vừa học hỏi, vừa rút kinh nghiệm để chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng. Đến nay, gia đình chị T đã vươn lên thoát nghèo, có thu nhập ổn định.
Em hãy cho biết, gia đình chị T đã được hưởng chính sách an sinh xã hội nào?
A. Chính sách trợ giúp xã hội.
B. Chính sách việc làm, thu nhập và giảm nghèo.
C. Chính sách bảo hiểm xã hội.
D. Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản.
Câu 21. Điểm xuất phát từ ý tưởng kinh doanh thông thường xuất phát từ
A. sự may mắn hoặc những phân tích rất cụ thể về khuynh hướng thị trường.
B. kinh nghiệm.
C. những ý kiến chuyên gia.
D. thông qua quá trình đào tạo.
Câu 22. Nhận xét về hành vi của Cửa hàng M trong trường hợp dưới đây:
Cửa hàng M chuyên kinh doanh hoa quả nhập khẩu. Để thu lợi nhuận cao, cửa hàng M đã nhập hoa quả kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ về rồi dán nhãn và quảng cáo là hoa quả nhập khẩu từ châu Âu.
A. Cửa hàng M có ý tưởng kinh doanh độc đáo, sáng tạo.
B. Cửa hàng M biết nắm bắt thời cơ kinh doanh.
C. Cửa hàng M đã thực hiện tốt đạo đức kinh doanh.
D. Cửa hàng M đã vi phạm trách nhiệm kinh tế.
Câu 23. Câu tục ngữ nào sau đây khuyên con người phải quản lí tiền hiệu quả?
A. Hay đi chợ để nợ cho con.
B. Tốt vay dày nợ.
C. Ăn phải dành, có phải kiệm.
D. Của đi thay người.
Câu 24. Chị T bị chấm dứt hợp đồng lao động mà đến nay vẫn chưa xin được công việc mới. Chị T đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm nào?
A. Bảo hiểm xã hội bắt buộc.
B. Bảo hiểm thương mại.
C. Bảo hiểm thất nghiệp.
D. Bảo hiểm xã hội tự nguyện.
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Năm 2020, GNI bình quân đầu người của Việt Nam tăng gần gấp hai lần so với năm 2011. Trong giai đoạn từ 2011 – 2020, trung bình mỗi năm, GNI bình quân đầu người tăng 7%. Trong đó, năm tăng nhiều nhất là năm 2012, tăng 12% so với năm 2011.
a. GNI bình quân đầu người của Việt Nam năm 2020 tăng gấp ba lần so với năm 2011.
b. Năm tăng nhiều nhất về GNI bình quân đầu người trong giai đoạn 2011 – 2020 là năm 2012.
c. GNI bình quân đầu người của Việt Nam năm 2011 tăng 12% so với năm 2012.
d. Nếu GNI bình quân đầu người năm 2011 là 1000 USD, thì năm 2020 GNI bình quân đầu người sẽ vào khoảng 2000 USD.
Câu 2. Công ty chế biến thuỷ sản M bị Hoa Kỳ cáo buộc bán phá giá cá tra. Điều này gây ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp trong nước bởi vì Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam.
a. Công ty chế biến thủy sản M bị Hoa Kỳ cáo buộc bán phá giá cá ba sa.
b. Cáo buộc bán phá giá của Hoa Kỳ đối với công ty chế biến thủy sản M chỉ ảnh hưởng đến công ty M mà không ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác trong nước.
c. Việc bị cáo buộc bán phá giá có thể dẫn đến các biện pháp trừng phạt thương mại từ phía Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến xuất khẩu cá tra của Việt Nam.
d. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam.
Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau:
“Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động được pháp luật quy định: Đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, không được phân biệt đối xử và xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp, không được sử dụng lao động cưỡng bức và lao động trẻ em, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kĩ năng nghề, thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và các bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật”.
a) Doanh nghiệp đối xử bình đẳng, công bằng đối với mọi nhân viên.
b) Doanh nghiệp phải thực hiện tất cả các loại bảo hiểm cho các nhân viên.
c) Doanh nghiệp phải thường xuyên tổ chức khám sức khoẻ và bảo đảm điều kiện làm việc cho nhân viên.
d) Doanh nghiệp phải chi trả lương đầy đủ và đúng kì hạn cho nhân viên.
Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau:
“Mặc dù thực tế có nhiều cửa hàng kinh doanh sản phẩm cùng loại, nhưng với ý tưởng tốt, vận dụng những kinh nghiệm thành công trên thị trường, xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doạnh bài bản, không cần quá nhiều vốn vẫn tạo nguồn thu nhập ổn định cho chủ thể và kinh doanh thành công”.
a) Ý tưởng chiến lược.
b) Chiến lược kinh doanh.
c) Sự cần thiết của việc xây dựng kế hoạch kinh doanh.
d) Bí quyết dẫn đến thành công của chủ thể kinh doanh.
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
--------------------------------------
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
PHẦN I | PHẦN II | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Điều chỉnh hành vi | 4 | 1 | 4 | 0 | 5 | 3 |
Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội | 4 | 7 | 4 | 1 | 3 | 4 |
Phát triển bản thân | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
TỔNG | 8 | 8 | 8 | 1 | 8 | 7 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||||||||||||
Điều chỉnh hành vi | Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội | Phát triển bản thân | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | ||||||||||||
CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ | 3 | 4 | 3 | 4 | ||||||||||||||
Bài 1. Tăng trưởng và phát triển kinh tế | Nhận biết | Nhận biết được khái niệm GDP | 1 | C1 | ||||||||||||||
Thông hiểu | Đưa ra được nội dung đúng về cơ cấu kinh tế. Đưa ra được sự phát triển và tăng trưởng kinh tế ở nước ta. | 1 | 4 | C9 | C1 | |||||||||||||
Vận dụng | Đưa ra được điều kiện khắc phục sự tụt hậu về mặt kinh tế | 1 | C17 | |||||||||||||||
CHỦ ĐỀ 2: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ | 3 | 4 | 3 | 4 | ||||||||||||||
Bài 2. Hội nhập kinh tế quốc tế | Nhận biết | Nhận biết được động lực quan trọng trong thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế | 1 | C2 | ||||||||||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được các tổ chức mà nước ta không tham gia | 1 | C10 | |||||||||||||||
Vận dụng | Đưa ra được cơ chế của một số tổ chức | Đưa ra được những chính sách để hội nhập kinh tế quốc tế | 1 | 4 | C18 | C2 | ||||||||||||
CHỦ ĐỀ 3: BẢO HIỂM VÀ AN SINH XÃ HỘI | 8 | 0 | 8 | 0 | ||||||||||||||
Bài 3. Bảo hiểm | Nhận biết | Nhận biết được khái niệm bảo hiểm nhân thọ | Nhận biết được các quy định về bảo hiểm xã hội bắt buộc. | 2 | C3, 8 | |||||||||||||
Thông hiểu | Đưa ra được thời gian người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp. | 1 | C11 | |||||||||||||||
Vận dụng | Những nhóm được bảo hiểm y tế chi trả. | Áp dụng được các bài học vào thực tiễn | 2 | C19, 24 | ||||||||||||||
Bài 4. An sinh xã hội | Nhận biết | Nhận biết được số người tham gia bảo hiểm | 1 | C4 | ||||||||||||||
Thông hiểu | Đưa ra được kết quả khu thực hiện chính sách đảm bảo dịch vụ xã hội cơ bản | 1 | C12 | |||||||||||||||
Vận dụng | Đưa ra được các chính sách xã hội của gia đình chị T | 1 | C20 | |||||||||||||||
CHỦ ĐỀ 4: LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH | 3 | 4 | 3 | 4 | ||||||||||||||
Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh | Nhận biết | Nhận biết được nội dung cơ bản của một bản kế hoạch. Nhận biết được ý tưởng kinh doanh | 1 | 1 | C5 | C4a | ||||||||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được các bước lập kế hoạch kinh doanh. Xây dựng kế hoạch kinh doanh | 1 | 3 | C13 | C4b, c, d | |||||||||||||
Vận dụng | Đưa ra được điểm xuất phát của ý tưởng kinh doanh | 1 | C21 | |||||||||||||||
CHỦ ĐỀ 5: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP | 3 | 4 | 3 | 4 | ||||||||||||||
Bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp | Nhận biết | Nhận biết được hình thức xã hội của doanh nghiệp. | 1 | C6 | ||||||||||||||
Thông hiểu | Đưa ra được trách nhiệm của doanh nghiệp. | Đưa ra các đạo đức trong doanh nghiệp | 1 | 1 | C14 | C3a | ||||||||||||
Vận dụng | Những trách nhiệm của doanh nghiệp. | Đưa ra được chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. | 1 | 3 | C22 | C3b, c, d | ||||||||||||
CHỦ ĐỀ 6: QUẢN LÍ THU CHI TRONG GIA ĐÌNH | 4 | 0 | 4 | 0 | ||||||||||||||
Bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình | Nhận biết | Nhận biết được các bước xây dựng kế hoạch thu chi trong gia đình | 1 | C7 | ||||||||||||||
Thông hiểu | Nhận định đúng về thu chi trong gia đình. Các món không phải thiết yếu trong gia đình | 2 | C15, 16 | |||||||||||||||
Vận dụng | Đưa ra được câu ca dao tục ngự về quản lí chi tiêu | 1 | C23 | |||||||||||||||