Đề thi giữa kì 2 kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo (Đề số 4)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo Giữa kì 2 Đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 giữa kì 2 môn Kinh tế pháp luật 12 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo

SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………   Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng. 

Câu 1. Hoạt động của các chủ thể thực hiện các biện pháp tích cực để giữ gìn giá trị di sản văn hóa trong cộng đồng và lưu truyền nó theo thời gian là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Sử dụng di sản văn hóa.

B. Bảo vệ di sản văn hóa.

C. Tái tạo di sản văn hóa.

D. Chuyển giao di sản văn hóa.

Câu 2. Để bảo vệ môi trường, hành vi nào dưới đây của công dân bị nghiêm cấm?

A. Bồi thường thiệt hại theo quy định.

B. Trồng cây phủ xanh đất trồng.

C. Xử lí rác thải nơi tập kết.

D. Chôn lấp chất độc, chất phóng xạ.

Câu 3. Theo quy định của pháp luật, công dân có quyền bảo vệ di sản văn hóa trong trường hợp nào dưới đây?

A. Nghiên cứu các di sản văn hóa của đất nước.

B. Tạo điều kiện làm sai lệch các di sản văn hóa.

C. Che giấu địa điểm phát hiện bảo vật quốc gia.

D. Xử lí các hành vi vi phạm về bảo vệ giá trị văn hóa.

Câu 4. Trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, công dân có quyền nào sau đây?

A. Tham gia các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu.

B. Sống trong môi trường trong lành.

C. Đóng góp nghĩa vụ tài chính.

D. Tố cáo các hành vi vi phạm.

Câu 5. Theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa, cá nhân, công dân không có quyền nào dưới đây?

A. Ngăn chặn những hành vi phá hoại di sản văn hóa.

B. Định đoạt việc sử dụng và khai thác di sản văn hóa.

C. Tham gia nghiên cứu giá trị của các di sản văn hóa.

D. Sử hữu hợp pháp giá trị mà di sản văn hóa mang lại.

Câu 6. Hành vi nào dưới đây thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?

A. Sử dụng tiết kiệm điện, nước, khoáng sản,… 

B. Săn bắn, buôn bán động vật quý hiếm.

C. Dùng mìn, kích điện để đánh bắt cá.

D. Phá rừng nguyên sinh để trồng cà phê.

Câu 7. Quyền được tiếp cận và duy trì những lợi ích bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật, dựa trên sự bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử nào, để bảo vệ con người khỏi các hoàn cảnh khó khăn như thất nghiệp, bệnh tật, tuổi già,… là nội dung của quyền nào dưới đây?

A. Quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.

B. Quyền được đảm bảo an sinh xã hội.

C. Quyền bình đẳng.

D. Quyền được làm việc.

Câu 8. Đảm bảo an sinh xã hội là

A. chăm sóc sức khỏe người dân.

B. tạo nền kinh tế tiên tiến, phát triển.

C. sự nghiệp của toàn dân.

D. nền tảng để xây dựng một quốc gia ổn định, hạnh phúc.

Câu 9. Sức khỏe là vốn quý của con người, là quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong

A. Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989.

B. Luật Khám, chữa bệnh năm 2023.

C. Hiến pháp năm 2013.

D. Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Câu 10. Điều nào dưới đây thuộc Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014?

A. Quyền của người lao động.

B. Quyền được lựa chọn trong khám bệnh, chữa bệnh.

C. Quyền của người học.

D. Quyền, nghĩa vụ của anh, chị, em.

Câu 11. Ý nào dưới đây nói không đúng về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe?

A. Công dân có quyền được bảo vệ chăm sóc sức khỏe.

B. Công dân có quyền được bình đẳng trong khám bệnh, chữa bệnh.

C. Công dân không được tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật tron khám bệnh, chữa bệnh.

D. Công dân phải tôn trọng người làm việc trong các cơ sở khám, chữa bệnh.

Câu 12. Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của công nhân?

A. Bình đẳng trong khám, chữa bệnh.

B. Tôn trọng về tính mạng, sức khỏe.

C. Bảo vệ thu nhập trong đời sống.

D. Tố cáo các hành vi sai phạm.

Câu 13. Hành vi nào dưới đây thể hiện quyền của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe?

A. Anh V là cán bộ ý tế đã hướng dẫn đầy đủ các thủ tục nhập viện cho bệnh nhân.

B. Chị P đã bán chiếc xe máy thuộc sở hữu của mình cho một người khác.

C. Bà C đã có những góp ý nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cho bệnh viện.

D. Bạn B là sinh viên được tham gia đóng bảo hiểm xã hội.

Câu 14. Mọi công dân không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế là thể hiện nội dung nào trong quyền học tập của công dân?

A. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.

B. Quyền bất cứ ngành nghề nào.

C. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập.

D. Quyền học không hạn chế.

Câu 15. Theo quy định của pháp luật, học sinh trung học phổ thông thuộc hộ nghèo được hỗ trợ chi phí học tập. Điều đó thể hiện nội dung nào dưới đây trong quyền học tập của công dân?

A. Học thường xuyên, học suốt đời.

B. Bình đẳng về cơ hội học tập.

C. Học không hạn chế.

D. Học bất cứ ngành, nghề nào.

Câu 16. Học tập là

A. quyền của công dân.

B. nghĩa vụ của Nhà nước.

C. quyền và nghĩa vụ của công dân.

D. quyền và nghĩa vụ của chính quyền địa phương.

Câu 17. Mọi công dân được học từ thấp đến cao, từ mầm non đến tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học theo quy định của pháp luật là thể hiện nội dung nào trong quyền học tập của công dân?

A. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập.

B. Quyền học không hạn chế.

C. Quyền học bất cứ ngành nghề nào.

D. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.

Câu 18. Ý nào sau đây không phải là quyền bình đẳng về cơ hội học tập?

A. Không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính.

B. Không phân biệt đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội.

C. Có quyền học ở các loại hình trường, lớp khác nhau.

D. Giảm học phí cho người học là đối tượng được hưởng chính sách xã hội.

Câu 19. Hành vi nào dưới đây không thể hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập?

A. Trường trung học phổ thông A đã xây dựng và thực hiện chương chình định hướng nghề nghiệp cho học sinh, đặc biệt là học sinh khuyết tật.

B. Bạn G đã giúp bạn N cùng lớp để bạn N học tốt môn Tiếng Anh.

C. Anh D là sinh viên của trường đại học X đã tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội.

D. Trường đại học B quyết định tuyển thẳng bạn K là học sinh đội tuyển Olympic Hóa học quốc tế.

Câu 20. Đâu là quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ?

A. Có quyền bình đẳng về quan hệ tài sản.

B. Có quyền được cha mẹ thương yêu, tôn trọng.

C. Có quyền thương yêu, tôn trọng ý kiến của con.

D. Có quyền tôn trọng nghề nghiệp của mình.

Câu 21. Theo quy định của pháp luật, trong trường hợp mục đích của hôn nhân không đạt được, công dân được thực hiện quyền nào dưới đây?

A. Tiếp tục duy trì hôn nhân.

B. Không chung sống cùng nhau.

C. Đề nghị Tòa án giải quyết li hôn.

D. Điều chỉnh quy định về hôn nhân.

Câu 22. Việc kết hôn phải do

A. bố mẹ quyết định.

B. bên nam quyết định.

C. hai bên nam, nữ tự nguyện quyết định.

D. bên nữ quyết định.

Câu 23. Công dân chỉ được phép kết hôn khi

A. đủ 20 tuổi trở nên đối với nam và đủ 18 tuổi trở nên đối với nữ.

B. đủ 21 tuổi trở nên đối với nam và đủ 19 tuổi trở nên đối với nữ.

C. đủ 22 tuổi trở nên đối với nam và đủ 10 tuổi trở nên đối với nữ.

D. đủ 19 tuổi trở nên đối với nam và đủ 17 tuổi trở nên đối với nữ.

Câu 24. Ý nào sau đây nói không đúng về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân?

A. Công dân chỉ được phép kết hôn khi đủ 20 tuổi trỏe nên đối với nam và đủ 19 tuổi đối với nữ.

B. Các hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc cản trở trong kết hôn bị pháp luật nghiêm cấm, nếu vi phạm, công dân sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lsi tương ứng.

C. Việc đăng kí kết hôn phải được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

D. Công dân có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật trong kết hôn, li hôn; phải tôn trọng quyền kết hôn, li hôn của người khác.

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Đọc đoạn thông tin sau đây

         Chị V có chuỗi cửa hàng kinh doanh trang sức. Vì thu nhập của chồng thấp hơn cúa mình nên chị V tự cho mình quyền quyết định mọi công việc trong gia đình mà không bàn bạc với chồng. Nhiều lần, chị V yêu cầu chồng nghỉ việc ở công ty để hỗ trợ mình trong kinh doanh nhưng chồng chị không đồng ý. Mỗi lần bàn bạc đến vấn đề này, vợ chồng chị đều phát sinh tranh cãi. 

a. Chị V không có quyền yêu cầu chồng nghỉ việc ở công ty để hỗ trợ mình trong công việc.  

b. Chị V có quyền quyết định mọi công việc trong gia đình theo luật hôn nhân và gia đình.  

c. Vợ chồng chị V nên thảo luận và phân chia công việc trong gia đình một cách hợp lý.  

d. Vợ chồng chị V có nghĩa vụ hỗ trợ, tạo điều kiện và giúp đỡ nhau trong công việc và có quyền bình đẳng trong việc quyết định công việc của gia đình.  

Câu 2. Đọc các thông tin sau:  

       Bạn H là một người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng sâu, vùng xa. Gia đình bạn H có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nhưng bạn luôn cố gắng học tập thật tốt. Nhà trường nơi bạn H học đã miễn giảm học phí và hỗ trợ sách vở cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn như bạn.

a. Việc nhà trường miễn giảm học phí và hỗ trợ sách vở cho bạn H là việc làm thể hiện việc tôn trọng và đảm bảo quyền được học tập của công dân. 

b. Bạn H không thuộc diện được xét miễn giảm học phí và hỗ trợ sách vở. 

c. Việc bạn H cố gắng học tập thể hiện quyền và nghĩa vụ của bạn trong học tập. 

d. Việc nhà trường miễn giảm học phí và hỗ trợ sách vở cho bạn H là vi phạm quyền bình đẳng trong giáo dục. 

Câu 3. Đọc thông tin sau đây: 

        Anh M là một người lao động tự do, thu nhập không ổn định. Trong một lần tai nạn lao động, anh M bị gãy chân và phải nhập viện điều trị. Gia đình anh gặp rất nhiều khó khăn trong việc chi trả viện phí. Biết được hoàn cảnh của anh M, chính quyền địa phương đã hỗ trợ một phần chi phí điều trị và kết nối anh với các tổ chức từ thiện để được giúp đỡ thêm. 

a. Việc chính quyền địa phương hỗ trợ anh M thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với những người có hoàn cảnh khó khăn. 

b. Anh M có quyền được hưởng chính sách hỗ trợ từ chính quyền địa phương. 

c. Anh M được đảm bảo quyền được hưởng an sinh xã hội. 

d. Nhà nước không cần có trách nhiệm đối với người lao động tự do. 

Câu 4. Đọc đoạn thông tin sau đây: 

      Các di sản văn hoá đã được đặt dưới sự bảo hộ của Luật Di sản văn hoá và các công ước của UNESCO mà Việt Nam đã tham gia. Trong số gần 4 triệu hiện vật đang lưu giữ trong các bảo tàng công lập, bảo tàng ngoài công lập và các bộ , tập tư nhân có 238 hiện vật và nhóm hiện vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. Từ năm 2015 – 2022, đã có 131 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân và 1 507 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.

Luật Di sản văn hoá cho phép tư nhân/chủ sở hữu sưu tập hiện vật xây dựng bảo tàng ngoài công lập, tư nhân hiến tặng cổ vật cho các bảo tàng công lập.

Nhà nước đã đầu tư những khoản ngân sách khá lớn cho mục tiêu bảo tồn di sản văn hoá. Ngoài ra, phải kể tới hàng nghìn tỉ đồng được huy động từ sự tự nguyện đóng góp của cộng đồng cư dân các địa phương cũng như vốn hỗ trợ từ UNESCO.

(Theo baochinhphu.vn)

a. Quyền của công dân về bảo vệ di sản văn hoá thể hiện ở việc 238 hiện vật và nhóm hiện vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. 

b. Việc phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân và danh hiệu Nghệ nhân ưu tủ nằm ngoài lĩnh vực về bảo vệ di sản văn hoá.

c. Pháp luật cho phép tư nhân sưu tập hiện vật xây dựng bảo tàng ngoài công lập là để tạo cơ hội cho người dân được tiếp cận và hưởng thụ các giá trị di sản văn hoá.

d. Pháp luật quy định cộng đồng cư dân các địa phương có nghĩa vụ tự nguyện đóng góp hàng nghìn tỉ đồng cho mục tiêu bảo tồn di sản văn hoá.

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (2024 – 2025)

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12  –  CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

--------------------------------------

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Thành phần năng lực

Cấp độ tư duy

PHẦN I

PHẦN II

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Điều chỉnh hành vi 

02

01

03

Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội 

14

06

01

06

03

Giải quyết vấn đề và sáng tạo

04

TỔNG

16

6

2

0

6

10

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (2024 – 2025)

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Nội dung

Cấp độ

Năng lực

Số ý/câu

Câu hỏi

Điều chỉnh hành vi 

Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội 

Giải quyết vấn đề và sáng tạo 

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai

(số ý)

TN nhiều đáp án

(số ý)

 TN đúng sai 

(số ý)

CHỦ ĐỀ 8: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ VĂN HÓA, XÃ HỘI

Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình

Nhận biết

Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật và tác hại, hậu quả về hành vi vi phạm về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình. 

4

C20, C21, C22, C23

Thông hiểu

Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình trong một số tình huống đơn giản thường gặp. 

1

2

C24

C1a, C1b

Vận dụng

Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân và gia đình bằng những hành vi phù hợp. 

2

C1c, C1d

Bài 11. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập

Nhận biết 

Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật và tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm về quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập. 

4

C14, C15, C16, C17

Thông hiểu 

Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập trong một số tình huống đơn giản thường gặp.  

1

1

C18

C2b

Vận dụng 

Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong học tập. 

1

3

C19

C2a, C2c, C2d

Bài 12. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và bảo đảm an sinh xã hội 

Nhận biết 

Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật và nêu tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe; bảo đảm an sinh xã hội. 

4

C7, C8, C9, C10

Thông hiểu

Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe; bảo đảm an sinh xã hội trong một số tình huống đơn giản thường gặp. 

2

2

C11, C12

C3b, C3c

Vận dụng 

Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe; bảo đảm an sinh xã hội bằng những hành vi phù hợp.   

1

2

C13

C3a, C3d

Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa, môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Nhận biết 

Nêu được các quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân và nhận biết tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm  trong bảo vệ di sản văn hóa, môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 

4

C1, C2, C3, C4

Thông hiểu 

Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm đơn giản thường gặp về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa, môi trường và tài nguyên thiên nhiên

2

1

C5, C6

C4b

Vận dụng

Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa, môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 

3

C4a, C4c, C4d

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Kinh tế pháp luật 12 Chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay