Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo Cuối kì 1 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 học kì 1 môn Tiếng Việt 5 chân trời này bao gồm: đọc hiểu, luyện từ và câu, tập làm văn, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG TH………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
TIẾNG VIỆT 5 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Tiếng sáo diều
Không biết tự bao giờ, mùa hạ in đậm trong tôi. Đó là mùa của những cánh diều no gió, mùa của những tâm hồn khát vọng tuổi thơ.
Mỗi buổi chiều, khi những tia nắng chói chang tắt dần cũng là lúc tụi trẻ chúng tôi ùa ra cánh đồng, tung lên trời những cánh diều nhỏ. Xếp lại những lo toan bài vở, chúng tôi đau đáu nhìn theo những cánh diều trên bầu trời cao rộng. Thả diều trong buổi chiều lộng gió, được lắng nghe tiếng sáo vi vu hòa lẫn tiếng hò reo của bọn trẻ. Chẳng có bản nhạc của một nghệ sĩ thiên tài nào có thể so sánh nổi bản nhạc ấy của đồng quê. Tiếng sáo ấy trong và thanh như tiếng gọi của mùa hè, tiếng gọi của những tâm hồn đi tìm về kí ức tuổi thơ.
Tôi xa cánh diều tuổi thơ đã khá lâu... Tiếng sáo diều vẫn len lỏi trong từng giấc mơ tôi, gợi về một miền kí ức.
Một mùa hè lại đến. Tôi khoác ba lô về thăm quê với tiếng sáo diều giục giã. Tôi bắt gặp hình ảnh những cậu bé đang mải mê vót nan tre uốn cánh diều giống tôi ngày trước. Bất chợt, tiếng sáo diều vi vút lên ngân nga trê cánh đồng yên ả khiến tôi sững người. Tôi đã nhận ra bao điều trong tiếng sáo ấy... Ôi, sáo diều... Có lẽ sẽ theo tôi suốt cả cuộc đời này.
Nguyễn Anh Tuấn
Câu 1 (0,5 điểm). Dựa vào đoạn văn, em hãy cho biết, tiếng sáo diều được so sánh với hình ảnh nào?
A. Tiếng nhạc của một nghệ sĩ thiên tài.
B. Tiếng gọi của mùa xuân.
C. Tiếng kêu của chim trong mùa thu.
D. Tiếng cười của trẻ thơ.
Câu 2 (0,5 điểm). Tác giả cảm nhận tiếng sáo diều như thế nào trong đoạn cuối?
A. Tiếng sáo diều khiến tác giả cảm thấy vui vẻ.
B. Tiếng sáo diều khiến tác giả buồn và cô đơn.
C. Tiếng sáo diều làm tác giả nhớ về quê hương.
D. Tiếng sáo diều khiến tác giả thấy lạ lẫm, không quen.
Câu 3 (0,5 điểm). Tại sao tác giả lại nói "Tiếng sáo diều sẽ theo tôi suốt cả cuộc đời này"?
A. Vì tiếng sáo diều giúp tác giả có những sáng tác hay.
B. Vì tiếng sáo diều là một ký ức đẹp không thể quên.
C. Vì tiếng sáo diều là một phần của quê hương tác giả.
D. Vì tiếng sáo diều gắn liền với những ngày hè vui vẻ.
Câu 4 (0,5 điểm). Thông điệp chính mà tác giả muốn gửi gắm qua bài "Tiếng sáo diều" là gì?
A. Quê hương luôn có sức hút đặc biệt, giúp ta tìm lại chính mình khi xa cách.
B. Tiếng sáo diều là âm thanh của mùa hè, đem lại niềm vui và sự tự do.
C. Mùa hè là khoảng thời gian tươi đẹp và đáng nhớ trong cuộc đời mỗi người.
D. Những kỷ niệm tuổi thơ là những ký ức đẹp, gắn liền với quê hương và không thể quên.
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm). Chọn và điền các kết từ vào chỗ trống:
mà, nếu, thì, cho nên |
a) Đây là cuốn sách _______ tôi đã đọc vào năm ngoái.
b) Bạn không thể thành công _______ không cố gắng hết mình.
c) Cô ấy làm việc rất chăm chỉ, _______ cô ấy đạt được thành tích xuất sắc.
d) Trong khi tôi đang làm bài tập, _______ em trai tôi chơi game.
Câu 6 (2,0 điểm). Chọn từ đồng nghĩa với "cộng đồng" trong các câu sau:
1) Một _______ đoàn kết sẽ luôn phát triển vững mạnh.
A. nhóm
B. xã hội
C. tổ chức
D. gia đình
2) Trong buổi hội thảo, mọi người đều chia sẻ về vấn đề _______ trong xã hội.
A. cộng đồng
B. gia đình
C. nhóm
D. học sinh
B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)
Câu 7: Viết bài văn (4,0 điểm)
Đề bài: Em hãy viết bài văn kể lại một câu chuyện mà em thích bằng đóng vai nhân vật trong câu chuyện ấy.
BÀI LÀM
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
TRƯỜNG TH .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Chủ đề/ Bài học | Mức độ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 1 | 2 | 1 | 4 | 0 | 2,0 | |||
Luyện từ và câu | 1 | 1 | 0 | 2 | 4,0 | ||||
Luyện viết bài văn | 1 | 0 | 1 | 4,0 | |||||
Tổng số câu TN/TL | 2 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 4 | 3 | 7 câu/10đ |
Điểm số | 1,0 | 2,0 | 0,5 | 2,0 | 0,5 | 4,0 | 2,0 | 8,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 3,0 30% | 2,5 25% | 4,5 45% | 10,0 100% | 10,0 |
TRƯỜNG TH .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
A. TIẾNG VIỆT | ||||||
Từ câu 1 – Câu 4 | 4 | |||||
1. Đọc hiểu văn bản | Nhận biết | - Xác định được hình ảnh tiếng sáo diều được so sánh. | 1 | C1 | ||
Kết nối | - Hiểu được ý nghĩa tiếng sáo diều ở đoạn cuối. - Hiểu được ý nghĩa của tiếng sáo sẽ đi theo tôi suốt cả đời. | 2 | C2, C3 | |||
Vận dụng | - Nắm được thông điệp của bài thơ mà tác giả gửi gắm. | 1 | C4 | |||
Câu 5 – Câu 6 | 2 | |||||
2. Luyện từ và câu | Nhận biết | - Tìm được kết từ phù hợp trong mỗi câu. | 1 | C5 | ||
Kết nối | - Chọn được từ ngữ phù hợp. | 1 | C6 | |||
B. TẬP LÀM VĂN | ||||||
Câu 7 | 1 | |||||
2. Luyện viết bài văn | Vận dụng | - Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài). - Kể lại được câu chuyện bằng lời của em. - Vận dụng được các kiến thức đã học để kể lại câu chuyện. - Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn. | 1 | C7 |