Đề thi cuối kì 1 vật lí 12 cánh diều (Đề số 1)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Vật lí 12 cánh diều Cuối kì 1 Đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 học kì 1 môn Vật lí 12 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, câu hỏi trả lời ngắn, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án vật lí 12 cánh diều
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
VẬT LÍ 12 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Công thức liên hệ hằng số Boltzmann với số Avogadro và hằng số khí lí tưởng là
A. . B. . C. . D. .
Câu 2. Chất khí được cấu tạo từ các phân tử có đặc điểm gì?
A. Chuyển động hỗn loạn, không ngừng.
B. Chuyển động không ngừng quanh vị trí cân bằng luôn luôn thay đổi.
C. Chuyển động không ngừng quanh vị trí cân bằng cố định.
D. Chuyển động hỗn loạn quanh các phân tử rất xa nhau.
Câu 3. Nguyên nhân chất khí gây áp suất lên thành bình là do
A. nhiệt độ. B. va chạm. C. khối lượng chất. D. thể tích bình.
Câu 4. Hiện tượng nào sau đây không thể hiện rõ thuyết động học phân tử?
A. Không khí nóng thì nổi lên cao, không khí lạnh chìm xuống trong bầu khí quyển
B. Mùi nước hoa lan toà trong một căn phòng kín.
C. Chuyển động hỗn loạn của các hạt phấn hoa trong nước yên lặng
D. Cốc nước được nhỏ mực, sau một thời gian có màu đồng nhất.
Câu 5. Khi quan sát các hạt khói chuyển động lơ lửng trong không khí thì
A. chuyển động của các phân tử không khí được gọi là chuyển động Brown.
B. chuyển động của các hạt khói được gọi là chuyển động Brown.
C. chuyển động của cả các hạt khói và các phân tử không khí đều được gọi là chuyển động Brown.
D. chuyển động chậm của các hạt khói được gọi là chuyển động Brown, chuyển động nhanh của chúng được gọi là chuyển động của phân tử.
Câu 6. Nhóm các thông số trạng thái của một lượng khí xác định là
A. Áp suất, nhiệt độ, thể tích. B. Áp suất, nhiệt độ, khối lượng.
C. Khối lượng, nhiệt độ, thể tích. D. Khối lượng, áp suất, thể tích.
Câu 7. Lượng khí ở trạng thái cân bằng khi nào?
A. Khi thể tích, nhiệt độ của khối khí thay đổi và áp suất không đổi.
B. Khi thể tích, áp suất khối khí thay đổi và nhiệt độ không đổi.
C. Khi áp suất, nhiệt độ khối khí thay đổi và thể tích không đổi.
D. Khi thể tích, nhiệt độ và áp suất của khối khí không thay đổi.
Câu 8. Thể tích, áp suất và nhiệt độ của một lượng khí được gọi là gì?
A. Thông số trạng thái. B. Hằng số trạng thái.
C. Hệ số trạng thái. D. Biến số trạng thái.
Câu 9. Dựa vào đồ thị Hình 2.1 , hệ thức nào sau đây là đúng?
A. .
B. .
C. .
D. .
Câu 10. Mối liên hệ giữa áp suất, thể tích và nhiệt độ của một lượng khí trong quá trình nào dưới đây không được xác định bằng phương trình trạng thái của khí lí tưởng?
A. Làm nóng một lượng khí trong một bình đậy kín;
B. Làm nóng một lượng khí trong một bình không đậy kín;
C. Làm nóng một lượng khí trong xilanh kín có pít-tông làm khí nóng lên, nở ra, đẩy pít-tông di chuyển;
D. Dùng tay bóp méo quả bóng bay.
Câu 11. Áp suất do các phân tử khí tác dụng lên thành bình chứa tỉ lệ nghịch với
A. số phân tử khí trong một đơn vị thể tích.
B. khối lượng của mỗi phân tử khí.
C. khối lượng riêng của chất khí.
D. thể tích bình chứa.
Câu 12. Biểu thức chất khí tác dụng lên thành bình là:
A. B.
C. D.
Câu 13. Hằng số Boltzmann có giá trị bằng
A. 1,38.10-20 J/K. B. 1,38.10-22 J/K.
C. 1,38.10-21 J/K. D. 1,38.10-23 J/K.
Câu 14. Hệ quả nào sau đây không đúng khi nói về mối quan hệ giữa động năng phân tử và nhiệt độ?
A. Các khí có bản chất khác nhau, khối lượng khác nhau nhưng nhiệt độ như nhau thì động năng trung bình của các phân tử bằng nhau.
B. Động năng trung bình của phân tử khí càng lớn thì nhiệt độ của khí càng cao.
C. Người ta coi nhiệt độ tuyệt đối là số đo động năng trung bình của phân tử theo một đơn vị khác.
D. Các phân tử chuyển động hỗn loạn nên tốc độ của các phân tử bằng nhau.
Câu 15. Phát biểu nào sau đây không đúng với nội dung áp suất khí theo mô hình động học phân tử?
A. Chuyển động của phân tử khí trước và sau khi va chạm với thành bình là chuyển động thẳng đều.
B. Độ biến thiên động của phan tử do va chạm với thành bình có độ lớn 2mv.
C. Áp suất chất khí theo mô hình động học phân tử là
D. Các phân tử chuyển động hỗn loạn nên tốc độ của các phân tử không bằng nhau.
Câu 16. Có khí nitrogen đựng trong một xilanh kín. Nếu nhiệt độ của khí là , áp suất là , thể tích của khí là bao nhiêu? .
A. B.
C. D.
Câu 17. Trong một quá trình đẳng áp, người ta thực hiện công là làm một lượng khí có thể tích thay đổi từ đến . Áp suất trong quá trình này là bao nhiêu?
A. . B. .
C. . D. .
Câu 18. Một lượng khí mà các phân tử có động năng trung bình là 6,2.10-21 J, tính động năng trung bình của phân tử khí khi nhiệt độ tăng thêm 1173 °C.
A. 3,0.10-20 J. B. 1,7.10-22 J.
C. 2,5.10-21 J. D. 2,8.10-19 J.
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) Các phân tử chất khí chuyển động hỗn loạn, không ngừng.
b) Các phân tử chất khí chuyển động xung quanh các vị trí cân bằng cố định.
c) Các phân tử chất khí hoàn toàn không va chạm với nhau.
d) Các phân tử chất khí gây ra áp suất khi va chạm với thành bình chứa.
Câu 2. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) Một lượng khí được xác định bởi số các phân tử khí.
b) Đường đẳng nhiệt trong hệ toạ độ (p - T) là đường hypebol.
c) Định luật Boyle cho biết mối liên hệ tỉ lệ thuận giữa áp suất và thể tích của một lượng khí xác định khi nhiệt độ không đổi.
d) Định luật Boyle cho biết mối liên hệ tỉ lệ nghịch giữa áp suất và thể tích của một lượng khí xác định khi nhiệt độ không đổi.
Câu 3 Một xi lanh chứa 0,80 dm3 khi nitrogen ở áp suất 1,2 atm. Dùng pit-tông nén chậm khí này để tăng áp suất của nó lên 3,2 atm. Coi quá trình là đẳng nhiệt.
a. Trong trường hợp này phải nén chậm khí để coi quá trình biến đổi trạng thái khí là đẳng nhiệt
b. Khi áp dụng biểu thức của định luật Boyle, cần đổi đơn vị thể tích ra m3 và đơn vị áp suất ra Pa
c. Chỉ cần đơn vị của các đại lượng ở hai vế của phương trình giống nhau, ta có thể áp dụng trực tiếp biểu thức của định luật Boyle để tính toán
d. Thể tích cuối của khí là 0,5 dm3
Câu 4. Một bình có thể tích 22,4.10-3 m3 chứa 1,00 mol khí hydrogen ở điều kiện tiêu chuẩn (nhiệt độ là 0,00 oC và áp suất là 1,00 atm). Người ta bơm thêm 1,00 mol khí helium cũng ở điều kiện tiêu chuẩn vào bình này. Cho khối lượng riêng ở điều kiện tiêu chuẩn của khí hydrogen và khí helium lần lượt là 9,00.10-2 kg/m3 và 18,0.10-2 kg/m3.
a) Khối lượng khí hydrogen trong bình là 2,016.10-3 kg.
b) Khối lượng riêng của hỗn hợp khí trong bình là 0,27 kg/m3.
c) Áp suất của hỗn hợp khí lên thành bình là 1 atm.
d) Giá trị trung bình của bình phương tốc độ phân tử khí trong bình là 2,24.104 m2/s2.
PHẦN III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Tính khối lượng mol của phân tử oxygen. Biết khối lượng oxygen có trong 1g không khí là 0,21g và số phân tử oxygen có trong 1g không khí là 3,95.1021 phân tử
Câu 2. Một phân tử khí lí tưởng đang chuyển động qua tâm một bình cầu có đường kính 0,10 m. Số lần phân tử này va chạm vào thành bình chứa trong mỗi giây là 4 000 lần. Coi rằng phân tử này chỉ va chạm với thành bình và tốc độ của phân tử là không đổi sau mỗi va chạm. Hãy ước lượng tốc độ chuyển động của phân tử khí trong bình.
Câu 3 Một bình chứa oxygen ở điều kiện bảo quản 20,0 °C thì có áp suất 5,0 atm. Nếu nhiệt độ phòng bảo quản tăng lên 40,0 °C thì áp suất của bình là ...... atm.
Câu 4. Một lượng khí ở 200C có thể tích 2 m2 và áp suất 3 atm. Người ta nén đẳng nhiệt lượng khí này đến áp suất 5 atm. Xác định thể tích khí sau khi nén.
Câu 5. Để giá trị trung bình của bình phương tốc độ phân tử oxygen trong bình tăng gấp đôi thì nhiệt độ sẽ là ...... °C.
Câu 6. Một bình đầy không khí ở điều kiện chuẩn, được đậy bằng một vật có khối lượng m = 5 kg. Tiết diện của miệng bình là 10 cm3. Tìm áp suất cực đại của không khí trong bình để không khí không đẩy nắp bình lên và thoát ra ngoài. Biết áp suất khí quyển là po = 1 atm, g = 10 m/s2.
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: VẬT LÍ 12 – CÁNH DIỀU
--------------------------------------
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
MÔN: VẬT LÍ 12 – CÁNH DIỀU
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | ||||||||
PHẦN 1 | PHẦN 2 | PHẦN 3 | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Nhận thức vật lí | 6 | 4 | 5 | 2 | 1 | ||||
Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí | 2 | 1 | 1 | 2 | 1 | ||||
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 1 | 1 | 3 | 2 | 4 | 1 | 3 | ||
TỔNG | 9 | 6 | 3 | 6 | 4 | 6 | 1 | 2 | 3 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: VẬT LÍ 12 – CÁNH DIỀU
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||||
Nhận thức vật lí | Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | ||
CHỦ ĐỀ 1: VẬT LÍ NHIỆT | ||||||||||
Bài 1. Mô hình động học phân tử chất khí | Nhận biết | - Nhận biết được công thức liên hệ hằng số Boltzmann với số Avogadro và hằng số khí lí tưởng - Nêu được đặc điểm của chất khí được cấu tạo từ các phân tử . | Nhận biết được nguyên nhân chất khí gây áp suất lên thành bình | 3 | 4 | C1 C2 C3 | C1a C1b C1c C1d | |||
Thông hiểu | - Phân biệt được hiện tượng không thể hiện rõ thuyết động học phân tử - Nhận biết được các hạt khói chuyển động lơ lửng trong không khí là chuyển động Brown | Tính được khối lượng mol của phân tử chất khí | 2 | 1 | C4 C5 | C1 | ||||
Vận dụng | Vận dụng kiến thức về mô hình động học phân tử chất khí để giải các bài tập đơn giản | 1 | 1 | C16 | C2 | |||||
Bài 2. Phương trình trạng thái khí lí tưởng | Nhận biết | - Nêu được các thông số trạng thái của một lượng khí xác định | - Nhận biết được khi nào lượng khí ở trạng thái cân bằng. | 3 | 2 | C6 C7 C8 | C2a C2b | |||
Thông hiểu | - Xác định mối liên hệ giữa áp suất, thể tích và nhiệt độ của một lượng khí. | - Xác định được hệ thức liên hệ giữa p1 và p2 dựa vào đồ thị | 2 | 2 | C9 C10 | C2c C2d | ||||
Vận dụng | - Vận dụng kiến thức về phương trình trạng thái khí lí tưởng để giải một số bài tập đơn giản | 1 | 4 | 2 | C17 | C3a C3b C3c C3d | C3 C4 | |||
Bài 3. Áp suất và động năng phân tử chất khí | Nhận biết | - Nêu được Biểu thức chất khí tác dụng lên thành bình - Nêu được giá trị của hằng số Boltzmann | - Nhận biết được áp suất do các phân tử khí tác dụng lên thành bình chứa tỉ lệ nghịch với thể tích bình chứa | Vận dụng kiến thức về áp suất và động năng phân tử chất khí để giải các bài tập đơn giản | 3 | 1 | C11 C12 C13 | C5 | ||
Thông hiểu | - Xác định được phát biểu không đúng với nội dung áp suất khí theo mô hình động học phân tử | - Phân biệt được hệ quả không đúng khi nói về mối quan hệ giữa động năng phân tử và nhiệt độ? | 2 | 2 | C14 C15 | C4a C4b | ||||
Vận dụng | Vận dụng kiến thức về áp suất và động năng phân tử chất khí để giải các bài tập đơn giản | 1 | 2 | 1 | C18 | C4c C4d | C6 |