Đề thi giữa kì 1 vật lí 12 cánh diều (Đề số 5)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Vật lí 12 cánh diều Giữa kì 1 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 giữa kì 1 môn Vật lí 12 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, câu hỏi trả lời ngắn, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án vật lí 12 cánh diều
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
VẬT LÍ 12 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Phân tử chất khí của một khối khí có tính chất nào sau đây?
A. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ khối khí càng cao.
B. Luôn luôn hút hoặc đẩy với các phân tử khác.
C. Luôn dao động quanh một vị trí cân bằng.
D. Dao động quanh vị trí cân bằng chuyển động.
Câu 2. Lực tương tác giữa các phân tử
A. là lực hút.
B. là lực đẩy.
C. ở thể rắn là lực hút còn ở thể khí là lực đẩy.
D. gồm cả lực hút và lực đẩy.
Câu 3. Vào mùa hè, nước trong hồ thường lạnh hơn không khí. Ví dụ, nước trong hồ bơi có thể ở 22 °C trong khi nhiệt độ không khí là 25 °C. Mặc dù không khí ấm hơn nhưng bạn vẫn cảm thấy lạnh khi ra khỏi nước. Điều này được giải thích là do:
A. Nước cách nhiệt tốt hơn không khí.
B. Trong không khí có hơi nước.
C. Nước trên da bạn đã bay hơi.
D. Hơi nước trong không khí bị ngưng tụ trên da bạn.
Câu 4. Nếu tăng nhiệt độ của một hệ mà không làm thay đổi thể tích của nó thì nội năng của nó
A. tăng.
B. giảm.
C. ban đầu tăng, sau đó giảm.
D. luôn không đổi.
Câu 5. Đốt nóng khí trong xilanh và giữ sao cho thể tích của khí không đổi. Gọi Q, A và Δ∆U lần lượt là nhiệt lượng, công và độ tăng nội năng của hệ. Định luật 1 của nhiệt động lực học được viết dưới dạng nào sau đây?
A. Q = ∆U + A.
B.Q = ∆U – A.
C. Q = A.
D. Q = ∆U.
Câu 6. Một quả bóng có khối lượng rơi từ độ cao xuống sân và nảy lên được . Sở dĩ bóng không nảy lên được tới độ cao ban đầu là vì một phần cơ năng của quả bóng đã chuyển hoá thành nội năng của
A. chỉ quả bóng và của sân.
B. chỉ quà bóng và không khí.
C. chỉ mỗi sân và không khí.
D. quả bóng, mặt sân và không khí.
Câu 7. Quá trình làm thay đổi nội năng của vật bằng cách cho nó tiếp xúc với vật khác khi
A. nhiệt độ của chúng bằng nhau gọi là sự trao đổi công.
B. có sự chênh lệch nhiệt độ giữa chúng gọi là sự nhận công.
C. có sự chênh lệch nhiệt độ giữa chúng gọi là sự truyền nhiệt.
D. nhiệt độ của chúng bằng nhau gọi là sự truyền nhiệt.
Câu 8. Trong thang nhiệt độ Kelvin, nhiệt dộ nước tinh khiết tồn tại đồng thời ở thể rắn, lỏng và hơi là:
A. 0 K
B. 273,16 K
C. 100 K
D. 373,15 K
Câu 9. Nhiệt độ không tuyệt đối (0 K) là:
A. Nhiệt độ mà tại đó động năng chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chất bằng không
B. Nhiệt độ mà tại đó động năng chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chất là cao nhất
C. Nhiệt độ mà tại đó động năng chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật đang giảm dần
D. Nhiệt độ mà tại đó động năng chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật đang tăng dần
Câu 10. Khi nói đến nhiệt độ của một vật ta thường nghĩ đến cảm giác "nóng" và "lạnh" của vật nhưng đó chỉ là tương đối vì cảm giác mang tính chủ quan. Cảm giác nóng, lạnh mà chúng ta cảm nhận được khi tiếp xúc với vật liên quan đến
A. năng lượng nhiệt của các phân tử.
B. khối lượng của vật.
C. trọng lượng riêng của vật.
D. động năng chuyển động của vật.
Câu 11. Nhiệt nóng chảy riêng là thông tin cần thiết trong
A. xác định nhiệt độ nóng chảy của vật.
B. xác định tính chất của chất làm vật.
C. xác định được năng lượng cần cung cấp cho lò nung.
D. xác định khối lượng của chất.
Câu 12. Nhiệt dung riêng có đơn vị là:
A. J
B. J/kg
C. J/kgK
D. J/K
Câu 13. Nhiệt hóa hơi riêng của một chất càng cao thì sẽ cần nhiều năng lượng hơn để chuyển trạng thái từ
A. thể lỏng sang thể khí.
B. thể khí sang thể lỏng.
C. thể rắn sang thể khí.
D. thể khí sang thể rắn.
Câu 14. Người ta nhúng một khối sắt có khối lượng 1 kg vào trong 1 kg nước cùng ở nhiệt độ phòng rồi cung cấp cho chúng nhiệt lượng 100 J rồi để cho đến khi sắt và nước cân bằng nhiệt. Sắt hay nước hấp thụ năng lượng nhiệt nhiều hơn?
A. Chúng hấp thụ cùng một nhiệt lượng.
B. Sắt hấp thụ nhiệt lượng nhiều hơn.
C. Nước hấp thụ nhiệt lượng nhiều hơn.
D. Chưa đủ thông tin về hai vật nên chưa xác định được.
Câu 15. Hai cốc giống nhau chứa nước nóng. Nước ở cốc thứ nhất nguội đi 15 °C trong 5 phút trong khi nước ở cốc thứ hai chỉ nguội đi 10 °C trong 5 phút. Đó là do
A. nước trong cốc thứ hai nhiều hơn.
B. nước trong cốc thứ hai ít hơn.
C. nước trong cốc thứ hai có nhiệt độ ban đầu cao hơn cốc thứ nhất.
D. nước trong cốc thứ hai có nhiệt độ ban đầu thấp hơn cốc thứ nhất.
Câu 16. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 334.103 J/kg. Năng lượng được hấp thụ bởi 10,0 g nước đá để chuyển hoàn toàn từ thể rắn sang thể lỏng là
A. 3,34.103 J.
B. 334.104 J.
C. 334.101 J.
D. 334.102 J.
Câu 17. Xác định nhiệt lượng cần cung cấp để nung nóng chảy hoàn toàn 5 tạ đồng từ 350C. Biết nhiệt nóng chảy riêng của đồng là 1,8.105 J/kg, nhiệt độ nóng chảy của đồng là 10850C, nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K.
A. 2,895.104 J.
B. 2,895.102 J.
C. 2,895.108 J.
D. 2,895.106 J.
Câu 18. Một viên đạn đại bác có khối lượng 10 kg khi rơi tới đích có vận tốc 54 km/h. Nếu toàn bộ động năng của nó biến thành nội năng thì nhiệt lượng tỏa ra lúc va chạm vào khoảng
A. 1125 J.
B. 14580 J.
C. 2250 J.
D. 7290 J.
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Biến đổi khí hậu là sự thay đổi lâu dài về nhiệt độ và các hình thái thời tiết, kể từ năm 1800 tới nay. Biến đổi khí hậu làm tăng lượng khí nhà kính từ đó làm tăng nhiệt độ trái đất. Với tốc độ như hiện nay, nhiều tỉnh ven biển của Việt Nam sẽ bị xâm nhập mặn tăng, nhiều diện tích đất sẽ bị ngập nước mặn không còn sử dụng được nữa.
a) Nguyên nhân chính gây ra tăng nhiệt độ trên trái đất là do các phân tử chất khí chuyển động hỗn loạn, không ngừng.
b) Để chống biến đổi khí hậu chúng ta cần sử dụng tiết kiệm năng lượng.
c) Nhiệt độ trái đất tăng lên làm cho nước biển giãn nở do nhiệt và một lượng lớn băng tan ở 2 cực, hai yếu tố này sẽ làm dâng mực nước biển.
d) Băng nổi ở mặt nước do khi nhiệt độ giảm dần đến 00C thì thể tích của nước tăng dần.
Câu 2. Khi bay hơi, các phân tử chất lỏng thoát ra ngoài làm mất đi năng lượng dưới dạng động năng (của các phần từ thoát) dẫn đến
a) nội năng của khối chất lỏng giảm.
b) nhiệt độ của khối chất lỏng giảm.
c) quá trình đông đặc chuyển sang thể rắn.
d) thể tích khối chất lỏng tăng lên.
Câu 3. Khi hai vật tiếp xúc với nhau,
a) nhiệt lượng luôn tự truyền từ vật có nội năng lớn hơn sang vật có nội năng nhỏ hơn.
b) nhiệt lượng luôn tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ nhỏ hơn.
c) hai vật không trao đổi nhiệt với nhau nếu nhiệt độ chúng bằng nhau.
d) hai vật không trao đổi nhiệt với nhau nếu khối lượng chúng bằng nhau.
Câu 4. Một hệ làm nóng nước bằng năng lượng mặt trời có hiệu suất chuyển đổi ; cường độ bức xạ mặt trời lên bộ thu nhiệt là ; diện tích bộ thu là . Cho nhiệt dung riêng của nước là ).
a) Công suất bức xạ chiếu lên bộ thu nhiệt là .
b) Trong , năng lượng mặt trời chiếu lên bộ thu nhiệt là .
c) Trong , phần năng lượng chuyển thành năng lượng nhiệt là .
d) Nếu hệ thống đó, làm nóng nước thì trong khoảng thời gian 1,00 giờ nhiệt độ của nước tăng thêm .
PHẦN III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Một vật được làm lạnh từ xuống . Nhiệt độ của vật theo thang Kelvin giảm đi bao nhiêu kelvin?
Câu 2. Nếu thực hiện công để nén khí trong một xilanh thì khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng . Xác định độ thay đổi nội năng của khí trong xilanh.
Câu 3. Trung tâm nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) vận hành một máy gia tốc hạt lớn (Large Hadron Collider) được sử dụng để tăng tốc các hạt. Trong máy gia tốc này có khoảng 9 600 nam châm chuyên dụng dùng để gia tốc proton. Các nam châm này được đặt trong môi trường lạnh đến –271,2 °C. Nhiệt độ này tương ứng với bao nhiêu kelvin (K).
Câu 4. Viên đạn chì có khối lượng 50 g, bay với tốc độ v0 = 360 km/h. Sau khi xuyên qua một tấm thép, tốc độ giảm xuống còn 72 km/h. Tính lượng nội năng tăng thêm của đạn và thép.
Câu 5. Để đun sôi 15 lít nước cần cung cấp một nhiệt lượng là bao nhiêu? Biết nhiệt độ ban đầu của nước là 20°C và nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K.
Câu 6. Thời gian cần thiết để làm nóng chảy hoàn toàn 1 kg đồng có nhiệt độ ban đầu 270C trong một lò nung điện có công suất 25 000 W là bao nhiêu? Lò nung này chỉ có 50% năng lượng tiêu thụ của lò được dùng vào việc làm đồng nóng lên và nóng chảy hoàn toàn ở nhiệt độ không đổi. Biết nhiệt nóng chảy riêng của đồng là 1,8.105 J/kg, nhiệt độ nóng chảy của đồng là 10850C, nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K.
---------------VẪN CÒN TIẾP-------------------