Đề thi giữa kì 2 vật lí 12 cánh diều (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Vật lí 12 cánh diều Giữa kì 2 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 2 môn Vật lí 12 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, câu hỏi trả lời ngắn, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án vật lí 12 cánh diều
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
VẬT LÍ 12 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Khi đưa cực từ bắc của thanh nam châm này lại gần cực từ nam của thanh nam
châm kia thì
A. chúng hút nhau.
C. chúng đẩy nhau.
B. tạo ra dòng điện.
D. chúng không hút cũng không đẩy nhau.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây nói lên tính chất khác biệt của nam châm điện so với nam châm vĩnh cửu?
A. Nam châm điện có cực từ bắc và cực từ nam.
B. Nam châm điện có thể hút các vật làm bằng vật liệu từ.
C. Có thể bật hoặc tắt từ trường của nam châm điện.
D. Không thể đảo ngược được cực từ của nam châm điện.
Câu 3. Hai dây dẫn mang dòng điện bằng nhau và ngược chiều nhau, như hình vẽ. Tại điểm M ở giữa hai dây, từ trường
A. hướng lên trên, về phía đầu trang.
B. hướng xuống dưới, về phía cuối trang.
C. hướng về bên trái.
D. hướng về bên phải.
Câu 4. Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường
A. Phương trùng với phương của nam châm thử nằm cân bằng tại điểm đó
B. Cùng hướng với lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện đặt tại điểm đó
C. Có độ lớn tỉ lệ nghịch với độ lớn của lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện đặt tạo điểm đó.
D. Có độ lớn tỉ lệ với cường độ của phần tử dòng điện đặt tại điểm đó
Câu 5. Chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện, thường được xác định bằng quy tắc:
A. vặn đinh ốc.
B. nắm tay phải.
C. bàn tay trái.
D. bàn tay phải.
Câu 6. Một đoạn dòng điện nằm song song với đường sức từ và có chiều ngược với chiều của đường sức từ. Gọi F là lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện đó thì
A. F > 0.
B. F <0.
C. F = 0.
D. Chưa kết luận được.
Câu 7. Khi góc hợp bởi vectơ cảm ứng từ với đoạn dậy dẫn có dòng điện là thì lực từ tác dụng có giá trị là 0,4 N. Nếu thay đổi góc nhỏ dần đến 0°, thì lực tác dụng thay đổi như thế nào?
A. Lực cũng giảm dần đến 0.
B. Lực không đổi.
C. Lực tăng lên đến 0,8 N.
D. Lực giảm xuống 0,2 N.
Câu 8. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng cảm ứng điện từ?
A. Hiện tượng cảm ứng điện từ chỉ tồn tại trong khoảng thời gian có từ thông biến thiên.
B. Khi có từ thông biến thiên qua cuộn dây dẫn thì luôn có dòng điện cảm ứng
C. Hiện tượng cảm ứng điện từ không xảy ra trong khối vật dẫn, kể cả khi có từ thông biến thiên qua khối vật dẫn đó.
D. Dòng điện cảm ứng chạy trong cuộn dây dẫn kín không gây ra tác dụng nhiệt đối với cuộn dây.
Câu 9. Cách nào sau đây không tạo ra suất điện động cảm ứng?
A. Di chuyển một dây dẫn giữa các cực của nam châm.
B. Di chuyển một thanh nam châm ra khỏi một ống dây dẫn.
C. Giữ cố định một dây dẫn giữa hai cực của nam châm.
D. Làm quay một khung dây dẫn trong từ trường.
Câu 10. Một sóng vô tuyến AM được phát ra và truyền đi trên mặt đất. Biết thành phần điện trường của sóng luôn vuông góc với mặt đất. Thành phần từ trường của sóng luôn có hướng
A. song song với mặt đất và vuông góc với phương truyền sóng.
B. vuông góc với mặt đất và phương truyền sóng.
C. song song với mặt đất và phương truyền sóng.
D. vuông góc với mặt đất và song song với phương truyền sóng.
Câu 11. Một khung dây phẳng quay đều quanh một trục vuông góc với đường sức từ của một cảm ứng từ trường đều B. Suất điện động trong khung dây có tần số phụ thuộc vào
A. số vòng dây N của khung dây.
B. tốc độ góc của khung dây.
C. diện tích của khung dây.
D. độ lớn của cảm ứng từ B của từ trường.
Câu 12. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khái niệm cường độ dòng điện hiệu dụng được xây dựng dựa vào tác dụng hóa học của dòng điện.
B. Khái niệm cường độ dòng điện hiệu dụng được xây dựng dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện.
C. Khái niệm cường độ dòng điện hiệu dụng được xây dựng dựa vào tác dụng từ của dòng điện.
D. Khái niệm cường độ dòng điện hiệu dụng được xây dựng dựa vào tác dụng phát quang của dòng điện.
Câu 13. Dòng điện xoay chiều là dòng điện
A. có cường độ biến thiên tuần hoàn theo thời gian.
B. có cường độ biến thiên theo thời gian theo định luật dạng sin hay cosin.
C. có chiều biến đổi theo thời gian.
D. có chu kỳ thay đổi theo thời gian.
Câu 14. Một điện trở được mắc vào hai cực của một máy phát điện xoay chiều một pha đang hoạt động. Gọi là cường độ dòng điện trung bình trong một chu kì và là công suất toả nhiệt ở điện trở. Hệ thức nào sau đây là đúng?
A. và .
B. và .
C. và .
D. và .
Câu 15. Điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch có dạng u = 141cos(100πt) V. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch là
A. U = 141 V. B. U = 50 V. C. U = 100 V. D. U = 200 V.
Câu 16. Một mạch điện xoay chiều có điện áp giữa hai đầu mạch là u = 120√2cos(100πt - π/4) V. Cường độ hiệu dụng của dòng điện chạy trong mạch là 5A. Biết rằng, dòng điện chậm pha hơn điện áp góc π/4, biểu thức của cường độ dòng điện trong mạch là
A. A
A. A
C. A
D. A
Câu 17. Một khung dây dẫn có diện tích S = 50 cm2 gồm 250 vòng dây quay đều với tốc độ 3000 vòng/phút trong một từ trường đều có véc tơ cảm ứng từ vuông góc với trục quay của khung, và có độ lớn B = 0,02 (T). Từ thông cực đại gửi qua khung là
A. 0,025 Wb. B. 0,15 Wb. C. 1,5 Wb. D. 15 Wb.
Câu 18. Một đoạn dây dẫn dài l = 0,8 m đặt trong từ trường đều sao cho dây dẫn hợp với vectơ cảm ứng từ một góc 60°. Biết dòng điện I = 20 A và dây dẫn chịu một lực là F = 2.10-2N. Độ lớn của cảm ứng từ là
A. 0,8.10-3 T.
B. 10-3 T.
C. 1,4.10-3 T.
D. 1,6.10-3 T.
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Để tăng từ trường của một nam châm điện, trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) Tăng cường độ dòng điện của nó
b) Đảo ngược chiều dòng điện trong nó
c) Thay lõi sắt của nó bằng lõi nhôm
d) Giữ nguyên cường độ dòng điện, tăng số vòng dây của nó
Câu 2. Xét các điểm dọc theo trục của một vòng dây mang dòng điện, bắt đầu từ điểm ở bên trái vòng dây và kết thúc tại điểm ở bên phải vòng dây (Hình 3.6). Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng, phát biểu nào là sai?
a) Độ lớn của cảm ứng từ ở mọi điểm trên đường đều như nhau.
b) Từ đến , độ lớn của cảm ứng từ sẽ tăng rồi lại giảm.
c) Từ đến , độ lón của cảm ứng từ sẽ giảm rồi lại tăng
d) Dọc theo , hướng của từ trường không thay đổi
Câu 3. Trong chẩn đoán bệnh bằng cộng hưởng từ, người được chụp nằm trong từ trường hướng dọc cơ thể, từ đầu đến chân. Một người được chụp đã quên tháo vòng tay của mình. Vòng tay này bằng kim loại có đường kính 6,0 cm và có điện trở 0,010 W. Giả sử mặt phẳng của vòng tay vuông góc với cảm ứng từ và khi chụp, từ trường của máy giảm từ 1,5 T xuống 0,30 T trong 1,2 s.
a) Khi được chụp công hưởng từ, không đeo các đồ dùng bằng kim loại vì dòng điện cảm ứng trong các đồ dùng ấy có thể ảnh hưởng đến kết quả đo của máy.
b) Cường độ dòng điện cảm ứng sinh ra do thay đổi từ trường của máy cộng hưởng từ khi chụp là 18,8 A.
c) Cường độ dòng điện cảm ứng sinh ra do thay đổi từ trường của máy cộng hưởng từ khi chụp là 1,13 A.
d) Cường độ dòng điện cảm ứng sinh ra do thay đổi từ trường của máy cộng hưởng từ khi chụp là 0,28 A.
Câu 4. Rotato của một máy phát điện xoay chiều gồm tám vòng dây, mỗi vòng có diện tích , điện trở của rotato là . Rotato quay trong từ trường của stato có độ lớn cảm ứng từ là với tần số không đổi . Phát biểu nào sau đây đúng, phát biểu nào sai?
a) Tần số góc là .
b) Suất điện động cực đại do máy phát ra là .
c) Bỏ qua điện trở mạch ngoài, cường độ dòng điện cực đại là .
d) Nếu mạch ngoài có điện trở , cường độ dòng điện cực đại là .
PHẦN III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Tìm độ lớn của lực tác dụng lên một sợi dây dẫn thẳng dài 0,20 m, mang dòng điện 2,5 A và được đặt trong từ trường đều có B = 50 mT theo hướng vuông góc với cảm ứng từ?
Câu 2. Xét một đoạn dây dẫn thẳng có chiều dài L=2L=2 m, có dòng điện I=0,8I=0,8 A chạy qua được đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B=2.10−2B=2.10−2 T. Biết chiều dòng điện hợp với vectơ cảm ứng từ một góc 50o, Tìm độ lớn của lực từ trong trường hợp này.
Câu 3. Có nhiều loại thiết bị được dùng để đo từ trường của Trái Đất. Một trong số đó là “cuộn dây lật”. Cuộn dây này gồm 100 vòng, mỗi vòng có diện tích 0,010 m3. Đầu tiên, cuộn dây được đặt sao cho mặt phẳng của nó vuông góc với từ trường của Trái Đất, sau đó quay 180° để từ trường đi qua cuộn dây theo hướng ngược lại. Từ trường của Trái Đất là 0,050 mT và cuộn dây quay trong 0,50 s. Độ lớn suất điện động sinh ra trong cuộn dây khi lật là
Câu 4. Một khung dây hình tam giác vuông cân có chiều dài mỗi cạnh góc vuông là 0,20m được đặt trong từ trường đều sao cho mặt phẳng khung dây vương góc với cảm ứng từ. Nếu độ lớn cảm ứng từ thay đổi từ 0,30 T đến 0,10 T trong 50 ms thì suất điện động cảm ứng trong khung là bao nhiêu?
Câu 5. Đặt một điện áp xoay chiều có giá trị cực đại là 200 V vào hai đầu một điện trở 50 Ω. Cường độ dòng điện hiệu dụng qua điện trở?
Câu 6. Một công suất điện 20 kW được truyền đi bằng dây dẫn có điện trở 20 Ω. Tính tổn thất năng lượng điện trên đường dây khi điện áp ở đầu đường dây truyền đi là 18kV. (Làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất)
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: VẬT LÍ 12 – CÁNH DIỀU
…………………………………….
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
MÔN: VẬT LÍ 12 – CÁNH DIỀU
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | ||||||||
PHẦN 1 | PHẦN 2 | PHẦN 3 | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Nhận thức vật lí | 6 | 4 | 5 | 2 | 1 | ||||
Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí | 2 | 1 | 1 | 2 | 1 | ||||
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 1 | 1 | 3 | 2 | 4 | 1 | 3 | ||
TỔNG | 9 | 6 | 3 | 6 | 4 | 6 | 1 | 2 | 3 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG MA TRẬN KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: VẬT LÍ 12 – CÁNH DIỀU
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||||
Nhận thức vật lí | Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | ||
CHỦ ĐỀ 3: TỪ TRƯỜNG | ||||||||||
Bài 1. Từ trường | Nhận biết | - Nhận biết được tương tác giữa hai cực của nam châm | Nhận biết được sự khác biệt giữa nam châm điện và nam châm vĩnh cửu | 2 | 4 | C1 C2 | C1a C1b C1c C1d | |||
Thông hiểu | - Xác định được hướng của từ trường | 1 | C3 | |||||||
Vận dụng | ||||||||||
Bài 2. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện Cảm ứng từ | Nhận biết | - Nêu được khái niệm về cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường | - Nêu được quy tắc xác định chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện | 2 | C4 C5 | |||||
Thông hiểu | - Xác định được phát biểu sai khi nói về lực từ | Xác định được độ lớn của lực từ | 2 | 2 | 1 | C6 C7 | C2a C2b | C1 | ||
Vận dụng | - Vận dụng Kiến thức đã hỏi để giải một số bài tập liên quan đến lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện Cảm ứng từ | 1 | 2 | 1 | C18 | C2c C2d | C2 | |||
Bài 3. Cảm ứng điện từ | Nhận biết | - Nhận biết được cách nào không tạo ra suất điện động cảm ứng | - Xác định được phát biểu không đúng khi nói về cảm ứng điện từ | 2 | 2 | C8 C9 | C3a C3b | |||
Thông hiểu | - Xác định được Thành phần từ trường của sóng luôn có hướng song song với mặt đất và vuông góc với phương truyền sóng. | - Nhận biết được phát biểu đúng/ sai khi nói về cảm ứng điện từ | 1 | 2 | C10 | C3c C3d | ||||
Vận dụng | Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập liên quan đến cảm ứng điện từ | 1 | 2 | C16 | C3 C4 | |||||
Bài 4. Đại cương về dòng điện xoay chiều | Nhận biết | - Nêu được suất điện động trong khung dây có tần số phụ thuộc vào tốc độ góc của khung dây. - Nêu được khái niệm về dòng điện xoay chiều | - Nhận biết được các giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều được xây dựng dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện | - Xác định được cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch | 3 | 1 | C11 C12 C13 | C5 | ||
Thông hiểu | - Xác định được hệ thức đúng về cường độ dòng điện trung bình trong một chu kì và công suất toả nhiệt ở điện trở. | - Xác định được điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch - Tính được tổn thất năng lượng điện trên đường dây | 2 | 1 | C14 C15 | C6 | ||||
Vận dụng | - Vận dụng giải bài tập có liên quan đến dòng điện xoay chiều | 1 | 4 | C17 | C4a C4b C4c C4d |