Đề thi cuối kì 2 công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức (Đề số 1)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức kì 2 đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 cuối kì 2 công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi kết nối tri thức
Chữa kí GT2: ...........................
a
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữa kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
- PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Nguồn kháng nguyên sử dụng để sản xuất vaccine bằng công nghệ mới không thể là
- nucleic acid.
- các đoạn gene.
- protein của mầm bệnh.
- vi sinh vật hoàn chỉnh.
Câu 2: Trong chăn nuôi lợn công nghệ cao, công nghệ nào được ứng dụng trong xây dựng kiểu chuồng kín có hệ thống kiểm soát tiểu khí hậu tự động và chế tạo các trang thiết bị chăn nuôi như hệ thống cung cấp thức ăn, nước uống?
- Công nghệ AI.
- Công nghệ HyperFrame.
- Công nghệ cơ khí tự động hoá.
- Công nghệ chuồng nuôi tự động.
Câu 3: Nguy cơ phát sinh bệnh cũng như hiệu quả trong kiểm soát bệnh không có liên quan đến yếu tố nào sau đây?
- Chi phí đầu tư nguyên vật liệu.
- Con giống.
- Kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc.
- Yếu tố môi trường.
Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về kiểu chuồng hở?
- Chuồng được thiết kế thông thoáng tự nhiên, có bạt hoặc rèm che linh hoạt.
- Kiểu chuồng này phù hợp với quy mô nuôi công nghiệp, chăn thả có quy củ, thân thiện với môi trường.
- Kiểu chuồng này có chi phí đầu tư thấp hơn chuồng kín.
- Kiểu chuồng này khó kiểm soát tiểu khí hậu chuồng nuôi và dịch bệnh.
Câu 5: Chăn nuôi phát thải tới bao nhiêu % tổng số khí nhà kính?
- 18%.
- 35%.
- 52%.
- 76%.
Câu 6: Thời gian bảo quản của thịt đông lạnh là
- 15 – 30 ngày.
- 1 – 2 tháng.
- 2 – 6 tháng.
- 6 – 18 tháng.
Câu 7: Bệnh kí sinh trùng phổ biến, xảy ra quanh năm, nhất là ở lợn nuôi thả rông và ăn rau bèo thuỷ sinh tươi sống là bệnh gì?
- Bệnh dịch tả lợn hiện đại.
- Bệnh mở dấu lợn.
- Bệnh giun đũa lợn.
- Bệnh phân trắng lợn con.
Câu 8: Công nghệ khử nước được ứng dụng cho bảo quản
- sản phẩm sữa.
- các loại thịt gà.
- các loại thịt lợn.
- sản phẩm lòng trứng.
Câu 9: Ở mô hình chăn nuôi gà đẻ công nghệ cao, gà được nuôi tập trung trong
- chuồng hở có hệ thống cảm biến tác động môi trường xung quanh.
- chuồng kín có hệ thống biến đổi tiểu khí hậu và hệ thống cảm biến.
- chuồng hở có hệ thống lưu thông gió và hệ thống camera giám sát.
- chuồng kín có hệ thống kiểm soát nhiệt độ tự động và hệ thống camera giám sát.
Câu 10: Mầm bệnh của bệnh tụ huyết trùng trâu bò là
- vi khuẩn Gram dương Pasteurella.
- vi khuẩn Gram dương Peptidoglycan.
- vi khuẩn Gram âm Pasteurella.
- vi khuẩn Gram âm Peptidoglycan.
Câu 11: Chuồng nuôi bò được thiết kế theo kiểu
- chuồng kín hai dãy.
- chuồng hở có một hoặc hai dãy.
- chuồng kín hai dãy hoặc chuồng hở có một hoặc hai dãy.
- phối kết hợp cả chuồng kín hai dãy và chuồng hở một dãy.
Câu 12: Hàm lượng Ca trong khẩu phần ăn khi nuôi dưỡng, chăm sóc bò giai đoạn sinh trưởng là bao nhiêu?
- 0.3 – 0.6 %.
- 1.3 – 1.6 %.
- 3.3 – 3.6 %.
- 3 – 6 %.
Câu 13: Theo tiêu chuẩn VietGAP, chuồng trại phải được thiết kế phù hợp với
- mục đích sản xuất, cơ chế vận hành nhà máy, khả năng tài chính.
- từng lứa tuổi, đối tượng vật nuôi và mục đích sản xuất.
- đối tượng vật nuôi, quy mô sản xuất và tình trạng của thị trường.
- nhu cầu thị trường, ý kiến phản hồi của các khách hàng.
Câu 14: Biện pháp cần thực hiện trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh gia cầm để đảm bảo bảo vệ môi trường
- nuôi dưỡng đúng cách.
- đảm bảo vệ sinh chuồng trại.
- dùng bảo hộ lao động đầy đủ.
- không sử dụng sản phẩm gia cầm chưa nấu chín kĩ.
Câu 15: Ba giai đoạn của lợn cái sinh sản lần lượt là
- Giai đoạn hậu bị → Giai đoạn mang thai → Giai đoạn đẻ và nuôi con.
- Giai đoạn hậu bị → Giai đoạn đẻ và nuôi con → Giai đoạn mang thai.
- Giai đoạn mang thai → Giai đoạn hậu bị → Giai đoạn đẻ và nuôi con.
- Giai đoạn mang thai → Giai đoạn đẻ và nuôi con → Giai đoạn hậu bị.
Câu 16: Độ ẩm kho 70 – 80% là yêu cầu bảo quản của loại sản phẩm nào?
- Thịt đông lạnh.
- Trứng gà tươi.
- Trứng gà đã qua chế biến.
- Sữa tươi thanh trùng.
Câu 17: Sản phẩm được bảo quản bằng phương pháp HPP có ưu điểm gì?
- An toàn và giữ được hương vị tươi ngon. Thời gian bảo quản đến 1 năm.
- An toàn và giữ được hương vị tươi ngon. Thời gian bảo quản đến 120 ngày.
- Chi phí thấp và giữ được độ đàn hồi, hình dạng. Thời gian bảo quan đến 1 năm.
- Chi phí thấp và giữ được độ đàn hồi, hình dạng. Thời gian bảo quan đến 120 ngày.
Câu 18: Câu nào sau đây không đúng về bước úm gà con trong quy trình nuôi gà thịt công nghiệp?
- Gà con 1 ngày tuổi sẽ được úm trong quây. Thời gian úm dao động 14 – 28 ngày.
- Nhiệt độ quây úm cho gà 1 – 7 ngày tuổi là 28 – 30°C, sau đó tăng lên 30 – 31°C ở tuần 2, 31 – 32 °C ở tuần 3, 32 – 34°C ở tuần 4.
- Thức ăn cho gà úm: hàm lượng protein 21% cho gà 1 – 14 ngày tuổi, 19 % cho gà 15 – 28 ngày tuổi.
- Cho gà ăn 4 – 6 lần/ngày đêm. Nước cho uống tự do.
Câu 19: Câu nào sau đây không đúng về việc ủ phân hữu cơ bằng chế phẩm sinh học?
- Sử dụng chế phẩm sinh học xử lí chất thải chăn nuôi làm phân hữu cơ vi sinh là một phương pháp cổ xưa, mặc dù hiện nay ít dùng nhưng vẫn rất hiệu quả.
- Chế phẩm sinh học sẽ giúp phân giải nhanh chất thải thành phân hữu cơ, cung cấp dinh dưỡng cho cây và cải tạo đất.
- Phân sau khi ủ có thể sử dụng để sản xuất phân vi sinh, phân hữu cơ khoáng,...
- Sử dụng chế phẩm sinh học giúp tăng cường hệ vi sinh vật có ích trong đất, đồng thời các vi sinh vật trong chế phẩm còn giúp phòng một số bệnh do nấm, tuyến trùng, gây hại cho cây trồng.
Câu 20: Các quy định về lựa chọn địa điểm chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP có tác dụng gì?
- Giúp các trang trại có thể thoái mải làm tất cả những gì mình muốn mà không phải quan tâm tới ai.
- Giúp các trang trại tạo dựng mối quan hệ tốt với cộng đồng dân cư và các quan chức địa phương.
- Giúp các trang trại dễ kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo về an toàn sinh học và tôn trọng cộng đồng.
- Giúp trang trại dễ dàng mở rộng quy mô, phát triển ngành chăn nuôi.
Câu 21: Đóng gói với bao bì chuyên dụng là yêu cầu bảo quản đối với loại sản phẩm
- thịt mát.
- thịt tái.
- sữa tươi nguyên liệu.
- sữa tươi thanh trùng.
Câu 22: Câu nào sau đây không đúng?
- Chăn nuôi tạo ra 65% tổng lượng N2O do hoạt động con người tạo nên.
- Chăn nuôi tạo ra 37% tổng lượng CH4 do hoạt động con người tạo nên.
- Chăn nuôi tạo ra 64% tổng lượng CH3 do hoạt động con người tạo nên.
- Chăn nuôi tạo ra 45% tổng lượng CO2 do hoạt động con người tạo nên.
Câu 23: Câu nào sau đây không đúng về nguyên lí hoạt động / mục đích sử dụng của hệ thống cung cấp thức ăn tự động cho lợn?
- Thức ăn được bảo quản trong silo. Các silo được kết nối với hệ thống cân điện tử để giám sát lượng thức ăn cấp vào và lấy ra hằng ngày cũng như lượng thức ăn tồn trong silo.
- Thức ăn từ máng thức ăn theo hệ thống đường truyền vật tải, xích tải đến hộp định lượng silo ở cuối đường truyền. Hộp nhận silo được gắn cảm biến, giúp định lượng thức ăn cho lợn theo hạn mức cài đặt.
- Thức ăn được cấp từ hộp định lượng xuống máng ăn.
- Hệ thống này sử dụng cho thức ăn khô, dạng viên và dạng bột.
Câu 24: Đây là mô hình gì?
- Mô hình chăn nuôi lợn áp dụng công nghệ cao.
- Mô hình chăn nuôi tiết kiệm nước trong chăn nuôi lợn.
- Mô hình khử khuẩn chuồng nuôi lợn dùng ống thoát.
- Mô hình dọn phân tự động cho chuồng lợn.
Câu 25: Chất thải chăn nuôi không được xử lí đúng kĩ thuật tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh cho vật nuôi, đặc biệt là:
- Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: cúm gia cầm, dịch tai xanh, dịch tả lợn châu Phi,...
- Các bệnh liên quan đến thân thể như: các bệnh da liễu, ho, sốt, đau đầu,…
- Các bệnh làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể người và động vật.
- Các bệnh có khả năng lan truyền sang cho người và động vật khác.
Số đáp án đúng là
Câu 26: Câu nào sau đây không đúng về nguyên lí hoạt động của hệ thống vắt sữa tự động trong trang trại bò sữa?
- Khởi động hệ thống cảm biến để tạo ra luồng khí CO2 kích hoạt quá trình hút sữa.
- Đưa bò vào nhà vắt sữa. Mỗi con bò có một chíp cảm biến ở cổ giúp hệ thống nhận diện và thu thập thông tin cá nhân. Bỏ sữa được vệ sinh bầu vú trước khi vắt sữa.
- Gắn các đầu núm hút sữa vào vú bò. Sữa sau khi vắt sẽ được thu gom qua hệ thống ống dẫn vào các bồn chứa lạnh để bảo quản. Sữa từ bồn chứa lạnh sẽ được bơm vào các xe bồn lạnh và được vận chuyển tới nhà máy chế biến.
- Khi phát hiện bò hết sữa, thiết bị sẽ tự tách cụm núm hút sữa ra và kết thúc quá trình vắt sữa.
Câu 27: Phương thức quản lí "cùng vào - cùng ra" theo thứ tự ưu tiên nào sau đây?
- cả khu → từng chuồng → từng dãy chuồng → từng ô.
- từng ô → từng chuồng → từng dãy chuồng → cả khu.
- cả khu → từng dãy chuồng → từng chuồng → từng ô.
- từng ô → từng dãy chuồng → từng chuồng → cả khu.
Câu 28: Ủ phân compost là
- quá trình chuyển đổi các chất thải hữu cơ trong chăn nuôi thành phân bón hữu cơ sử dụng trong trồng trọt.
- quá trình chuyển đổi các chất thải hữu cơ trong chăn nuôi thành phân bón vô cơ sử dụng trong trồng trọt.
- quá trình chuyển đổi các chất thải vô cơ trong chăn nuôi thành phân bón hữu cơ sử dụng trong trồng trọt.
- quá trình chuyển đổi các chất thải vô cơ trong chăn nuôi thành phân bón vô cơ sử dụng trong trồng trọt.
PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1: Mô tả đặc điểm, nêu nguyên nhân và biện pháp phòng, trị bệnh Newcastle ở gia cầm.
Câu 2: Nêu vai trò của công nghệ sinh học trong xử lí chất thải và bảo vệ môi trường chăn nuôi. Nêu một số ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất thức ăn bổ sung nhằm bảo vệ môi trường chăn nuôi.
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
✄
TRƯỜNG THPT .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 – KẾT NỐI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ |
NỘI DUNG KIẾN THỨC | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Phòng, trị bệnh cho vật nuôi | Bài 11. Vai trò của phòng, trị | 1 |
|
|
|
|
| 1 | 0,25 | |||
Bài 12. Một số bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng, trị | 1 |
|
|
| 1 | 0,25 | ||||||
Bài 13. Một số bệnh phổ biến ở gia cầm và biện pháp phòng, trị | 1 |
|
| 1 | 0,25 | |||||||
Bài 14. Một số bệnh phổ biến ở trâu, bò và biện pháp phòng, trị | 1 |
|
| 1 | 0,25 | |||||||
Bài 15. Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi | 1 |
|
| 1 |
| 1 | 1 | 2,25 | ||||
Công nghệ chăn nuôi | Bài 16: Chuồng nuôi và biện pháp vệ sinh trong chăn nuôi | 1 |
| 1 |
|
| 2 | 0,5 | ||||
Bài 17: Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi | 2 |
| 1 |
|
| 3 | 0,75 | |||||
Bài 18: Chăn nuôi theo tiêu chuẩn Vietgap | 1 |
| 2 |
|
| 3 | 0,75 | |||||
Bài 19: Chăn nuôi công nghệ cao | 2 |
| 2 |
|
| 4 | 1 | |||||
Bài 20: Bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi | 3 |
| 2 |
|
| 5 | 1,25 | |||||
Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi | Bài 21: Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
| 1 |
| 2 |
|
| 3 | 0,75 | ||||
Bài 22: Xử lí chất thải chăn nuôi | 1 |
| 2 |
|
| 1 | 3 | 1,75 | ||||
Tổng số câu TN/TL | 16 | 0 | 12 | 0 | 0 | 1 | 0 | 1 | 28 | 3 |
10 điểm (100%) | |
Điểm số | 4đ | 0đ | 3đ | 0đ | 0đ | 2đ | 0đ | 1đ | 7đ | 3đ | ||
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 100 % |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO VẬT NUÔI | 1 | 5 |
|
| ||
Bài 11. Vai trò của phòng, trị bệnh trong chăn nuôi | Nhận biết | - Trình bày được vai trò của phòng, trị bệnh trong chăn nuôi - Nêu được biện pháp an toàn cho người, vật nuôi và môi trường | 1 |
| C3 | |
Bài 12. Một số bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng, trị | Nhận biết | Mô tả được đặc điểm, nêu được nguyên nhân và biện pháp phòng, trị một số bệnh phổ biến ở lợn |
| 1 |
| C7 |
Bài 13. Một số bệnh phổ biến ở gia cầm và biện pháp phòng, trị | Nhận biết | Mô tả được đặc điểm, nêu được nguyên nhân và biện pháp phòng, trị một số bệnh phổ biến ở gia cầm |
| 1 |
| C14 |
Bài 14. Một số bệnh phổ biến ở trâu, bò và biện pháp phòng, trị | Nhận biết | Mô tả được đặc điểm, nêu được nguyên nhân và biện pháp phòng, trị một số bệnh phổ biến ở trâu, bò |
| 1 |
| C10 |
Bài 15. Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi | Nhận biết
| Trình bày được ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi |
| 1 |
| C1 |
Vận dụng | Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi | 1 |
| C1 |
| |
Công nghệ chăn nuôi |
| 17 |
| |||
Bài 16: Chuồng nuôi và biện pháp vệ sinh trong chăn nuôi | Nhận biết | Trình bày được những yêu cầu về chuồng nuôi của một số vật nuôi phổ biến. |
| 1 |
| C11 |
Thông hiểu | Đề xuất được một số biện pháp đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi. |
| 1 |
| C4 | |
Bài 17: Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi | Nhận biết | Mô tả được quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc một số loài vật nuôi phổ biến. |
| 2 |
| C12, 15 |
Thông hiểu | Đưa ra được một số công việc đơn giản trong quy trình kỹ thuật chăn nuôi. |
| 1 |
| C18 | |
Bài 18: Chăn nuôi theo tiêu chuẩn Vietgap | Nhận biết | Trình bày được khái niệm chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP |
| 1 |
| C13 |
Thông hiểu | Phân tích được quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP. |
| 2 |
| C20, 27 | |
Bài 19: Chăn nuôi công nghệ cao | Nhận biết
| Nêu được khái niệm chăn nuôi công nghệ cao. Trình bày được một số mô hình chăn nuôi công nghệ cao. |
| 2 |
| C2, 9 |
Thông hiểu | Nêu và phân tích được đặc điểm một số mô hình chăn nuôi công nghệ cao. |
| 2 |
| C23, 26 | |
Bài 20: Bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi | Nhận biết
| Nêu được một số ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi |
| 3 |
| C6, 8, 16 |
Thông hiểu | Nêu và phân tích được quy trình chế biến một số sản phẩm chăn nuôi bằng phương pháp đơn giản |
| 2 |
| C17, 21 | |
Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi | 1 | 6 |
| |||
Bài 21: Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
| Nhận biết
| Trình bày được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi |
| 1 |
| C5 |
Thông hiểu | Có ý thức bảo vệ môi trường vận dụng và thực tiễn chăn nuôi ở gia đình và địa phương |
| 2 |
| C22, 25 | |
Bài 22: Xử lí chất thải chăn nuôi | Nhận biết
| Mô tả được một số biện pháp phổ biến trong xử lý chất thải chăn nuôi Nêu được ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường chăn nuôi |
| 1 |
| C28 |
Thông hiểu | Tìm hiểu về nguồn phát sinh chất thải chăn nuôi và các biện pháp cơ bản trong xử lý chất thải; ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường chăn nuôi |
| 2 |
| C19, 24 | |
Vận dụng cao | Vận dụng được ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường chăn nuôi | 1 |
| C2 |
|