Đề thi cuối kì 2 địa lí 11 cánh diều (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Địa lí 11 cánh diều cuối kì 2 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 cuối kì 2 môn Địa lí 11 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án địa lí 11 cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
ĐỊA LÍ 11 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Nguyên nhân chủ yếu làm cho các vùng biển quanh Nhật Bản có nhiều hải sản là do Nhật Bản nằm:
A. ở khu vực động đất, núi lửa hoạt động mạnh.
B. ở nơi có nhiều dòng biển nóng và lạnh gặp nhau.
C. trong khu vực khí hậu gió mùa, thuận lợi cho sinh vật phát triển.
D. trên vành đai sinh vật Địa Trung Hải – Thái Bình Dương.
Câu 2 (0,25 điểm). Ngành công nghiệp nào được xem là ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản?
A. Sản xuất ô tô.
B. Sản xuất hàng tiêu dùng.
C. Điện tử - tin học.
D. Sản xuất rô – bốt.
Câu 3 (0,25 điểm). Sản phẩm của ngành nào chiếm 99% trị giá xuất khẩu của Nhật Bản?
A. Nông nghiệp.
B. Công nghiệp chế biến, chế tạo.
C. Khai khoáng.
D. Dịch vụ.
Câu 4 (0,25 điểm). Một trong những mặt hàng nhập khẩu chính của Nhật Bản là:
A. thiết bị điện tử.
B. máy móc.
C. năng lượng.
D. phương tiện giao thông.
Câu 5 (0,25 điểm). Ý nào dưới đây không phải đặc điểm địa hình và đất của miền Tây Trung Quốc?
A. Núi cao, sơn nguyên, cao nguyên là chủ yếu.
B. Đồng bằng và đồi núi thấp là chủ yếu.
C. Địa hình hiểm trở và chia cắt mạnh.
D. Loại đất phổ biến là đất xám hoang mạc.
Câu 6 (0,25 điểm). Tỉnh/ thành phố nào có quy mô GDP lớn nhất vùng duyên hải Trung Quốc năm 2021?
A. Thượng Hải.
B. Sơn Đông.
C. Chiết Giang.
D. Quảng Đông.
Câu 7 (0,25 điểm). Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1952 – 1973?
A. Nguồn lao động có trình độ tay nghề cao, tận tụy với công việc, học hỏi và ứng dụng nhanh những tiến bộ khoa học – kĩ thuật.
B. Duy trì cấu trúc kinh tế hai tầng, vừa phát triển các công ty lớn có công nghệ tiên tiến, vốn đầu tư lớn vừa phát triển các công ty nhỏ, truyền thống.
C. Mở rộng thị trường trong nước và đẩy mạnh đầu tư nước ngoài, đồng thời sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư.
D. Đẩy mạnh khai thác tài nguyên khoáng sản để xuất khẩu thu ngoại tệ, thu hút lao động có trình độ từ các quốc gia khác.
Câu 8 (0,25 điểm). Nguyên nhân nào sau đây khiến các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản thường tập trung ở ven biển?
A. Tận dụng tối đa lực lượng lao động.
B. Thuận lợi xuất, nhập khẩu nguyên liệu, hàng hóa.
C. Khai thác tốt tài nguyên khoáng sản biển.
D. Phát triển các ngành công nghiệp chế biến.
Câu 9 (0,25 điểm). Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp của Trung Quốc hiện nay là:
A. giảm tỉ trọng các ngành công nghiệp chế biến.
B. tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp truyền thống.
C. tăng tỉ trọng các ngành có hàm lượng khoa học – kĩ thuật.
D. tăng tỉ trọng các ngành khai thác nguyên, nhiên liệu.
Câu 10 (0,25 điểm). Ý nào sau đây thể hiện đặc điểm nổi bật về xã hội của Trung Quốc?
A. Là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn.
B. Chất lượng cuộc sống của người dân ở mức rất cao.
C. Ít chú trọng đến công tác giáo dục, y tế.
D. Là cái nôi của nền văn minh nhân loại.
Câu 11 (0,25 điểm). Các đồng bằng miền Đông Trung Quốc theo thứ tự bắc xuống nam là:
A. Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.
B. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.
C. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Nam, Hoa Trung.
D. Đông Bắc, Hoa Nam, Hoa Bắc, Hoa Trung.
Câu 12 (0,25 điểm). Ý nào sau đây không đúng về đặc điểm nền công nghiệp của Trung Quốc?
A. Quy mô lớn, cơ cấu đa dạng với nhiều sản phẩm có sản lượng đứng đầu thế giới.
B. Các ngành công nghiệp quan trọng là sản xuất điện, khai khoáng, sản xuất ô tô, luyện kim, điện tử, tin học.
C. Đang chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa, gia tăng các ngành có hàm lượng khoa học – công nghệ cao.
D. Ưu tiên các ngành công nghiệp nặng hoặc các ngành đòi hỏi nhiều lao động.
Câu 13 (0,25 điểm). Ý nào dưới đây không dùng khi nói về sông ngòi ở Cộng hòa Nam Phi?
A. Chủ yếu là sông ngắn và dốc.
B. Sông ít có giá trị về giao thông.
C. Nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu là băng tuyết tan.
D. Sông ngòi bắt nguồn từ các cao nguyên và dãy núi ở nội địa.
Câu 14 (0,25 điểm). Cộng hòa Nam Phi nằm chủ yếu trong đới khí hậu nào dưới đây:
A. xích đạo và nhiệt đới.
B. nhiệt đới và cận nhiệt.
C. cận nhiệt và ôn đới.
D. ôn đới và hàn đới.
Câu 15 (0,25 điểm). Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ý nghĩa khoáng sản của Cộng hòa Nam Phi?
A. Thúc đẩy phát triển công nghiệp khai khoáng và các ngành công nghiệp liên quan.
B. Đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu.
C. Khẳng định vị thế quốc gia khoáng sản của Cộng hòa Nam Phi.
D. Tạo việc làm và đem lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
Câu 16 (0,25 điểm). Cơ cấu ngành kinh tế của Cộng hòa Nam Phi có sự chuyển dịch nào sau đây?
A. Dịch vụ, công nghiệp - xây dựng tăng và nông nghiệp giảm.
B. Dịch vụ tăng, công nghiệp - xây dựng và nông nghiệp giảm.
C. Dịch vụ giảm, công nghiệp - xây dựng và nông nghiệp tăng.
D. Dịch vụ, công nghiệp - xây dựng giảm và nông nghiệp tăng.
Câu 17 (0,25 điểm). Cây lương thực chính của Ô – xtrây – li – a là:
A. lúa gạo.
B. lúa mì.
C. ngô.
D. lúa mạch.
Câu 18 (0,25 điểm). Khu vực trung tâm của Ô – xtrây – li – a là vùng:
A. trồng lúa mì.
B. chăn nuôi gia súc.
C. trồng các loại cây khác.
D. ít hoặc không sản xuất nông nghiệp.
Câu 19 (0,25 điểm). Đặc điểm nào sau đây không đúng với nền kinh tế Cộng hòa Nam Phi?
A. Thuộc thành viên của G20.
B. Là một trong ba nền kinh tế lớn nhất châu Phi.
C. Có trình độ khoa học – công nghệ phát triển nhất châu Phi.
D. Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu GDP.
Câu 20 (0,25 điểm). Vì sao miền Tây Trung Quốc dân cư thưa thớt chủ yếu?
A. Nhiều hoang mạc, bồn địa.
B. Sông ngòi ngắn dốc, thường xuyên gây lũ.
C. Điều kiện tự nhiên không thuận lợi.
D. Ít tài nguyên khoáng sản và đất trồng.
B. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Hãy trình bày đặc điểm và phân tích ảnh hưởng của đặc điểm địa hình và đất đai đến phát triển kinh tế - xã hội Cộng hòa Nam Phi.
Câu 2 (2,0 điểm). Cho bảng số liệu:
Sản lượng một số sản phẩm nông nghiệp ở Trung Quốc,
giai đoạn 2005 – 2020
(Đơn vị: triệu tấn)
Năm Sản phẩm | 2005 | 2010 | 2020 |
Lạc | 14,3 | 15,7 | 18,0 |
Lúa gạo | 182,1 | 197,2 | 213,6 |
Lúa mì | 97,4 | 115,2 | 134,3 |
Thịt bò | 5,1 | 5,7 | 6,0 |
Thịt lớn | 46,6 | 51,7 | 42,1 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Trung Quốc, 2021)
- Tính tốc độ tăng trường một số sản phẩm nông nghiệp ở Trung Quốc giai đoạn 2005 – 2020 (lấy năm 2005 = 100%). - Tính tốc độ tăng trường một số sản phẩm nông nghiệp ở Trung Quốc giai đoạn 2005 – 2020 (lấy năm 2005 = 100%).
- Giải thích vì sao Trung Quốc có sản lượng lương thực tăng nhanh và luôn dẫn đầu thế giới. - Giải thích vì sao Trung Quốc có sản lượng lương thực tăng nhanh và luôn dẫn đầu thế giới.
Câu 3 (1,0 điểm). Có nhận định cho rằng: “Sự phát triển thần kì của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới đã để lại bài học kinh nghiệm thực tiễn cho Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay”. Em có đồng ý với nhận định đó không? Tại sao?
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….
TRƯỜNG THPT ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: ĐỊA LÍ 11 – CÁNH DIỀU
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
NHẬT BẢN | |||||||||||
Bài 23. Kinh tế Nhật Bản | 1 | 3 | 1 | 4 | 1 | 2,0 | |||||
Bài 24. Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại Nhật Bản | 2 | 2 | 0 | 0,5 | |||||||
CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC) | |||||||||||
Bài 25. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc | 1 | 3 | 4 | 0 | 1,0 | ||||||
Bài 26. Kinh tế Trung Quốc | 2 | 1 | 2 | 1 | 2,5 | ||||||
Bài 27. Thực hành: Tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế tại vùng duyên hải Trung Quốc | 1 | 1 | 0 | 0,25 | |||||||
Ô – XTRÂY – LI - A | |||||||||||
Bài 28. Thực hành: Tìm hiểu về kinh tế Ô – xtrây – li - a | 2 | 2 | 0 | 0,5 | |||||||
CỘNG HÒA NAM PHI | |||||||||||
Bài 29. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Cộng hòa Nam Phi | 1 | 1 | 2 | 3 | 1 | 2,75 | |||||
Bài 30. Kinh tế Cộng hòa Nam Phi | 2 | 2 | 0 | 0,5 | |||||||
Bài 31. Thực hành: Tìm hiểu về công nghiệp khai thác khoáng sản của Cộng hòa Nam Phi | |||||||||||
Tổng số câu TN/TL | 8 | 1 | 12 | 0 | 0 | 1 | 0 | 1 | 20 | 3 | 10,0 |
Điểm số | 2,0 | 2,0 | 3,0 | 0 | 0 | 2,0 | 0 | 1,0 | 5,0 | 5,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40% | 3,0 điểm 30% | 2,0 điểm 20% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10,0 điểm |
TRƯỜNG THPT ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: ĐỊA LÍ 11 – CÁNH DIỀU
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN
| TL | |||
NHẬT BẢN | ||||||
1. Kinh tế Nhật Bản | Nhận biết | Nhận biết ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản | 1 | C2 | ||
Thông hiểu | - Tìm hiểu nguyên nhân làm cho vùng biển quanh Nhật Bản có nhiều hải sản. - Tìm phát biểu không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1952 – 1973. - Tìm hiểu nguyên nhân khiến các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản thường tập trung ở ven biển. | 1 1 1 | C1 C7 C8 | |||
Vận dụng | ||||||
Vận dụng cao | Nêu ý kiến cá nhân (đồng ý/ không đồng ý). Giải thích. | 1 | C3 (TL) | |||
2. Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại Nhật Bản | Nhận biết | - Nhận biết ngành chiếm 99% trị giá xuất khẩu của Nhật Bản. - Nhận biết mặt hàng nhập khẩu chính của Nhật Bản. | 1 1 | C3 C4 | ||
Thông hiểu | ||||||
Vận dụng | ||||||
Vận dụng cao | ||||||
CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC) | ||||||
3. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc | Nhận biết | Nhận biết các đồng bằng miền Đông Trung Quốc theo thứ tự bắc xuống nam. | 1 | C11 | ||
Thông hiểu | - Tìm phát biểu không phải là đặc điểm địa hình và đất của miền Tây Trung Quốc. - Tìm ý thể hiện đặc điểm nổi bật về xã hội của Trung Quốc. - Tìm hiểu nguyên nhân miền Tây Trung Quốc dân cư thưa thớt. | 1 1 1 | C5 C10 C20 | |||
Vận dụng | ||||||
Vận dụng cao | ||||||
4. Kinh tế Trung Quốc | Nhận biết | |||||
Thông hiểu | - Tìm hiểu xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp của Trung Quốc hiện nay. - Tìm ý không đúng về đặc điểm nền công nghiệp của Trung Quốc. | 1 1 | C9 C12 | |||
Vận dụng | Đọc bảng số liệu và thực hiện nhiệm vụ | 1 | C2 (TL) | |||
Vận dụng cao | ||||||
5. Thực hành: Tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế tại vùng duyên hải Trung Quốc | Nhận biết | Nhận biết tỉnh/ thành phố có quy mô GDP lớn nhất vùng duyên hải Trung Quốc năm 2021. | 1 | C6 | ||
Thông hiểu | ||||||
Vận dụng | ||||||
Vận dụng cao | ||||||
Ô – XTRÂY – LI - A | ||||||
6. Thực hành: Tìm hiểu về kinh tế Ô – xtrây – li - a | Nhận biết | - Nhận biết cây lương thực chính của Ô – xtrây – li – a. - Nhận biết khu vực trung tâm của Ô – xtrây – li – a. | 1 1 | C17 C18 | ||
Thông hiểu | ||||||
Vận dụng | ||||||
Vận dụng cao | ||||||
CỘNG HÒA NAM PHI | ||||||
7. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Cộng hòa Nam Phi | Nhận biết | - Nêu đặc điểm, phân tích ảnh hưởng điều kiện đất đai đến sự phát triển kinh tế - xã hội Cộng hòa Nam Phi. - Nhận biết đới khí hậu mà Cộng hòa Nam Phi nằm chủ yếu. | 1 | 1 | C14 | C1 (TL) |
Thông hiểu | - Tìm ý không đúng khi nói về sông ngòi ở Cộng hòa Nam Phi. - Tìm ý không đúng khi nói về ý nghĩa khoáng sản của Cộng hòa Nam Phi. | 1 1 | C13 C15 | |||
Vận dụng | ||||||
Vận dụng cao | ||||||
8. Kinh tế Cộng hòa Nam Phi | Nhận biết | |||||
Thông hiểu | - Tìm hiểu sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Cộng hòa Nam Phi. - Tìm ý không đúng với đặc điểm của nền kinh tế Cộng hòa Nam Phi. | 1 1 | C16 C19 | |||
Vận dụng | ||||||
Vận dụng cao |